Tài liệu: Người Ấn – Âu từ đâu đến?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Điểm tương đồng giữa các từ này được giải thích bằng việc tìm thấy tất cả chúng từ một ngôn ngữ tổ tiên chung (cũng như tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Ý có nguồn gốc từ tiếng Latin muộn) còn gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu chính.
Người Ấn – Âu từ đâu đến?

Nội dung

Người Ấn – Âu từ đâu đến?

Thời điểm: k. 7000 – 3000 tr. CN

Địa điểm: Ấn Âu

Lúc trước có đôi lúc tôi dùng thời gian rỗi rãi của mình để suy gẫm mối quan hệ thật ấn tượng của các ngôn ngữ Châu Âu, và chứng cứ tìm thấy qua từng ngày đều mới lạ, vô cùng thích thú trong cuốc theo đuổi này, tôi cứ vô tình bị lôi kéo vào nỗ lực tìm hiểu chúng tận nguồn gốc.

JAMES PARSONS, 1767

Mặc dù Châu Âu và Tây Á đã chứng kiến nhiều nền văn hóa và dân tộc, nhưng hầu hết người Châu Âu và một bộ phận đáng kể ở Tây và Nam Á đều nói các ngôn ngữ có liên quan nhau thuộc một họ ngôn ngữ độc nhất bắt đầu phát triển khắp Âu Á vào khoảng Thời kỳ đồ đá mới và đầu Thời kỳ đồ đồng. Chúng ta cũng có ấn tượng về chuỗi liên tục ngôn ngữ này nếu chọn ra một vài từ, và theo chúng từ Ireland ở phía tây đến những người Tocharia sống trong các thị trấn ốc đảo dọc Con đường tơ lụa ở miền tây Trung Quốc.

Điểm tương đồng giữa các từ này được giải thích bằng việc tìm thấy tất cả chúng từ một ngôn ngữ tổ tiên chung (cũng như tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Ý có nguồn gốc từ tiếng Latin muộn) còn gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu chính. Ngôn ngữ Ấn-Âu chính được người ta nói khi nào và ở đâu trong hai thế kỷ qua vẫn là câu hỏi thử tài giới học giả. Sự tương quan giữa các mục từ trong các ngôn ngữ Ấn-Âu khác nhau đang hỗ trợ các nhà ngôn ngữ tái tạo hình dạng chung và ít ra một số nội dung thuộc ngôn ngữ Ấn-Âu chính. Sự tái tạo này khám phá tên thực vật (cây bulô, sồi, liễu, tần bì, v.v...), động vật hoang dã (gấu, cáo, nai sừng tấm, linh miêu, nai, v.v...) và quan trọng hơn, một loạt các động vật thuần chủng (ngựa, cừu, dê, lợn), công nghệ (chậu, lưỡi hái, lưỡi cày) kết hợp với việc trồng trọt (lúa thóc, đá mài) và xe (bánh xe, xe bò, ách). Tất cả những từ này cho thấy ngôn ngữ chính không hề biến mất cho đến khi những người sử dụng chúng chia sẻ ít nhất một số từ vựng chung trong Thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ xuất hiện những cải tiến này.

Nhiều người cố sử dụng chứng cứ ngôn ngữ chính, nhất là tái tạo từ dùng để chỉ môi trường, để xác định ngôn ngữ này được nói ở đâu.

Tấm plaque mạ bạc của người Thracia, tìm thấy ờ Letnitsa, thể hiện một “cuộc hôn nhân thần thánh” có niên đại 400-350 tr CN.

Biểu đồ bên phải So sánh ba từ băng qua Châu Âu, từ Ireland ở phía tây đến những người Tocharia ở miền tây Trung cuốc. Nét tương đồng có thể giải thích bằng một ngôn ngữ tổ tiên chung.

Phân bố các nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu chính

Thật không may, dường như có một quy tắc chung cho rằng ý nghĩa của từ tái tạo mang tính phỏng đoán hay dễ phân biệt hơn, cấu trúc của chúng ít bảo đảm và vì thế chỉ riêng cách sử dụng từ để định vị các ngôn ngữ Ấn-Âu lâu đời nhất không bao giờ mang lại kết quả thuyết phục.

Tại sao chúng ta cần tìm kiếm ngôn ngữ Ấn-Âu chính trong một địa điểm giới hạn? Vấn đề ở đây mang tính kinh nghiệm và lý thuyết. Muốn bắt đầu, chúng ta biết rằng không có ngôn ngữ không phải Ấn-Âu được sử dụng ở một số vùng ven Châu Âu, như tiếng Iberia ở Tây Ban Nha, Estruca ở Ý, Hattic ở Anatolia. Chúng ta cũng biết rằng một số ngôn ngữ Ấn-Âu phát triển hầu khắp số dân cư sử dụng không phải ngôn ngữ Ấn-Âu, như người Iran mô phỏng tiếng Elamite ở miền nam Iran, người Ấn-Aryan phải phát triển ngôn ngữ của họ những người nói tiếng Dravidia và Munda lâu đời hơn..Ngoài ra, một ngôn ngữ không phải ngôn ngữ Ấn-Âu đã và đang tồn tại ở Châu Âu - tiếng Basque, được sử dụng ở miền bắc Tây Ban Nha và miền nam Pháp.

Vấn đề lý thuyết chú ý toàn bộ tính chất thay đổi ngôn ngữ. Muốn xác định các ngôn ngữ Ấn-Âu từ Đại Tây Dương đến miền tây Trung Quốc từ thời kỳ xa xưa nhất phần lớn vượt quá khuôn khổ khu vực mà bất cứ ngôn ngữ riêng lẻ nào cũng có thể được duy trì trong thời tiền sử. Ngôn ngữ luôn phát triển (mặc dù không ở mức độ liên tiếp) và không thể hình dung việc những người sử dụng một ngôn ngữ riêng lẻ, phát triển rộng khắp qua vùng đất vài ngàn km lại có thể duy trì các thay đổi ngôn ngữ như nhau trong hàng ngàn năm.

Mô hình quê hương

Địa điểm giả định về quê hương của ngôn ngữ Ấn-Âu (hay tiếng Đức gọi là Urheimat) đã trải rộng từ Bắc đến Nam cực, từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Về cơ bản, có ba loại mô hình nguồn gốc ngôn ngữ Ấn-Âu hiện đang thảo luận. Mô hình thứ nhất cho rằng ngôn ngữ Ấn-Âu chính có thể tìm thấy trước Thời kỳ đồ đá mới, trong Thời kỳ đồ đá cũ hay giữa, trong sự bành trướng rộng khắp Âu Á. Bằng cách đẩy nguồn gốc lùi về lâu hơn và trên một diện tích rộng như thế- chiếm gần hết Châu Âu - mô hình này thay đổi nhu cầu của giới khảo cổ sau này, những cuộc di cư qua khoảng cách dài để giải thích sự phân bố các ngôn ngữ Ấn-Âu. Đây là mô hình ít được chấp nhận nhất vì không giải thích vốn từ vựng Thời kỳ đồ đá mới, và thật ra vào Thời kỳ đồ đá mới được chia sẻ, điều mà chúng ta nhận thấy trong ngôn ngữ chính được tái tạo.

Mô hình thứ hai đề xướng sự bành trướng của ngôn ngữ Ấn-Âu với sự phát triển nông nghiệp, một mô hình đã được dành cho các họ ngôn ngữ Ấn-Âu, có nghĩa là các ngôn ngữ Ấn-Âu phát triển cùng với một nền kinh tế mới, hiệu quả hơn và số nông dân nói ngôn ngữ Ấn-Âu mới dần dần lấp kín Châu Âu để thay cho số cư dân săn bắn-hái lượm ban đầu. Một số lập luận sự bành trướng hoàn toàn theo hình bán khuyên, trong khi số khác cho rằng vùng ngoại vi Châu Âu không chứng kiến dòng chảy của số nông dân mới mà đúng ra là phải trải qua sự thay đổi ngôn ngữ tất cả các mô hình này dành cho những người Ấn-Âu lâu đời nhất ở Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại) vào khoảng thiên niên kỷ 7 tr CN, và lập luận về sự bành trướng của họ vào Hy Lạp và bán đảo Balkan, sau đó dần dần đi về phía tây đến Đại Tây Dương.

Chôn xe ngựa trong Thời kỳ đồ đồng ở Sintasha, nam dãy Urals, thường cho là chứng cứ của những sự bành trướng Ấn-Âu ban đầu.

Cũng như đối với nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu chính ở Châu Á, người ta nói chung ủng hộ giả thuyết thứ ba. Mô hình thứ ba này đòi hỏi phải có sự thay đổi ngôn ngữ quan trọng trong số hầu hết cư dân Thời kỳ đồ đồng ở Châu Âu và Tây Á. Nói chung giả thuyết đặt những người Ấn-Âu lâu đời nhất trong thảo nguyên và thảo nguyên-rừng phía bắc các biển Đen và Caspian, lập luận rằng những sự bành trướng Ấn-Âu lâu đời nhất được số cư dân bán du mục hay ít nhất mang tính lưu động cao thực hiện. Số cư dân này có xe di chuyển và ngựa thuần chủng. Điển hình họ thường chôn người chết bên dưới gò đất, kurgan của Nga, từ này thường dùng để gọi giả thuyết Kurgan. Giả thuyết này cũng lập luận rằng từ thiên niên kỷ thứ 5 đến thiên niên kỷ thứ 3 tr. CN, cư dân lưu động bắt đầu rời khỏi thảo nguyên để đến đông nam và trung Âu dần dần đồng hóa cư dân địa phương bằng ngôn ngữ Ấn-Âu của chính họ.

Mô hình này không phụ thuộc quá nhiều vào sự di chuyển cư dân như một sự thay đổi xã hội - các ngôn ngữ Ấn-Âu phát triển bởi lẽ tính chất của các thể chế xã hội Ấn-Âu ban đầu mang tính gây hấn và thu hút hơn những xã hội trước kia phát hiện ở Châu Âu. Đối với những người Ấn-Âu ở Châu Á, mô hình Kurgan cho rằng vào khoảng năm 2000 tr. CN, giới quý tộc đi xe ngựa phát triển ở vùng Volga- Ural, sau đó băng về phía đông và nam vượt qua Trung Á để hình thành tầng lớp ưu tú Thời kỳ đồ đồng ở Ấn Độ và Iran rộng lớn hơn.

Mặc dù không có một mô hình nào được chấp nhận hoàn toàn khi giải thích nguồn gốc và sự bành trướng Ấn-Âu, bản thân vấn đề cứ luôn tiếp tục khơi dậy sự quan tâm của giới học giả phải nghiên cứu ngôn ngữ, một trong những yếu tố bản chất nhất trong văn hóa con người, có thể lần theo dấu vết ra sao trong ghi chép khảo cổ.

1. Một số giả thuyết về quê hương của một ngôn ngữ Ấn-Âu trong Thời kỳ đồ đá cũ hay Thời kỳ đồ đá giữa bao quát một vùng rộng lớn ở Châu Âu. 2. Mô hình Anatolia kết hợp sự bành trướng của các ngôn ngữ Ấn-Âu cùng với sự phát triển nông nghiệp từ Cận Đông sang Châu Âu. 3. Mô hình Kurgan nhận thấy sự bành trướng của các ngôn ngữ Ấn-Âu từ vùng thảo nguyên Châu Âu vào cuối Thời kỳ đồ đá mới.

Phiên bản chi tiết nhất về mô hình Kurgan hình dung ba đợt bành trướng Ấn-Âu trên khắp Châu Âu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766094469375000/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Nguoi-An--Au-tu-dau...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận