Người Olmec có phải là người Châu Phi?
Thời điểm: k. 1200 – 900 tr. CN
Địa điểm: đông nam Mexico
Tôi vô cùng ngạc nhiên: trông như một tác phẩm nghệ thuật, Tượng đầu khổng lồ 1 Tres Zapotes là một tác phẩm điêu khắc thật kỳ vĩ không hề phóng đại... nhưng những gì khiến tôi phải kinh ngạc là loại hình Ethiopia được thể hiện. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận thấy có người Da đen hiện hữu trên đất nước này, và điều này diễn ra từ rất lâu.
MELGAR Y SERRANO, 1869
Người Olmec, nhà kiến tạo nền văn minh lâu đời nhất của vùng Trung Mỹ cổ đại có phải là di dân từ Châu Phi hay không? Tất cả chứng cứ cho thấy họ là con cháu người Mỹ bản xứ từ người Da đỏ cổ đại đã từ đông bắc Châu Á đến Châu Mỹ. Ngoài ra, hoàn toàn không có chứng cứ nào để củng cố ý kiến cho rằng người Châu Phi đã đến Châu Mỹ trước cả Columbus. Giới khảo cổ không hề tìm thấy một tạo tác nào của Châu Phi, chứng tích động, thực vật, hài cốt, yếu tố ngôn ngữ hay bất kỳ chứng cứ cụ thể về sự có mặt của người Châu Phi ở xứ Olmec hay nơi khác ở Châu Mỹ. Người suy luận sẽ hỏi vấn đề này phát sinh như thế nào và tại sao?
Nền tảng
Trong khi tham quan một hacienda (đồn điền) trồng mía trên dãy Tuxtla miền nam Mexico năm 1862, José Melgar y Serrano được thể hiện như một đầu người khổng lồ được tạc từ đá bazan do một công nhân phát hiện ít năm trước đó. Melgar, một người có học quan tâm đến các nền văn minh của Cựu thế giới cũng như nền văn minh của quê hương ông, thừa nhận rằng tác phẩm điêu khắc - hiện nay gọi là Đầu khổng lồ Tres Zapotes 1- là một chứng cứ rất khác thường. Trong nhiều năm sau, ông nghiên cứu ý nghĩa tượng đầu, và nhận dạng dân tộc học của con người được mô tả trong hai bài báo đã xuất bản. Quan điểm phổ biến chi phối giới trí thức trong thời đại, giống như số con cháu bị áp bức trong thế kỷ 19, người Mỹ bản xứ thời tiền Columbus không đủ trí năng thích hợp hay khả năng sáng tạo các công trình nghệ thuật đồ sộ hay tinh xảo. Vì thế, Melgar giả định rằng di dân từ Cựu thế giới đã tạc tượng đầu và có nét nhận dạng giống người Châu Phi, nhất là người “Ethiopia”.
Tượng đầu của Melgar gần như bị quên lãng hoàn toàn cho đến năm 1939, lúc ấy nhà khảo cổ Matthew W. Stirling thêm một lần nữa đưa vào cuộc nghiên cứu tiên phong của ông về văn hóa Olmec. Nghiên cứu của Stirling ở Tres Zapotes, La Venta, Cerro de las Mesas và San Lorenzo đã khiến giới học giả quốc tế quan tâm đến văn hóa Olmec, trong khi các bài viết của ông trong tạp chí National Geographic phát hành rộng rãi biến Olmec trở thành lời nói cửa miệng.
Matthew W. Stirling thực hiện nghiên cứu khoa học tiên phong về tượng đầu khổng là Tres Zapotes năm 1919.
Những cuộc nghiên cứu sau đó về nền văn hóa Olmec đã phát hiện hàng trăm tác phẩm điêu khắc đá trong đó có 17 tượng đầu khổng lồ. Hầu hết giới học giả hiện đại cho rằng những pho tượng đồ sộ này là chân dung của người cầm quyền đang sống hay vừa chết gần đây. Thật thú vị, không có tượng nào trong số 17 tượng có vẻ giống nét đặc biệt của “Châu Phi” và thực ra không có nhà khảo cổ chuyên nghiệp nào kể từ thời của Melgar trước nay chấp nhận sự đồng nhất của ông ta về tượng đầu ở Tres Zapotes. Sau đó vấn đề người Olmec Châu Phi lại nổi lên như một vấn đề đáng quan tâm trong thời gian gần đây ra sao?
Bí ẩn hiện đại
Trong khi nghiên cứu vấn đề toàn diện hơn Gabriel Haslip-Viera cùng đồng nghiệp dò tìm lịch sử quan điểm cho đến các tác phẩm của Ivan Van Sertima, nhất là quyển They Came Before Columbus (1976). Van Sertima, vốn không phải là khảo cổ học, cho rằng người Châu Phi “Da đen” đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Châu Mỹ trước Columbus rất lâu, và hình thành hay ít ra cũng ảnh hưởng đến các nền văn minh lâu đời nhất ở Trung và Nam Mỹ. Mặc dù không có học giả nghiêm túc nào chấp nhận những lời khẳng định này, nhưng họ trở thành một bí ẩn làm cơ sở giải thích sự di chuyển của người Châu Phi đương đại vào Châu Mỹ. Theo Haslip -Viera, người theo chủ nghĩa xét lại thuyết cho Châu Phi và trung tâm lập luận “tất cả các nền văn minh lâu đời trên thế giới, trong đó có Ai Cập, Mesopotamia, Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Âu, và Châu Mỹ cổ đại, được hình thành và truyền cảm hứng bằng các dân tộc thuộc chủng tộc “da đen”.
Van Sertima cùng nhiều tác giả khác viện dẫn năm chứng cứ cơ bản để làm cơ sở cho nhận định của mình: tư liệu thành văn ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau ở Cựu thế giới, đặc điểm “Da đen” được mô tả ở các Tượng đầu khổng lồ Olmec, sự tương quan kiến trúc giữa gò đất Olmec và kim tự tháp bằng đá ở Ai Cập và Nubia, thực vật có nguồn gốc ở đông bán cầu tìm thấy ở tây bán cầu, và thông lệ ướp xác ở Châu Mỹ. Haslip-viera cùng đồng nghiệp nghiên cứu chứng cứ cho mỗi nhận định rồi bác bẻ từng nhận định.
Căn cứ vào vai trò nổi bật của người Olmec trong nguồn gốc các nền văn minh Trung Mỹ, không có gì phải ngạc nhiên khi những người ủng hộ thuyết Châu Phi và trung tâm đã và đang vực dậy những quan điểm tưởng tượng của một nhà thông thái thế kỷ 19 để củng cố cho nhận định của họ. Thật trớ trêu, họ cũng duy trì quan điểm về chủng tộc thật sai lầm trong cùng giai đoạn, quan niệm loại bỏ người Mỹ bản xứ cho họ ở thân thế thấp kém hơn không đủ năng lực phát triển văn hóa ngang hàng với các dân tộc ở Cựu thế giới thời cổ đại.