Tài liệu: Hầm chui đường sắt Seikan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các vùng biển là rào cản giữa các đảo riêng biệt trong cùng một nước biểu hiện sự bất tiện đặc trưng: Kyushu, Shikoko,
Hầm chui đường sắt Seikan

Nội dung

Hầm chui đường sắt Seikan

Thời điểm: 1964- 88

Địa điểm: Honshu đến Hokkaido, Nhật Bản

            Chúng ta đã thực hiện mơ ước của mọi người là nối liền Honsdu và Hokkaido bằng đường bộ.

Bộ trưởng giao thông Shintaro Ishihara phát biểu nhân lễ khánh thành hầm chui

đường sắt Seikan, 13/3/1988.

Các vùng biển là rào cản giữa các đảo riêng biệt trong cùng một nước biểu hiện sự bất tiện đặc trưng: Kyushu, Shikoko, Honshu (với thủ đô Tokyo) và Hokkaido. Trong thập niên 1930, có nhiều kế hoạch nối liền các đảo bằng loại xe lửa ''hình đạn'' cao tốc - khái niệm Shinkansen.

Muốn nối liền Hokkaido và Honshu băng qua eo biển Tsugaru, người ta phải xây hầm chui, mặc dù công việc này không phải dễ. Khoảng cách ở chỗ hẹp nhất giữa hai đảo này là 23 km (14 dặm), nhưng địa hình đồi núi của mỗi đảo, kết hợp với yêu cầu xe lửa phải chạy trên các độ dốc đáng kể, có nghĩa bất kỳ hầm chui nào cũng phải làm dài hơn - thực tế thường dài hơn gấp hai lần.

ü      Do chiều dài của hầm chui quá lớn, phòng tránh an toàn là điều vô cùng quan trọng. Đây là một trong hai hầm chui trong trường hợp khẩn cấp sơ tán hành khách khỏi xe lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Độ dốc tiếp cận của hầm chui Seikan ở tỷ lệ :85, với mức thoải hơn 1:330 ở phần dưới nước. Nhằm giảm thiểu vấn đề rò rỉ, hầm chui hoạt động dành cho xe lửa nằm thấp hơn đáy biển 100m (330ft), trong khi đáy biển lại thấp hơn mực nước biển 140m (460ft) ở điểm sâu nhất. Độ sâu này gấp hai lần độ sâu của Đường hầm qua eo biển Anh. Do đó, Seikan là hầm chui đường sắt sâu và dài nhất thế giới.

Địa chất và đào bầm chui

Khảo sát cho thấy điều kiện địa chất nói chung không thuận lợi. Công tác khảo sát tiến hành từ năm 1964 bao gồm việc đào các giếng nghiêng từ mỗi bên và khởi công làm hầm dẫn hướng nằm ở giữa. Hầm này vẫn chưa khoan cho đến đầu năm 1983, 19 năm tròn sau khi bắt đầu khởi công một phần dự án. Báo cáo cho thấy hầm chui lẽ ra phải khoan qua lớp đá hoa cương là một sai lầm nghiêm trọng. Lớp đá gồm nhiều thớ đầy nước phải hàn kín, hay ''phun vữa'', bằng cách phun bê tông cao áp, và gia cố hầm bằng thép ở nơi nào cần thiết. Máy khoan hầm không thể sử dụng trong trường hợp này, đào hầm chui chỉ tiến hành bằng thuốc nổ và máy khoan.

ü      Hầm chui Seikan giữa đảo Hokkaido và Honshu gồm hầm hoạt động chính, hầm dẫn hướng ban đầu và hầm phục vụ. Có nhiều đường liên kết giữa hai hầm để duy tu và thoát hiểm.

Thi công hầm bắt đầu vào năm 1972, người ta luôn dự kiến phải mất 7 năm mới hoàn tất thực tế phải mất gấp đôi. Các phay gãy không phát hiện được trong đá và nạn ngập lụt kéo dài chỉ là trở ngại ban đầu. Bốn sự cố lụt lớn diễn ra, mỗi lần ngập lụt làm chậm thi công. Lụi còn làm cho đất cát lắng xuống trong hầm, phải được dọn sạch. Bơm kéo dài, liên tục, ngay từ khi khởi công, để giữ cho hầm luôn khô ráo.

Hầm hoạt động chính dành cho xe lửa xây dựng  cho đường ray đôi - cả Shinkansen và đường hẹp - trong một lỗ khoan đơn đường kính 11.3m (37ft). Ngoài ra, trong phần nằm dưới nước cũng có hầm dẫn hướng ban đầu, để đặt hai trạm bơm, và một hầm phục vụ. Xây dựng một loạt các lối đi giữa hầm hoạt động và hầm phục vụ để làm lối thoát hiểm và cứu nạn.

Biện pháp an toàn

Hai ''nhà ga'' hầm chui cũng được xây dựng để sơ tán hành khách ra khỏi xe lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hay trong những tình huống khẩn cấp khác. Hầm hoạt động ở những điểm này được trang bị các hệ thống phun chống cháy. Trong trường hợp như thế, hành khách sẽ được đưa sang hầm phục vụ, lúc đó đến các điểm trú ẩn tránh lửa, rồi bít các nút không khí, đặt ở phần đáy của giếng nghiêng sử dụng trong thi công. Hiện nay những giếng này là nơi nhận luồng thông không khí cưỡng chế, cũng như là lối đi để bảo dưỡng, thoát hiểm và cứu hộ, được gối lên các giếng thẳng đứng, dùng để rút không khí xả (hay khói) ra khỏi hầm chui, Hệ thống dò nhiệt giúp xe lửa phòng chống cháy nổ, toàn bộ hoạt động dưới hầm chui được một trung tâm kiểm soát ở Hakodate giám sát.

Đào hầm hoàn tất trong năm 1985, nhưng phải mất thêm ba năm để trang bị và hoàn tất các đường nối trước khi khánh thành vào ngày 13/3/1988. Mặc dù thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn của Shinkansen, các tuyến nối cần thiết lại không thi công, và chỉ đặt một đường hẹp. Đi lại bằng đường hàng không giữa hai đảo cũng chiếm một phần hành khách đi qua hầm chui, nhưng không làm giảm thành tựu thi công hầm chui Seikan.

Số liệu thực tế

Tổng chiều dài: 53,85 km

Chiều dài dưới nước: 23,3 km

Độ sâu tối đa bên dưới mực nước biển: 240m

Đường kính của hầm chính: 113m

Chi phí: 7 tỷ $

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4228-02-633713486110156250/Cau-duong-sat-va-duong-ham/Ham-chui-duong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận