Tài liệu: Điều bí ẩn của tượng Nhân sư

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Câu đố thịnh hành nhất thường dùng để đố tượng nhân sư là câu đố được Oedi-pus giải đáp trong truyền thuyết Hy Lạp.
Điều bí ẩn của tượng Nhân sư

Nội dung

Điều bí ẩn của tượng Nhân sư

Thời điểm: k. 2500 tr. CN

Địa điểm: Giza, Ai Cập

Một vật có tiếng nói, nhưng có bốn, sau đó còn hai, tiếp đến là ba chân, không điều gì có thể thay đổi vật này được tìm thấy trên mặt đất, bầu trời hay biển cả. Khi vật này đi trên đủ các chân của nó, khi đó sức mạnh của nó lại ở mức yếu nhất và bước đi chậm nhất.

CÂU ĐỐ CỦA OEDIPUS VỀ TƯỢNG NHÂN SƯ

Câu đố thịnh hành nhất thường dùng để đố tượng nhân sư là câu đố được Oedi-pus giải đáp trong truyền thuyết Hy Lạp. Thế nhưng có nhiều câu đố về tượng Nhân sư lớn gần các kim tự tháp ở Giza, là tiền nhân lâu đời so với tượng Nhân sư Hy Lạp ác tâm. Thế tượng làm khi nào? Ai làm, và làm cho ai? Có phòng nào bí mật bên trong bay bên dưới tượng hay không? Câu trả lời có thể đối với các câu hỏi này nằm trong sự phối hợp của ngành khảo cổ học, lịch sử cổ đại và địa chất học.

Tượng Nhân sư là gì?

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng từ nhân sư phát xuất từ một từ Hy Lạp có nghĩa ''kìm hãm'' (sphingein), nhưng có thể nguồn gốc thực sự từ một ngữ trong tiếng Ai Cập shesep ankh (“hình ảnh sinh động”), là tên gọi có ý nghĩa dành cho các tác phẩm điêu khắc và đôi khi dành để gọi tượng Nhân sư lớn. Ở Ai Cập, tượng nhân sư thường được mô tả bằng thân sư tử (đồng nhất với thần mặt trời) và đầu một người đàn ông, thường đội khăn trùm đầu của hoàng gia như khăn nemes. Người ta giả định rằng sự kết hợp giữa sư tử với con người là nhằm biểu tượng hóa sự liên minh của nhà vua với thần mặt trời Re. Một khác biệt chính giữa các tượng nhân sư Ai Cập và Hy Lạp là phiên bản Ai Cập lâu đời nhất luôn là nam giới, cho đến thời Trung vương quốc (lúc ấy lần đầu tiên tượng nhân sư được chắp thêm cánh).

Tượng Khafre, trong ngôi đền thờ ông trong thung lũng ở Giza. Chắc hẳn vị pharaoh này đảm trách việc xây dựng tượng Nhân sư, đầu tượng có lẽ tạc theo khuôn mặt ông.

Lịch sử tượng Nhân sư lớn

Tượng Nhân sư lớn nằm ở bên ngoài đường đất đắp dẫn vào kim tự tháp Khafre (k. 2500 tr. CN), dài gần 73 m (238 ft), cao tối đa 20 m (66 ft). Được chạm trổ từ một gò đá phía sau sau khi khai thác từ mỏ đá, qua nhiều thế kỷ tượng thường bị cát vùi lấp, mặc dù người ta thường xuyên dọn cát phủ quanh tượng. Một ngôi đền chưa hoàn tất, rõ ràng làm từ cùng loại đá tạc tượng Nhân sư, được xây dựng phía trước công trình đồ sộ trong vương triều thứ 4 - (k. 2575-2465 tr. CN). Có lẽ dùng để thờ phụng ba thần mặt trời trong ba buổi: Khepri buổi sáng, Re buổi trưa và Atum buổi chiều (một kịch bản đáng ngạc nhiên tương tự ba độ tuổi của con người trong câu đố về nhân sư của người Hy Lạp dẫn chứng ở trên). Trong Tân vương quốc, tượng Nhân sư đồng nhất với Horemakhet (“Horus nằm ở chân trời”), có lẽ được truyền cảm hứng bằng thực tế tượng nhân sư bị vùi lấp chỉ còn lại phần đầu khổng lồ của nhà thống trị nổi bật ở đường chân trời. Lúc tượng được dọn sạch cát chung quanh được ghi lại trên ''bia Giấc mơ'' do Thutmose IV (k. 1400 tr. CN) dựng ngay phía trước tượng. Lời khắc trên bia mô tả lời hứa trong giấc mơ nếu vị hoàng tử trẻ dọn quang cát đang vùi lấp tượng thì anh ta sẽ lên làm vua.

Sơ đồ Giza cho thấy vị trí tượng Nhân sư, kế bên kim tự tháp Khafre trong thung lũng đền thờ.

Bia Giấc mơ nằm giữa các móng của tượng Nhân sư.

Sự xói mòn biến đổi ở các bộ phận khác nhau trên tượng Nhân sư cho thấy do tượng được tạc từ nhau lớp địa chất khác nhau.

Vào đầu vương triều thứ 18 (k. 1550-1307 tr. CN), tượng Nhân sư được trùng tu với lớp phủ đá vôi, vào thời điểm này người ta xây thêm tượng một nhà vua đứng giữa hai chân trước của tượng. Trong những năm gần đây, người ta ngày càng lo ngại về xuống cấp dần của công trình, cách đây hàng thế kỷ tượng đã bị mất mũi. Các mảnh râu vở và chân mày được Giovanni Battista Caviglia và các nhà khai quật sau này tìm thấy, hiện nay nằm trong Viện bảo tàng Anh và Viện bảo tàng Ai Cập, Cairo. Gần đây hơn, sự bào mòn và nước ngầm dâng cao đều đáng lo ngại, hiện nay người ta kiểm tra môi trường thật tỉ mỉ để tìm ra nguyên nhân chính làm hỏng công trình.

Tượng Nhân sư bao nhiêu tuổi?

Vì tượng Nhân sư được bao bọc bằng khu phức hợp kim tự tháp của vương triều thứ 4 và lăng mộ-nhà mồ của các quan chức triều đình, người ta thường cho rằng tượng được xây dựng trong khoảng thời gian này. Năm 1853, cuộc khai quật của Auguste Mariette ở Điện thờ vị vua Khafre thuộc vương triều thứ 4 trong thung lũng đề xuất rằng vị pharaoh này chắc chắn là người xây dựng công trình, đầu tượng Nhân sư có lẽ tạc theo khuôn mặt của nhà vua. Thậm chí lời đề khắc trên Bia Giấc mơ của vương triều thứ 18 cũng có một đoạn rời rạc ám chỉ Khafre. Chắc chắn, nhiều đặc điểm khác của phần đầu tượng Nhân sư, khăn trùm đầu nemes, chân mày và nét mặt chung của tượng đều có thể so sánh với các tượng của nhà vua trong vương triều thứ 4.

Tuy nhiên, chứng cứ có niên đại lịch sử nghệ thuật và khảo cổ thuyết phục này nhất thời bị lung lay vào năm 1992, lúc ấy một nhà khảo cổ Mỹ, Robert Schoch, quả quyết ông tìm thấy chứng cứ xác định niên đại đá tảng trong tượng Nhân sư và tường bao xung quanh đã bị xói mòn nghiêm trọng do dòng chảy của nước mưa xảy ra trước vương triều thứ 4 ít nhất là 2.500 năm. Thứ nhất ông lập luận rằng sự xói mòn dễ thấy này đã diễn ra chỉ sau khi tạc phần thân tượng Nhân sư, thứ hai tượng mưa cao cần thiết tạo nên sự phong hóa như thế chỉ có thể diễn ra trong Thời kỳ đồ đá mới, từ năm 7000 đến 5000 tr. CN, và thứ ba, công trình và đền đài đã được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là chạm khắc phần lõi, giai đoạn thứ hai là xây đá tảng làm lớp vỏ bọc ở bên ngoài. Ông giải thích phần đầu tượng được một vị vua trong vương triều thứ 4 tạc hay tạc lại qua việc xác định niên đại lịch sử nghệ thuật muộn hơn.

Tượng Nhân sư, phần lớn vẫn còn bị vùi lấp trong cát theo mô tả trên tờ in thạch bản của các họa sĩ tháp tùng đoàn quân viễn chinh của Napoleon đến Ai Cập vào cuối thế kỷ 18

Một nhà địa chất người Mỹ khác, James Harrell, hỗ trợ cho việc xác định niên đại Ai Cập học theo quy ước với quan điểm sự xói mòn - do cát bão hòa hay nước lụt ở sông Nile gây ra. Harrell cũng cho rằng tính chất địa hình cao nguyên là nguyên nhân khiến lượng nước mưa chảy xuống về phía tượng, đến mức lượng nước mưa trong thời kỳ Cổ vương quốc thực tế có đủ tạo ra sự phong hóa mà Schoch quan sát thấy, nhất là khi nước mưa bão hòa lớp cát bao quanh công trình.

Nhà khảo cổ học Mark Lehner, người chỉ đạo cuộc khảo sát bằng máy quang trẩy chụp tượng Nhân sư rất cẩn thận trong những năm 1980, bác bẻ nhiều lập luận của Schoch, kể cả giả thuyết xây dựng tượng và đền trong hai giai đoạn, những gì ông nêu ra hoàn toàn trái ngược với phương pháp xây dựng nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại. Một lọ gốm điển hình trong vương triều thứ 4 tìm thấy ở cực tây của tường bao tượng Nhân sư cùng với nhiều búa đá mang dấu vết mạ đồng, cho thấy công cụ loại này (chưa hề sử dụng ở Ai Cập trước thiên niên kỷ thứ tr. CN) được dùng để chạm trổ tường bao và có lẽ cũng dùng để chạm trổ công trình. Ngoài ra, một khối đá lớn dự định xây đền Nhân sư còn dang dở được tìm thấy ngay phía trên lớp địa tầng có đồ gốm của vương triều thứ 4. Sau cùng, Lehner lập luận rằng số lượng bất thường các pho tượng đồ sộ được khai quật ở khu phức hợp kim tự tháp của Khafre cũng khiến người ta nghe chắc chắn ông là nhà kiến tạo tượng Nhân sư.

Tái tao tượng Nhân sư bằng máy vi tính, có tượng của nhà vua thời Tân vương quốc đứng giữa hai móng trước.

Tượng Nhân sư theo phong cách Hy-La, theo sự tưởng tượng của một linh mục dòng Tên Athanasius Kircher thế kỷ 17, chưa hề đến Ai Cập lần nào.

Có phòng bí mật hay không?

Ít nhất từ thời Trung cổ trở đi, có nhiều truyện kể về các căn phòng bí mật nằm dưới tượng Nhân sư. Hai nhà văn Ả Rập (al-Makrizi và al-Kodai) mô tả một căn phòng nằm bên dưới tượng, có ba hành lang tỏa ra từ phòng này, mỗi hành lang dẫn đến một trong ba kim tự tháp. Câu truyện hoại này được kể cho du khách Châu Âu, chẳng hạn như Johannes Helferich (1579), sau này ông mô tả một hành lang dẫn lan phần đầu của tượng, do tương truyền các thầy tế thời cổ đại đã làm cho những người sùng bái tin rằng tượng Nhân sư có thể thết lời tiên tri. Thế nhưng khả năng đáng tin trong báo cáo của Helferich, nằm trong bản khắc gỗ mô tả tượng Nhân sư có ngực, như thể tượng mang phiên bản nữ tính của người Hy Lạp.

Mặc dù nhiều cuộc nghiên cứu khảo cổ của Caviglia (1816), Gaston Maspero (1881-1914), Emile Baraize (1926-34) và Selim Hassan (1936-8) không hề phát hiện phòng bí mật bên dưới tượng Nhân sư hay ngôi đền, nhưng sự kết hợp giữa công trình và nơi mai táng vốn rất bí ẩn đã được Edgar Cayce, một nhà tâm linh Mỹ khơi dậy vào những năm 1930. Cayce quả quyết sự thông thái của Atlantis đã đặt trong một sảnh ngầm đựng tài liệu liên quan đến Nhân sư, và sự phát hiện lần nữa trong thế kỷ 20 đã tạo ra một số thảm họa nghiêm trọng. Khảo sát suất điện trở trong năm 1977-8 và 1992-3 cho thấy có nhiều điều kỳ lạ (dao động điện trở có lẽ do các lỗ trống gây ra) ở vùng xung quanh tượng Nhân sư, nhưng công việc tiếp theo, kể cả việc sử dụng các khảo sát điện từ cho thấy những bất thường này là các khe nứt và các lỗ trống trong tự nhiên.

Nghiên cứu tượng Nhân sư của Mark Lehner cung cấp nhiều kiến thức mới về các giai đoạn xây dựng và trùng tu công trình trong thời cổ đại lẫn hiện đại. Ông xác định rằng có ba hành lang kết hợp với tượng Nhân sư. Một hành lang là đường hầm nhỏ được đại tá Richard Vyse khoan từ trên phần cổ (ngay phía sau đầu tượng) vào giữa thế kỷ 19. Hai hành lang khác chưa rõ ngày tháng và không thấy chứa đồ tạo tác hay bia khắc.

Vì thế chứng cứ hiện tại cho thấy tượng Nhân sư không phải là công trình đồ sộ trong Thời kỳ đồ đá mới cũng như phòng riêng lưu trữ tư liệu của Atlantis, nhưng cho đến lúc chúng ta biết chính xác tại sao người xưa tạc tượng này và tại sao chúng ta không tìm ra tư liệu nào đề cập về tượng trong thời Cổ vương quốc, thì bí ẩn vẫn còn bao quanh pho tượng đồ sộ nhất trong những tượng Ai Cập.

Khảo sát quang trắc hiện đại tượng Nhân sư đã vẽ được sơ đồ chi tiết.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766117975156250/Cac-nen-van-minh-co/Dieu-bi-an-cua-tuong-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận