Tài liệu: Xứ Punt nằm ở đâu?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong ít nhất 1300 năm - từ thời vua Sahure (k. 2450 tr. CN) trị vì cho đến thời vua Ramesses III (k. 1170 tr. CN) - người Ai Cập cổ đại theo định kỳ phái các đoàn thương mại đến một vùng mà họ gọi là xứ Punt.
Xứ Punt nằm ở đâu?

Nội dung

Xứ Punt nằm ở đâu?

Thời điểm: k. 2450 - 1170 tr. CN

Địa điểm: Somalia/Sudan/Ethiopia

Quay mặt về phía mặt trời mọc tôi sẽ tạo cho các bạn một ngạc nhiên, tôi đã đưa các bạn đến xứ Punt, với tất cả hương hoa trên đất nước họ, cầu nguyện các bạn an bình và hít thờ không khí trong lành.

BIA ĐÁ TRONG ĐỀN MAI TÁNG AMENHOTEP III

Trong ít nhất 1300 năm - từ thời vua Sahure (k. 2450 tr. CN) trị vì cho đến thời vua Ramesses III (k. 1170 tr. CN) - người Ai Cập cổ đại theo định kỳ phái các đoàn thương mại đến một vùng mà họ gọi là xứ Punt. Mặc dù biết rõ xứ Punt là một địa điểm nằm đâu đó ở miền nam Ai Cập, nhưng giới học giả hiện đại từ lâu tranh luận về vị trí chính xác và các phái đoàn thương mại Ai Cập đi bằng đường biển hay đường bộ cụ thể nào.

Chứng cứ của chúng ta về đặc điểm vùng đất Punt và cư dân và sự phối hợp thông tin bằng văn bản và hình ảnh. Cảnh vẽ và các câu đề khắc cho biết thương buôn được cử đến đó để thu mua các sản phẩm từ nước ngoài như vàng, nhựa thông thơm, khỉ và khỉ đầu chó. Nhiều cảnh vẽ trong một số đền và lăng mộ thời Tân vương quốc mô tả cư dân xứ Punt như một dân tộc có màu da hơi đỏ đậm và nét mặt đẹp, được thể hiện qua mái tóc dài trong các tranh lâu đời hơn, nhưng từ cuối vương triều thứ 18 trở đi, họ được mô tả với kiểu tóc cắt cao hơn.

Vị trí của xứ Punt một thời được đồng nhất với vùng Somalia ngày nay, nhưng lập luận thuyết phục hiện nay cho rằng xứ Punt này nằm ở miền nam Sudan hay vùng Eritrean của Ethio-pia, nơi đây có nhiều loại động, thực vật địa phương gần giống như động, thực vật mô tả trong các tác phẩm chạm nổi và tranh vẽ hay được mô tả trong tư liệu thành văn.

Cảnh xứ Punt của Hoàng hậu Hatshepsut

Một bộ các cảnh vẽ đặc biệt công phu trong ngôi đền thờ Hoàng hậu Hatshepsut ở Deir el-Bahri có lẽ được vẽ để tưởng nhớ việc tiếp tục mối quan hệ buôn bán với xứ Punt sau một thời gian dài gián đoạn.

Cảnh vẽ cũng bao gồm mô tả những nơi định cư của người Punt dễ nhận thấy, với các căn nhà sàn hình nón làm bằng sậy, có cầu thang bước lên. Trong số hệ thực vật trồng xung quanh theo mô tả ở Deir el-bahri gồm cây cọ và cây có chất nhựa thơm thơm. Người ta lấy nhựa thơm bằng cách chặt mạnh vào thân cây.

Vua xứ Punt (có bộ râu dài và trang phục kỳ lạ để phân biệt với vua Ai Cập) đứng nổi bật ở nơi định cư để đón tiếp nhóm thương buôn Ai Cập. Tên của nhà vua là Parahu, và ngụ ý rằng ông ta là người lãnh đạo duy nhất của người Punt. Tuy nhiên, phần lớn các văn khắc khác ngụ ý rằng người Ai Cập đã chạm trán với nhiều nhóm khác ở xứ Punt, mỗi nhóm đều có lãnh đạo riêng, cũng tương tự như các dân tộc ở Nubia Hạ và Thượng chia thành nhiều bộ tộc có tên gọi khác nhau. Có thể Parahu là lãnh đạo của một liên minh lỏng lẻo gồm các tù trưởng hay đại diện của một nhóm ven biển có vai trò trung gian hòa giải giữa người Ai Cập và nhiều vùng ở sâu trong đất liền thuộc xứ Punt.

Cảnh chạm nổi trong đền thờ Hatshepsut ở Deir el-bahri thể hiện hình Parahu, nhà vua xứ Punt và hoàng hậu Ati (trái), lừa có yên để chở hoàng hậu (phải). Việc cưỡi lừa hay ngựa vẫn là điều khá xa lạ đối với người Ai Cập trong thời kỳ này.

Một ngôi làng của người Dinka ngày nay ở Sudan, toàn là nhà sàn, rất giống với nhà của người Punt theo mô tả trên các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ Hoàng hậu Hatshepsut ở Deir el-bahri (ảnh dưới trang 164).

Cảnh trong tác phẩm chạm nổi trong đền thờ Hatshepsut ở Deir el-bahri vẽ một ngôi làng người Punt, nhiều nhà sàn. Cá mô tả là cá ở Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Binh sĩ của Hoàng hậu Hatshepsut từ xứ Punt mang về nhiều cây có chất thơm, và số cây này có thể được trồng ở Deir el-bahri, vì phát hiện có nhiều hố trồng cây ở đây.

Đến xứ Punt bằng đường bộ hay đường biển?

Người ta thường cho rằng các đoàn thương mại đi từ dông Thebes đến xứ Punt qua hai chặng: chặng thứ nhất đi bộ băng qua Sa mạc phía đông, kế đến dùng thuyền xuôi theo bờ biển Đỏ (có lẽ xuống thuyền ở các cảng Quseir hay Mersa Gawasis). Mặc dù hình ảnh ở Deir ei-bahri khẳng định có ít nhất một đoàn quan trọng đến xứ Punt đến rồi đi bằng thuyền băng qua Biển Đỏ (cá đang vây quanh đoàn thuyền của Hatshepsut là cá biển chứ không phải cá sông), có thể một số quan hệ cũng bằng đường thủy căng buồm về phía nam đến sông Nile đến thác thứ 4, sau đó hoặc buôn bán với người Punt ở vùng lân cận pháo đài Kurgus hoặc bằng đường bộ đến thẳng xứ Punt (hoặc có lẽ đến một trong những vùng nằm giữa xứ Punt và Nubia hiện nay).

Bản đồ thể hiện ba vị trí giả định của xứ Punt. Tận cùng về phía nam (Soma-lia) ngày nay được xem là không phải, mọi người nhất trí xứ Punt nằm đều đó giữa Eritrea và Sudan.

Lập luận tuyến đường bộ và sông Nile phối hợp, trái với tuyến đường qua Biển Đỏ, do một nhà Ai Cập học người Mỹ tên Louise Brad-bury đề xuất. Bà nêu rõ cảnh vẽ trong băng mộ Min, phụ trách ngân khố trong thời gian Thut-mose III và Amenhotep II trị vì, thuộc vương triều thứ 18, cho thấy viên quan này đang giám sát việc thương thảo buôn bán với người xứ Punt, rõ ràng họ đến bằng bè phẳng thích hợp trong việc vận chuyển bằng đường sông hơn là sóng gió của Biển Đỏ. Bà cũng lập luận rằng việc không có các câu đề khắc trong Thời Tân vương quốc ở phần phía đông của Wadi Hammamat chắc hẳn tuyến đường bộ/biển Đỏ này ít sử dụng hơn trong thời điểm này, trong khi phần lớn hình vẽ, chữ khắc ở Kurgus trong vương triều thứ 18 cho thấy địa điểm này hoạt động như một khu chợ nhộn nhịp dành cho các thương buôn xứ Punt và Ai Cập.

Thậm chí sau khi xứ Punt đã được xác lập vững chắc như một đối tác thương mại, xứ Punt vẫn tiếp tục được xem là một loại Shangri-La xa xôi. Trong câu truyện Thủy thủ đắm tàu trong Thời kỳ Trung vương quốc tên của vị anh hùng đọ sức với con rắn ma thuật tạo ra chất nhựa thơm và mô tả vị anh hùng như vua xứ Punt. Tuy nhiên, sau khi Tân vương quốc chấm dứt (k. 1070 tr. CN), xứ Punt hiếm khi được nhắc đến trong sử sách Ai Cập. Tài liệu tham khảo còn sót lại cuối cùng về khu vực này nằm trong bia đá vỡ vụn của vương triều thứ 26 (k. 600 tr. CN), và ngay cả trong bia sự nhấn mạnh đã thay đổi từ thương mại sang khí hậu, với một mô tả gởi sự hiếu kỳ về xứ Punt như một khu vực núi non nơi có đường mưa lớn tác động đến mức sông Nile dâng cao ở Ai Cập.

Một phần cảnh chạm nổi trong đền mai táng Sahure ở Abusir, thể hiện thuyền Ai Cập trong đoàn thương mại đến xứ Punt khoảng 2450 tr. CN.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766119045468750/Cac-nen-van-minh-co/Xu-Punt-nam-o-dau.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận