Đập ba đèo
Thời điểm: 1994
Địa điểm: sông Dương Tử, Trung Quốc
Trong thế gian không gì yếu đuối và dễ bảo hơn nước. Nhưng khi tấn công thì lại mạnh bạo, cứng rắn vô cùng, không gì sánh bằng.
Lão tử, thế kỷ 6 Tr. CN
Dự án thủy điện Ba Đèo hiện đang được thi công trên sông Dương Tử ở Trung Quốc có thể mô tả là một Vạn lý trường thành hiện đại của Trung Quốc, thiết kế và nỗ lực thi công đòi hỏi phải quy mô như thế. Khi hoàn tất – dự kiến đến năm 2009, công trình này sẽ trở thành dự án thủy điện lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện cho Trung Quốc.
Sông Dương Tử, đúng ra gọi là Trường giang hay sông dài, là con sông dài nhất châu Á, và đứng hàng thứ tư trên thế giới. Lũ lụt trên sông Dương tử thường xuyên gây ra nhiều tổn thất - chỉ riêng trong thế kỷ 20, dòng sông cướp đi sinh mạng của một triệu người, gây tổn thất nghiêm trọng trong cho công, nông nghiệp. Ngoài việc cung cấp điện năng, Dự án Ba Đèo còn kiểm soát lũ và cung cấp nước tưới. Xây dựng kênh và âu thuyền để thuận tiện thông thương trên dòng sông phía trên địa điểm cũng là một phần của dự án, mở ra tuyến đường thủy dành cho tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa Trung Quốc, cải thiện công nghiệp và mức sống.
ü Bản đồ địa phương cho thấy sông Dương Tử và địa điểm thi công Đập Ba Đèo.
Đập- kiểu đập trọng lực rỗng - sẽ cao 175m (574ft), dài hơn 2 km (1,25 dặm). Tổng cộng khoảng 102,8 triệum3 (3630 triệu bộ khối) đất đá phải đào đắp và 27,9 triệu m3 (985 triệu bộ khối Anh) bê tông - gấp ba lần đập Itaipú, cùng 354.000 tấn gia cố thép, và hơn 265.000 tấn kim loại sẽ được sử dụng. Số lượng vật liệu có thể xây dựng 44 Đại kim tháp, tuyển dụng 28.000 nhân công.
Thi công đập
ü Xây dựng ụ tàu ở đập. Xà lan tải trọng đến 10.000 tấn có thể lưu thông ngược dòng khi công trình hoàn tất. Máy trục sẽ nâng cao tàu lên 87m.
Trước khi công tác thi công đập bắt đầu, trước hết cần phải chuyển dòng chảy của sông ra khỏi công trường. Lưu lượng bình quân ở sông Dương Tử vào lúc này là 14.000 đến 19.000 m3 (494.400 và 670.975 bộ khối Anh) mỗi giây, chuyển dòng lớn nhất xưa nay, chỉ riêng khâu này phải cần đến 3,7 tỷ $. Chính các đê quai làm được điều này cũng là công trình kỹ thuật xây dựng quan trọng. Đê quai thượng lưu xây dựng trong 60m (197ft) nước, và cần đến khoảng 10,3 triệu m3 (363.740 bộ khối Anh) đất đá.
Đập chính sẽ được lắp các cửa van mực thấp để cho trầm tích sẽ được chảy xuống hạ lưu trong mùa lũ. Muốn thế, phải có 23 cửa van, mỗi cửa có kích thước 7 x 9 m (23 x 30ft) sẽ được lắp dọc theo đáy đập. Mỗi năm, mực nước trong hồ chứa sẽ làm hạ thấp vào đầu mùa lũ và khi các cửa van mở, sẽ rửa trôi phù sa. Vào cuối mùa lũ, các cửa van sẽ đóng lại để tích chứa phần lớn là nước sạch trong hồ chứa, hồ sẽ được lấp đầy nước trong các trận lũ sau cùng trong mùa. Như thế, khoảng 50 triệu tấn phù sa một năm sẽ tích lắng trong hồ chứa.
Nhằm ngăn lũ tràn qua đập, thiết kế một đập tràn để xử lý bốn lần lưu lượng bình quân ở cửa sông và gồm 22 cửa van, mỗi cửa kích thước 7 x 17m (23 x 56ft) sẽ được xây dựng ở giữa đập.
Công suất điện và kiểm soát lũ
Có hai nhà máy thủy điện ở chân mái hạ lưu với 26 turbine phát điện, mỗi turbine có công suất 700 megawatt (MW), sản xuất tổng cộng 18.200 MW - lớn hơn đập Itaipú 50%. Giai đoạn hai theo kế hoạch là tăng công suất, tổng cộng lên đến 22.400 MW. Chỉ riêng giai đoạn một tương đương với một nửa khả năng sản xuất của công ty điện lực lớn nhất nước Mỹ, mỗi máy phát sản xuất điện năng gần với điện năng của một nhà máy điện hạt nhân. Điện năng sản xuất giúp khỏi phải đến khoảng 50 triệu tấn than mỗi năm.
Hồ chứa cũng hỗ trợ công tác kiểm soát lũ. Tổng dung tích của hồ sẽ là 39,3 triệu m3 (1388 tỷ bộ khối Anh), và khả năng kiểm soát lũ của hồ chứa sẽ là 21,15 tỷ m3 (782 tỷ bộ khối Anh). Tần suất lũ hạ lưu cứ mỗi 10 năm sẽ giảm một lần giảm còn một lần trong mỗi 100 năm, gia tăng độ an toàn của khoảng 15 triệu dân sống ở hạ lưu.
Số liệu thực tế
Chiều dài: 2km
Độ cao: 175m
Chi phí : 75 tỷ $
Nhân công: 28.000
Số máy phát điện: hiện nay là 26
Dung tích hồ chứa: 39.3 tỷ m3
Lợi ích khác sẽ là sự cải thiện thông thương đến tận vùng thượng lưu sông Dương tử. Hiện nay, xà lan lớn chỉ có thể đi lại vào sâu trong nội địa như Vũ Hán, nằm dưới mức đập khoảng 250km (155 dặm), chỉ có xà lan dưới 600 tấn mới có thể ngược đòng đến địa điểm. Sau khi thi công âu thuyền, xà lan lên đến 10.000 tấn có thể thông thương vào sâu trong đất liền như Chongquing, nằm trong nội địa cách biển khoảng 2500 km (1555 dặm) trong sáu tháng mỗi năm.
Máy trục nâng thuyền - lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này - sẽ được lắp đặt, có khả năng đưa tàu khách hay tàu hàng lên đến 3000 tấn qua khỏi đập, khai thác một diện tích rộng lớn ở Trung Quốc để phát triển kinh tế. Tàu sẽ được vận chuyển trong một container dài 120m (3994ft), rộng 18m (59ft) và sâu 3,5m (11ft).
ü Các tháp lấy nước ở nhà máy phát điện bên bờ trái đang tiếp tục thi công.
Xây dựng dự án với quy mô này không phải là không trả giá, về kinh tế lẫn môi trường. Chi phí xây dựng hiện nay ước tính khoảng 75 tỷ $. Ngoài ra, hồ chứa buộc phải di dời và tái định cư khoảng 1,1 đến 1,9 triệu người, làm ngập một diện tích khoảng 632 km2(244 dặm vuông), trong đó có 27.000 ha (66.716 acre) đất nông nghiệp và cây ăn quả cũng như 19 thành phố, 326 ngôi làng và rất nhiều địa điểm cư trú lâu đời khác. Ô nhiễm nước trên sông sẽ gia tăng, khi đập tồn trữ tác nhân ô nhiễm trước đây thường được tống ra biển.
ü Sơ đồ dự án khi hoàn tất, có hai nhà máy phát điện ở chân mái hạ lưu nằm ở hai bên đập tràn giữa.
Bất chấp những vấn đề này, Trung Quốc nghiên cứu thận trọng cho rằng dự án là sự đầu tư thích đáng. Thi công bằng chính tài lực của Trung Quốc trong một công trình tầm cỡ như thế chắc chắn là một thành tựu thật ấn tượng, đáng kính trọng đối với một dân tộc khi xưa đã từng tạo dựng một Vạn lý trường thành.