Tài liệu: Đập chắn biển Hà Lan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày 1/2/1953, triều dâng cao do bão mang đến thảm họa ở vùng duyên hải phía nam của Hà Lan được gọi là vùng Châu thổ.
Đập chắn biển Hà Lan

Nội dung

Đập chắn biển Hà Lan

Thời điểm: 1977 - 87

Địa điểm: Tây nam Hà Lan

            Mặc dù kẻ thù của chúng ta Oceanus có vẻ đang yên nghỉ, nhưng hắn ta sẽ giống như con sư tử gầm thét để phá hủy tất cả...

Andries Vierlingh, thế kỷ 16

Ngày 1/2/1953, triều dâng cao do bão mang đến thảm họa ở vùng duyên hải phía nam của Hà Lan được gọi là vùng Châu thổ. Hơn 200.000 ha (494.200 acre) đất trồng trọt bị ngập lụt, 1835 người bị chết đuối, bi kịch đã để lộ ra sự không thỏa đáng của các công trình phòng vệ Hà Lan chống lại ''bạn thù đời đời'' là biển.

Kết quả, một ủy ban đặc biệt được thành lập, năm 1958, quốc hội Hà Lan thông qua Đạo luật Châu thổ. Dự án Châu thổ đề xuất thi công các đập chính băng qua các con kênh thủy triều đến sông Rhine, sông Maas và châu thổ sông Scheldt ở vành đai ven biển, kết quả rút ngắn tổng chiều dài tuyến phòng vệ chống biển chỉ còn khoảng 700km (435 dặm). Ngoài ra, công trình phòng vệ hiện có - đập - sẽ được nâng cao, và một loạt các đập nhỏ hơn, đập chắn sóng cồn, cống và âu thuyền kết nối hầu hết các đảo. Khuyết điểm là trong khi thi công, môi trường cửa sông tự nhiên quan trọng sẽ bị cắt đứt hoàn toàn với biển, kế hoạch đặt an toàn cho con người hơn cả bảo tồn tự nhiên.

ü      Đập chắn biển Hà Lan là một phần của hệ thống phòng vệ duyên hải bảo vệ tây nam Hà Lan, bắc qua châu thổ phía đông Scheldt giữa các đảo nhân tạo.

Đập chắn sóng cồn do bão phía đông Scheldt

Khởi công năm 1958, nhiều yếu tố khác nhau của Dự án Châu thổ được xây dựng, chừa lại phần đập dài nhất và khó khăn nhất – hàn khẩu phần vịnh phía đông Scheldt - thi công sau cùng. Đập lẽ ra kéo dài 8 km (5 dặm) băng qua vịnh nhỏ, chỗ sâu nhất 40m (130 ft) và có những dòng thủy triều chảy xiết. Thi công bắt đầu vào năm 1969, vào cuối năm 1973 phải xây dựng ba đảo thi công, về sau hai đảo kết nối lại, cũng như khoảng 5 km (3 dặm) đập. Nhưng ngày càng có sự quan tâm về sự thiệt hại của môi trường tự nhiên độc đáo cũng như cân nhắc kinh tế - văn hóa và đánh bắt động vật có vỏ là các nguồn thu nhập quan trọng ở địa phương - sau cùng buộc chính phủ phải từ bỏ kế hoạch ban đầu năm 1977.

Số liệu thực tế

Tổng chiều dài đập chắn: 6,8km

Đê chắn sóng

Số lượng: 65

Chiều cao: 53m

Trọng lượng: 18.000 tấn

Chi phí: 325 triệu$

ü      65 đê chắn sóng bằng bê tông của đập chắn được sản xuất theo lô trong các ụ khô. Xe buýt chụp kế bên đê chắn sóng minh họa quy mô.

Thay vì xây dựng đập kiên cố, các kỹ sư cuối cùng đi đến một thiết kế mới dành cho đập chắn sóng cồn do bão lộ thiên đầy sáng kiến. Cửa van di động sẽ mở trong điều kiện bình thường, để nước ùa vào, nhưng có thể hạ thấp cửa để bảo vệ khu vực trong lúc sóng to bão lớn và triều dâng.

ü      Đệm lọc đặt dưới đáy biển để tạo ra một chân móng vững chắc cho các kết cấu đập trước khi đặt vào vị trí.

Nhóm dự án, gồm Phân ban Châu thổ Rijkswaterstaat (Bộ công trình công cộng) và một liên hiệp các công ty gồm các nhà thầu Hà Lan, phải đối mặt với một thử thách chưa từng có. Thiết kế như thế trước nay chưa từng được xây dựng và các giải pháp kỹ thuật mới như thế cùng phương pháp thi công phải cố nghĩ ra. Tất cả những cấu kiện quan trọng đều được kiểm tra trong một mô hình đồ sộ với điều kiện trong phòng thí nghiệm, nhưng thiên nhiên có thể dự đoán như những kỹ sư xây dựng thường nghĩ.

Thi công xây dựng

Sau nhiều thử nghiệm, giải pháp đề xuất bao gồm một tuyến gồm 65 đê chắn sóng đúc bê tông khổng lồ, thành ba phần băng qua các kênh giữa hai đảo nhân tạo, cùng với 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn. Tổng chiều dài của hệ thống đập chắn là 6,8km (4,2 dặm).

ü      Trên. Sau khi tháo nước làm ngập các ụ tàu khô, đê chắn được tàu thiết kế đặc biệt Ostrea cẩu đặt vào vị trí, vận chuyển và định vị trong đập chắn.

Bước thứ nhất là phải chuẩn bị các nền móng kiên cố dưới đáy biển để đặt các đê chắn. Tầng đất cái dưới mặt nước phải được nén chặt đến độ sâu 15m (50ft). Cừ thép đo một chiếc tàu thiết kế đặc biệt đóng xuống đáy biển để giảm độ rung, ép nước tràn ra và làm lún cát. Chỉ riêng khâu này cũng mất 3 năm. Để bảo vệ  đáy biển không bị các dòng hải lưu mạnh tẩy sạch, các tấm đệm lọc chứa đầy nhiều lớp phân cấp cát sỏi thả xuống đáy cửa sông. Tấm đệm được nhả ra từ những ống cuộn khổng lồ đặt trên boong của một chiếc tàu khác thiết kế đặc biệt chuyên thực hiện công đoạn này.

Cùng lúc, các đê chắn khổng lồ bằng bê tông, mỗi đê nặng 18.000 tấn, chế tạo trong các ụ tàu khô nằm trên một trong các hòn đảo vùng châu thổ. Mỗi đê phải mất khoảng 18 tháng mới hoàn thành, được chế tạo liên tục thành nhiều lô. Một khi hoàn tất, ụ tàu khô được làm ngập, hai chiếc tàu đặc biệt khác cẩu đê chắn, kéo chúng ra biển rồi thả xuống đúng vị trí. Sau đó các ụ tàu khô được phun vữa kết dính với các tấm đệm và khoảng không gian bên trong được lấp bằng cát để tăng tính ổn định. Ngưỡng gồm các nhiều lớp phân cấp đá - nhỏ nhất ở đáy - đặt quanh chân đê chắn. Tổng cộng 5 tấn đá sử dụng trong khâu này.

Kế đến, đê chắn nối kết với ngưỡng và lắp đặt các cầu dầm hộp cho đường bộ chạy dọc theo phần đỉnh. Dĩ nhiên, các cửa van bằng thép di động phải lắp vào, cửa van này dày 5m (17ft) và rộng 40m (130ft), thay đổi theo độ cao từ 6m (20ft) đến 12m (40ft), tùy theo vị trí của chúng trong đập chắn. Cửa van lớn nhất nằm ở phần sâu nhất của châu thổ, nặng 480 tấn, phải mất cả tiếng mới mở hay đóng cửa van và phải kiểm tra thường xuyên. Đập chắn trung bình đóng lại hai lần trong năm để đối phó với các mực nước cao và chứng tỏ cực kỳ hiệu quả.

Đập chắn sóng cồn do bão phía đông Scheldt chính thức khánh thành vào năm 1987. Đây là hệ thống phòng hộ duy nhất chống lại sóng biển trên thế giới thuộc loại này, đảm bảo an toàn cho một vùng rộng lớn của Hà Lan, giúp quản lý môi trường của vùng Châu thổ cũng như là tuyến giao thông nối liền giữa các đảo, là tâm điểm phát triển khu giải trí trong vùng. Sau cùng, mặc dù hệ thống hiện đại, kết cấu tiên tiến về mặt công nghệ nhưng cũng tô điểm cảnh quan thiên nhiên rất nhiều.

ü      Không ảnh chụp đê chắn trong vị trí lộ thiên, để cho dòng nước tự do vào ra phía đông Scheldt.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4229-02-633713495872968750/Kenh-dao-va-Dap-nuoc/Dap-chan-bien-Ha-Lan...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận