Tài liệu: Tượng nữ thần Tự do

Tài liệu
Tượng nữ thần Tự do

Nội dung

Tượng nữ thần Tự do

Thời điểm: 1875 – 86

Địa điểm: Thành phố New York, Mỹ

            "Cách đây hàng trăm năm, hàng vạn người con của nước Pháp đã tặng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ pho tượng Nữ thần Tự do này".

Tổng thống Pháp F. Miterabd, lễ đề tặng (cử hành lại)

 tượng nữ thần tự do năm 1986

Tượng Nữ thần Tự do, pho tượng khổng  lồ xây dựng trên đảo Liberty ở Phía trên Vịnh New York, biểu tượng cho lối vào Tân thế giới. Tác phẩm điêu khắc mang tính tưởng niệm, cảm hứng của giới học giả và chính khách ưu tú của nước Pháp, Edouard-René Lefebvre de Laboulaye, được nhân dân Pháp tặng cho nước Mỹ năm 1884 để tưởng niệm 100 năm ngày độc lập của Mỹ. Tọa lạc đối mặt với hải cảng thành phố, pho tượng bọc đồng thể hiện một phụ nữ mặc chiếc áo choàng xếp nếp kiểu Hy-La cổ điển, đầu đội vương miện bảy que nhọn. Gông cùm nô lệ bị bẻ gãy nằm dưới chân tượng, tay trái tượng cầm đuốc giơ cao. Tay trái tượng cầm quyển sách có khắc ngày Tuyên ngôn độc lập - 4/7/1776. Tượng cao 46m (151 ft 5in), có thể sánh với quy mô của tòa nhà chọc trời cao nhất vào thời điểm bấy giờ, phần đế tượng cao đến 93 m (305 ft).

ü      Tượng nữ thần Tự do, vươn cao trên đảo tự do và hướng mặt về hải cảng New York, được khắp nơi công nhận là biểu tượng đánh dấu lối vào tân thế giới.

Thiết kế và thi công

Tượng ban đầu gọi là ''Tự do rọi sáng thế giới'' là tác phẩm của điêu khắc gia Pháp Frédéric Auguste Bartholdi. Tiền làm tượng do nhân dân Pháp quyên góp, Bartholdi bắt đầu thi công trong xưởng vẽ của ông ở Paris năm 1875. Trước tiên ông xây dựng một mô hình nhỏ bằng đất nung, sau đó phát triển kích thước tượng qua ba phiên bản ở mức độ chi tiết và lớn hơn.

ü      Lắp ráp tượng Nữ thần tự do với kích thước to bằng người thật lần đầu tiên dựng lên gần xưởng vẽ của Bartholdi ở Paris.

ü      Tượng đặt trên một đế ốp đá trên pháo đài hình sao ở một trong những lối vào chính của thành phố New York.

Sau cùng, làm các mô hình mặt cắt của tượng bằng gỗ to bằng chân dung người thật. Sau đó mỗi mặt cắt được phủ bằng thạch cao, thợ mộc làm khuôn gỗ theo khuôn thạch cao. Tấm đồng đặt vào các khuôn và tán vào hình dáng mong muốn, trước khi gắn vào khung đỡ xây dựng trong một xưởng gần xưởng vẽ của điêu khắc gia như một phần trong khối lắp ráp to bằng người thật. Sau khi tượng dựng thành công với kích thước to bằng người thật ở Paris, khối lắp ráp được tháo ra, đóng thành 214 thùng gỗ thưa, gửi tàu Isère chở sang Mỹ. Tàu cập cảng New York vào ngày 17/6/1885.

Thi công pho tượng độc lập, khổng lồ này phải giải quyết vấn đề thiết kế đặc biệt. Muốn thế, Bartholdi đặt hàng cho kỹ sư pháp Gustave Eiffel (nhà thầu xây dựng Tháp Eiffel) để thiết kế hệ thống gối đỡ bên trong. Vì tác phẩm điêu khắc tương đối nhẹ, vấn đề không phải là đỡ một trong những tải trọng theo chiều thẳng đứng, mà đúng ra chính diện tích bề mặt dàn trải bao quanh bên trong rỗng ruột làm cho tượng dễ bị tác động của gió.

Thiết kế bên trong Tượng Nữ thần Tự do của Eiffel với một tháp trung tâm hình thành bằng bốn cột theo chiều thẳng đứng liên kết với các dầm ngang và dầm chéo góc. Trụ tháp giữa này tạo ra gối đỡ chính và liên kết với mặt đất thông qua một đế tượng bằng đá. Đế tượng này, làm bằng bê tông cốt sắt, ốp mặt bằng đá hoa cương, nổi tiếng với nền móng là kết cấu bê tông lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Đế tượng do kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế và đặt giữa các tường của một pháo đài hình sao đã được xây dựng trên đảo gần 80 năm trước để bảo vệ thành phố New York chống lại sự tấn công từ đường biển.

Tháp giữa đỡ lớp vỏ ngoài công trình tưởng niệm được chạm khắc trên một kết cấu khung vững chắc và linh động gồm 1350 sườn và thanh thẳng đứng làm bằng sắt phương pháp luyện trong lò phản xạ, vật liệu đương thời tương tự như gang. Những vật liệu định vị vào lớp vỏ ngoài sử dụng các chân và đinh tán bằng đồng. Chi tiết này giúp cho sự chuyển động từ tải trọng gió và sự chênh lệch nhiệt độ. Eiffel cũng nhận ra tính xung khắc điện phân giữa sắt và đồng, nên đặt rào cản giữa hai chất liệu.

ü      Tượng Nữ thần Tự do được bọc khoảng 300 tấm đồng tán vào khuôn để tạo hình và chi tiết tinh xảo.

Lớp vỏ ngoài được chạm khắc gồm khoảng 300 tấm đồng. Mỗi tấm chỉ dày 0,2cm (0,09 in) sản xuất theo phương pháp vừa nêu, bằng cách tán bằng tay mỗi {ấm vào trong khuôn - một kỹ thuật gọi là chạm trổ trên kim loại tạo ra sự định hình tượng trang nhã trong khi cũng làm cho lớp vỏ bọc cứng rắn hơn. Nhiều lớp xếp nếp ở áo choàng cũng giúp phân bố ứng suất và giảm thiểu sự võng xuống.

Thiết kế tượng Nữ thần Tự do của Eiffel có ít nhất hai cải tiến chứng tỏ có giá trị vô cùng trong ngành xây dựng ở Mỹ. Thứ nhất, khung tăng cứng chéo góc ông thiết kế bên trong tượng là hệ giằng tăng cứng dàn trải nhất được kết hợp trong một kết cấu bất kỳ ở Mỹ vào thời điểm bấy giờ, ngoại trừ thi công cầu. Thứ hai, ông sử dụng thép để làm trụ chống vốn là những cấu kiện chịu lực chính của khung mà lần đầu tiên kim loại này đã được cụ thể hóa trong một kết cấu không phải là cầu ở New York.

ü      Bản vẽ mặt cắt bóc vỏ tháp giữa đỡ với các giằng ngang tăng cứng chéo góc và kết cấu khung gồm các sườn gắn vào lớp vỏ bên ngoài. Tượng đặt trên một đế bằng bê tông cố thép ốp mặt đá tạo bậc thang.

Vì thượng Nữ thần Tự do không chỉ là một giải pháp kết cấu ngoại lệ, sáng kiến kỹ thuật, mà còn giải phóng cho các nhà thiết kế nhà chọc trời bằng cách đưa ra khung tăng cứng và chứng minh khả năng của thép. Việc thi công thường được xem là công trình đầu tiên thi công kết cấu kiểu sườn (dầm + cột) ở New York là Thi công Tháp ở số 50 Broadway, do Bradford Gilbert thiết kế và thi công năm 1888-89.

Sau nhiều lần trì hoãn do nhu cầu phải thêm kinh phí, sau cùng tượng hoàn tất năm 1886 với chi phí 800.000$. Khoảng một nửa số tiền này do nhân dân Pháp quyên góp. Ngày 28/10/1886, tượng Nữ thần Tự do được khánh thành. Thành phố  New York và khu cảng có cuộc diễu hành rất đông tàu thuyền. Tổng thống Grover Cleveland và thành viên trong nội các, cùng với đại diện chính phủ Pháp và Hội Pháp-Mỹ tham dự lễ khánh thành. Sau đó công trình tưởng niệm trở thành biểu tượng quốc gia. Hình ảnh pho tượng được sử dụng khắp nơi và hàng triệu di dân đi qua tượng ở đảo Ellis gần đó trước khi vào Mỹ.

Sửa chữa và phục chế

Qua nhiều năm tượng trải qua những thay đổi không đáng kể. Lửa trong ngọn đuốc, mà Bartholdi ban đầu làm bằng vàng lá và đồng rắn, xuyên qua các ô, trong khi Gutzon Borglum (điêu khắc gia ở núi Rushmore) phô bày diện tích lắp kính lớn hơn để tạo ra chiếc đèn hiệu đang tỏa sáng. Cũng có sự thâm nhập của nước trên diện rộng vào cả phần ngọn lửa và đuốc, cũng như sự dịch chuyển trong kết cấu và hỏng hóc bên trong, khi thi công toàn bộ lớp vỏ. Gần như sau một thế kỷ sử dụng quá mức và sự phong hóa từ gió, mưa, không khí mặn, đến lúc phải phục chế lại tượng Nữ thần Tự do.

Sau hai năm nghiên cứu, năm 1983 đề xuất một kế hoạch phục chế. Do ủy ban phục chế tượng Nữ thần Tự do Pháp-Mỹ tài trợ, kế hoạch sửa chữa hư hỏng trên diện rộng do các phản ứng điện phân ăn mòn gây ra dẫn đến hư hỏng hầu như một nửa ''phần ngưỡng'' nối kết lớp vỏ ngoài với kết cấu kiểu sườn (dầm + cột) bên trong. Lắp đặt nhiều sườn mới bằng thép không rỉ và tán các ''ngưỡng'' và đinh rivet bằng đồng mới. Mặt trong của lớp vỏ đã được sơn nhiều lần trong thời gian qua, cũng được tẩy sạch. Sử dụng bình phun nitơ lỏng để gỡ bỏ bảy lớp sơn.

Những vấn đề khác do sai sót trong việc canh thẳng hàng phần đầu và liên kết kết cấu khung đỡ cánh tay phải khi tượng được sửa chữa lần đầu tiên từ ngày xây dựng, bổ sung kết cấu mới, trong khi phần đuốc và ngọn lửa làm lưới hoàn toàn. Tiện nghi dành cho du khách cũng được cải thiện. Cung cấp phương tiện chiếu sáng mới và hệ thống thông gió kết hợp cải thiện điều kiện môi trường trong khu vực tượng đài, trong khi thang máy lắp kính mới và cầu thang ở giữa gắn bên trong giữa đế tượng và tượng giúp du khách dễ tiếp cận hơn.

Số liệu thực tế

Chiều Cao

Móng đến tượng cầm đuốc: 93 m

tượng: 46m

Chiều dài bàn tay: 5m

Bậc thang đến vương miện: 354

Trọng lượng toàn bộ: 204 tấn

Vỏ đồng: 91 tấn

đinh tán rivet: 300.000

Chi phí: 800.000 $

ü      Như một phần trong chương trình sửa chữa hoàn tất năm 1986, lắp đặt thang máy và cầu thang mới trong phần đế tượng và kết cấu khung giúp du khách dễ tiếp cận.

Lễ kỷ niệm chính thức đánh dấu tượng Nữ thần Tự do mới phục chế tổ chức vào ngày 4/7/1986 và lễ kỹ niệm trọng đại tổ chức vào ngày 28/10 cùng năm để kỷ niệm 100 năm ngày đề tặng ban đầu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4230-02-633713499531562500/Tuong-khong-lo/Tuong-nu-than-Tu-do.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận