Tài liệu: Ý nghĩa các tảng cự thạch

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sự trầm ngâm của Đức Cha Grover khéo diễn đạt sức hấp dẫn của các tảng cự thạch trong hàng thế kỷ: những nơi gây ấn tượng và kỳ diệu, nhưng vẫn kỳ lạ và bí ẩn trong khoảng trống hiểu biết của chúng ta về chúng.
Ý nghĩa các tảng cự thạch

Nội dung

Ý nghĩa các tảng cự thạch

Thời điểm: k. 5000 tr. CN trở đi

Địa điểm: châu Âu

Thưa ngài, hầu như tôi không hiểu nổi liệu hầu hết mọi người phải thán phục sự hùng vĩ và cách dựng các tàn tích mênh mông này hay không, hay là sự kỳ lạ vê số phận của chúng đang được tìm thấy ở đây mà không có một niên đại hay truyền thuyết đơn độc nào nói vê cấu trúc hay cách sử dụng ban đầu.

REVD GROVER, 1847

Sự trầm ngâm của Đức Cha Grover khéo diễn đạt sức hấp dẫn của các tảng cự thạch trong hàng thế kỷ: những nơi gây ấn tượng và kỳ diệu, nhưng vẫn kỳ lạ và bí ẩn trong khoảng trống hiểu biết của chúng ta về chúng. “Megalith”, trong tiếng Hy Lạp, mega nghĩa là “lớn”, còn lith nghĩa là “đá”, một cấu trúc cự thạch là một cấu trúc xây dựng bằng các tảng đá lớn, như Stonehenge chẳng hạn. Vì thế cự thạch có thể sử dụng cho các công trình ở mọi vùng vào mọi thời điểm. Những vùng đặc biệt quan tâm như Đồi Khasia ở Ấn Độ, nơi đây cự thạch được sử dụng cho đến các thế kỷ gần đây hay ở Ethiopia và Madagascar - vì thế gần đây vẫn còn một số hiểu biết của thời hiện đại về chúng. Một người Madagascar thuộc dân tộc Malagasy bản địa hiểu biết về cự thạch gần đây tham quan Stonehenge đã giải thích thật lưu loát về mục đích trong đó điểm quan trọng là các tảng đá tượng trưng cho tổ tiên - một giải thích đương đại có thể đúng hay tương tự với ý nghĩ của người xưa.

Trong công trình, cự thạch sử dụng như các tấm ván khổng lồ hay xà gỗ, chứ không phải là đá dùng trong công trình nề. (Cũng có một loại công trình nề đồ sộ khác, gọi là “cyclopean” (của người khổng lồ một mắt), sử dụng các tảng đá lớn nhưng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật công trình nề hiện đại). Chúng ta cũng có chứng cứ gián tiếp và rất thường xuyên là công trình gỗ còn sót lại, cho thấy gỗ sử dụng cùng với đá trong cùng loại kỹ thuật. Ở một số địa điểm thuộc nước Anh, cấu trúc gỗ được thay bằng cấu trúc đá, những nét tương đồng trong các hình thức khác cũng cho thấy có các lớp cự thạch và gỗ-đá bằng nhau, mỗi lớp đều biến dạng phù hợp với vật liệu xây dựng.

Ở Carnac, miền nam Brittany, cự thạch xếp thành nhiều dãy thẳng hàng.

Cự thạch này sừng sững trong khu đất nhà thờ làng ở Rudston, Yorkshire, Anh. Hiện nay là nơi thiêng liêng của tín đồ Cơ Đốc. Chúng ta có thể phỏng đoán đây cũng là nơi đặc biệt hay thiêng liêng trong thời kỳ tiền sử.

Cự thạch của Châu Âu cổ đại

Cự thạch nổi tiếng nhất trong thời tiền sử là cự thạch ở Châu Âu cổ đại. Có những tảng đá đứng riêng lẻ, một số có chiều cao đáng kể: cự thạch Rudston, lớn nhất ở Anh, cao 7,8 m (25½ ft). Đá lớn, dài dựng thẳng đứng Brisé (“The great broken menhir”), lớn nhất ở Pháp, nặng khoảng 280 tấn, ngày nay vở thành bốn đoạn nằm dưới đất, có lẽ khi xưa cao 20 m (65½ ft) - nếu dựng đứng thành công. Cũng còn nhiều tảng đá còn đứng vững xếp thành hàng hai hàng ba, hoặc theo các hàng song song nhau. Ở Ménec, nằm trên bờ biển phía nam Brittany, 11 hàng kéo dài 1100 m (3610 ft) gồm 1099 cự thạch granite.

Vòng tròn đá

Nhất là quần đảo Anh có các vòng tròn đá, nơi đây các tảng đá đặt thành các vòng tròn rất khéo, có hình bầu dục hay hình trứng. Stonehenge là minh hợp nổi tiếng nhất. Avebury, lớn nhất trong số các vòng tròn đá ở Anh, với hơn 100 tảng đá xếp thành một vòng tròn có đường kính hơn 400 m (1300 ft), từ đây xếp thành một Đại lộ dài có đá hai bên. Năm 1999, người ta chứng minh hai tảng đá biệt lập là mảnh vỡ lấy từ một Đại lộ dài khác. Nghiên cứu chi tiết, các vòng tròn cho thấy có sự cân đối về hình học xếp theo sơ đồ, kích thước của chúng thường là các bội số của một đơn vị đo chiều dài, “sải cự thạch” hay “yard cự thạch”, nhưng chúng ta không chắc liệu hình học hay đơn vị có phải do những người xây dựng nghĩ ra không. Chúng ta tự nghĩ ra để nghiên cứu tính chính xác thời cổ đại. Một số vòng tròn ở Scotland với sự hỗn hợp các tảng đá cao, thấp có vẻ cho thấy rõ mối quan hệ với vị trí của mặt trăng trên đường chân trời vào các giai đoạn khi mặt trăng cá biệt nằm thấp trên bầu trời. Có thể nhận thấy sự xếp thẳng hàng ở các địa điểm có liên quan đến sự chuyển động của mặt trời, các thiên thể lớn khác.

Phòng xây bằng cự thạch

Loại cự thạch khác thường thấy ở Châu Âu là dùng trong công trình xây dựng nhiều hơn: cự thạch dựng thẳng đứng để làm gối đỡ các tảng đá khổng lồ lợp mái. Cùng với mái, cự thạch tạo thành một căn phòng dài hình chữ nhật hay một phòng có lối đi hẹp. Cấu trúc này thường nằm dưới một ụ đá hình tháp hay một gò đất, phần nhiều hiện nay không có giá đỡ mà chúng ta cho rằng khi xưa nằm bên dưới gò đất.

Suy nghĩ thời cận đại cho rằng những người khổng lồ đã dựng cự thạch. Một bức họa của họa sĩ Hà Lan thế kỷ 17 vẽ một trong số các công trình bằng cự thạch (tiếng Hà Lan cổ gọi là hunebedden) ở xứ này.

Một số tảng đá, nổi tiếng nhất là Newgrange và Knowth ở đông Ireland, với thiết kế hình học “nghệ thuật cự thạch” công phu. Newgrange được xếp thẳng hàng đến mức phòng của công trình này được ánh sáng của mặt trời mọc rọi trực tiếp vào ngày đông chí, cũng như Stonehenge xếp thẳng hàng hướng về ánh sáng mặt trời mọc hay ngày hạ chí. Knowth, lớn nhất trong các địa điểm cự thạch a Ireland, có hai phòng riêng biệt với hành lang, tựa lưng bên dưới một gò đất lớn hình tròn, có các tảng đá trang trí bên trong hành lang và trên bờ đường đánh dấu rìa của gò đất. Toàn bộ các gò đất vệ tinh nhỏ hơn có các phòng cự thạch với kích thước thường thấy hơn bao quanh tảng cự thạch khổng lồ này.

Một yếu tố khác thường trong các cấu trúc cự thạch khổng lồ thuộc thung lũng Boyne, ở đông Ire-land, là một nghệ thuật: hình ảnh khó hiểu khắc vào bề mặt đá, như hình ảnh này ở Knowth.

Một loại phòng cự thạch Châu Âu có hình dạng hình chữ nhật dài, “phần mộ hành lang”. Phòng này có lẽ lúc đầu bị một gò đất che phủ nằm ở Mougou Vihan, Finistere, Pháp.

Theo truyện dân gian, các phòng cự thạch này thường được kết hợp với những người khổng lồ: có cả “Phần mộ của người khổng lồ” lẫn “Gánh của người khổng lồ” ở Ireland, và loại phổ biến ở Sardinia là “tomba di giganti”, “mộ của người khổng lồ”, từ Hà Lan cổ để gọi loại hình Netherland này là “hunebed”, “giường của Hun”, thường dùng để mai táng, vì thế người ta thường gọi “phòng mộ”. Tuy nhiên, đôi lúc trong phòng mộ không có hài cốt hay cấu trúc cự thạch và gò đất thật đồ sộ liên quan với số lượng mai táng người bên trong. Đối với hài cốt có một điều kỳ lạ, thường được phân loại thành nhiều loại xương khác nhau - sọ để riêng, xương dài hay xương động vật để riêng. Phòng mộ lớn nhất ở Bagneux, tây bắc Pháp, hiện nay là sân trong của quán café địa phương, dài 20 m (65½ ft) x rộng 7 m (23 ft), cao đúng 3 m (10 ft), thích hợp làm đại sảnh đãi tiệc. Như nhiều nơi khác, phòng mộ này được phát hiện từ lâu, nhưng chúng ta không biết người ta đã tìm thấy gì bên trong.

Nơi nào đá có hình dạng dễ tách thành phiến dài và hẹp thì nơi đó các tảng cự thạch có thể cao, dài khác thường như số cự thạch ở Callanish trên đảo Lewis, Scotland.

Trong nền văn hóa của riêng chúng ta, nhà thờ thường có phần đất thánh chôn cất – nhưng mục đích chính không phải là huyệt mộ. Phần đất này đánh dấu tiêu điểm của cộng đồng với lãnh thổ xác định, giáo xứ. Ở một số vùng, nơi chúng ta cho rằng hầu hết hay tất cả các “ngôi mộ” cự thạch còn sót lại, thì chúng được phân biệt rõ ràng với vùng có thể là thôn xóm hay quần xã nông nghiệp và đánh dấu bằng một cự thạch.

Ý nghĩa tiềm ẩn

Hầu hết cự thạch ở Châu Âu đều có niên đại vào Thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ của số nông dân đầu tiên, cách đây khoảng 5000 năm tr. CN trở về trước. Hình dạng dài của các căn phòng khiến ta liên tưởng đến các hình dạng dài của các ngôi nhà gỗ của số nông dân thuộc thế hệ thứ nhất ở Trung Âu. Phần lớn các “công trình nghi thức” này giống như các tảng cự thạch đều có hình dạng kỳ lạ và mục đích khó hiểu: tường bao quanh hình tròn với nhiều hào không có vẻ là công trình phòng thủ hay căn cứ quân sự, các đôi hào kéo dài hàng mấy km xuất hiện rải rác trên một cảnh quan, bố trí các cột cưa từ gỗ sồi. Nếu chúng ta xét theo nghĩa hiện đại, quan điểm của phương Tây, thì người ta có thể hình dung số nông dân đã phá hoang rừng thành đồng ruộng, định cư ở một nơi thay vì phải thường xuyên di chuyển như những người săn bắn-hái lượm đã làm. Dần dần họ có các khoản “dành dụm” trong Thời kỳ đồ đá mới, dùng nhiều thời gian rỗi rãi để tập trung vào việc xây dựng các tảng cự thạch. Nhưng một số cự thạch có niên đại trước Thời kỳ đồ đá mới: số này không phải là vật xa xỉ tùy chọn, được bổ sung vào sau những năm tháng vất vả ban đầu lúc họ có đủ điều kiện. Một mục đích chức năng của việc mai táng không phải là toàn bộ câu truyện.

“Mộ” cự thạch cũng ngụ ý thi thể không nên ''sử dụng tùy ý'' - một đạo bị vứt bỏ và sau cùng mới mai táng. Có chứng cứ rõ ràng về nghi thức hai giai đoạn: trước tiên đem phơi thi thể ngoài nắng, có thể trên giàn gỗ, như ở Úc trong thời gian gần đây, sau đó phần còn lại và các xương lớn - vì các xương tay chân nhỏ hơn đã bị rữa cùng với thịt - đặt vào trong phòng cự thạch. Phần còn lại được sử dụng chủ động, ít nhất xương từ các ''lần mai táng'' lâu đời hơn được đẩy sang một bên trong khi phần xương của thi thể mới sẽ đặt vào đúng chỗ ấy. Ngày nay chúng ta biết các quần xã Thời kỳ đồ đá mới quan tâm nhiều đến quá khứ của riêng mình - xã hội trong đó người chết có cuộc sống tích cực, trong đó tổ tiên là tâm điểm để nhận biết xã hội. Nếu các phòng cự thạch là ngôi mộ thì chúng cũng mang ý nghĩa “mộ của người sống”.

Trong số những nơi cổ xưa khó hiểu và quyến rũ nhất, cự thạch khiến cho người đương đại rất thích thú. Ở các địa điểm như Tây Kennet, một ''phòng mộ'' gần các vòng tròn lớn và đại lộ Avebury, một ngày kia người ta thấy có nhang đốt, hoa cúng và bánh mì. Đây là suy nghĩ của thời hiện đại - họ xem các nơi này là thiêng liêng nơi các thế lực tự nhiên của trái đất thích hợp cho sự bày tỏ lòng tôn kính con người. Đối với các nhà khảo cổ, những quan điểm mới này không có vẻ thu hút hay diễn đạt những đặc trưng của ý nghĩa thời cổ đại như chúng ta suy luận, nhưng suy nghĩ đúng và thích hợp là chính những địa điểm cổ xưa này là những nơi tích cực một thời dùng để làm nơi diễn đạt suy nghĩ trước xã hội.

Avebury lớn nhất trong những vòng đá ở Anh, có một cấu trúc phức hợp, bị nhiều người can thiệp trong thời Trung cổ. Phần lớn các tảng đá này hiện nay đứng thành vòng tròn quanh bờ rìa, được các nhà khảo cổ trong thế kỷ 20 khôi phục từ các hố mai táng.


 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766092591250000/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Y-nghia-cac-tang-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận