Tài liệu: Xác ướp Tarim: Họ là ai?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Xác ướp được bảo tồn tốt nhất trên thế giới không phải xác ướp ở Ai Cập hay Peru - mà chính là xác ướp phát hiện nằm trong đồi cát vùng Taklimakan, một sa mạc bao la phía tây Trung Quốc tạo nên phần lớn lưu vực sông Tarim.
Xác ướp Tarim: Họ là ai?

Nội dung

Xác ướp Tarim: Họ là ai?

Thời điểm: k.1800 tr. CN – 400 sau CN

Địa điểm: phía tây Trung Quốc

Tôi thật xúc cảm lạ kỳ khi nhìn thấy một hình hài, không còn gì khác ngoài một làn da nứt nẻ, hai hố mắt trũng sâu trông có vẻ một người đang ngủ, vì thế đột nhiên tôi cảm thấy mình như đang mặt đối mặt trước đại diện một dân tộc bản địa vốn đã từng cư trú, và không còn nghi ngờ gì nữa chính họ đã từng sống trong vùng Lop buồn thê lương này trong những thế kỷ ban đầu thuộc kỷ nguyên của chúng ta.

AUREL STEIN, 1928

Xác ướp được bảo tồn tốt nhất trên thế giới không phải xác ướp ở Ai Cập hay Peru - mà chính là xác ướp phát hiện nằm trong đồi cát vùng Taklimakan, một sa mạc bao la phía tây Trung Quốc tạo nên phần lớn lưu vực sông Tarim. Không như các xác ướp của người Ai Cập cổ đại, người Incas hay tổ tiên của họ, với các nền văn minh tìm cách bảo quản hình thể con người theo cách gượng ép sau khi chết, xác ướp Tarim được bảo quản theo cách tự nhiên nằm trong vùng đồi cát khô cằn, nhiều muối trong sa mạc lớn thứ nhì của Âu Á.

Xác ướp Tarim đầu tiên được phát hiện vào đầu thế kỷ 20, lúc ấy nhiều đoàn thám hiểm phương Tây do Sven Hedin của Thụy Điển, Albert Von La Coq của Đức và Aurel Stein của Anh dẫn đầu, tìm kiếm di tích cổ trong các thị trấn ốc đảo hình thành chiếc xương sống phía bắc và nam Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với phương Tây; Các đoàn thám hiểm đầu tiên này khai quật nhiều xác ướp, chụp ảnh và mô tả họ, nhưng không có điều kiện bảo quản hay phương tiện chuyên chở về các bảo tàng viện phương Tây. Chỉ trong thời gian gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc và Uyghur mới có khả năng nghiên cứu khoa học trong vùng nhiều hơn, và chính những phát hiện của họ về xác ướp đã đánh động sự quan tâm của thế giới. Hiện nay có ít nhất 300 xác ướp biết được từ miền tây Trung Quốc có niên đại k. 1800 tr. CN cho đến thời kỳ lịch sử khi nhà Hán cố bành trướng thế lực về phía tây trong những thế kỷ đầu tr. CN. Thậm chí người ta còn biết nhiều xác ướp hơn từ thời kỳ lịch sử này.

Xác ướp đàn ông ở Zaghunluq (k. 1000-600 tr. CN), có các vòng xoắn ốc màu vàng son trên thái dương và dây da buộc miếng ông lúc gần Chết.

Phần mộ và vải dệt

Thực ra không hề có dân tộc ướp xác: xác ướp ở nhiều địa điểm và nền văn hóa khác nhau, chủ yếu nằm dọc theo các mảnh đất hướng tây nam và đông bắc Con đường tơ lụa cổ đại. Giới khảo cổ đã phát hiện nhiều xác ướp trong các huyệt nông, huyệt sâu phủ nhiều ướp sậy, cây bụi, gỗ thanh và da thú và các phòng xây gạch. Xác ướp lâu đời nhất được khai quật trong nghĩa trang Qawrighul và các nơi khác lân cận hồ nước mặn Lopnur đã cạn nước, với trang phục liệm đơn giản nhất, mền len rất hiệu quả, nhưng sau năm 1000 tr. CN chúng ta phát hiện nhiều xác ướp trang phục tề chỉnh, đội mũ có lông cài thật kiêu hãnh (một người đàn ông khi chôn có đến hơn 10 mũ gắn lông chim), áo trong, áo khoác, quần dài, tất len nhiều màu sắc, và thậm chí đáng chú ý hơn là áo choàng bằng vải len kẻ ô vuông! Ở Subeshi phía bắc Con đường tơ lụa, phát hiện xác ba phụ nữ đội mũ rất cao có vẻ giống khăn trùm đầu quá khổ của phù thủy.

Một trong ba phụ nữ tìm thấy ở Subeshi (k. 500-400 tr. CN) đội mũ ''phù thủy'' cao. Bà mặc chiếc váy và áo khoác ngoài bằng len, giày da và áo choàng không tay bằng da cừu. Bàn tay trái vẫn đang đeo găng tay hở ngón, trong khi bàn tay phải để trần.

Xác ướp cung cấp rất nhiều thông tin về trang phục thời tiền sử đối với chuyên gia ngành dệt, hiện nay họ chỉ mới bắt đầu phân tích chi tiết di vật. Nhưng bí ẩn lớn nhất liên quan đến các xác ướp này và khuôn mặt. Họ không mang đặc điểm của loại hình Mongoloid vốn chiếm đa số vùng Đông Á hiện nay: tóc, râu màu nhạt rõ ràng biểu thị họ là những cư dân định cư đầu tiên ở vùng Tarim là người gốc núi Caucasoid hay Europoid. Đồng nhất những người lạ lùng này với người phương Tây là một trong những bí ẩn lớn nhất trong khám phá khảo cổ gần đây.

Họ là ai?

Trước Thời kỳ đồ đồng, khoảng 1800 tr. CN, ngành khảo cổ học Xinjiang ít ai biết đến, và sự định cư đầu tiên trong khu vực vẫn còn bí ẩn đến mức chúng ta chỉ có thể nghiên cứu ai là người đầu tiên định cư trong vùng đất lưu vực sông Tarim khó chịu. Nhưng đối với Thời kỳ đồ đồng và đồ sắt, chứng cứ thi thể cho thấy chủ yếu là cư dân gốc Caucasoid di cư hoặc đến từ các dãy núi phía tây hay các thảo nguyên phía bắc. Ngoài số xác ướp chúng ta còn có nhiều hài cốt, và trong số này chỉ có 11% trong số hơn 300 hộp sọ người tiền sử được giám định thuộc về loại Mongoloid, và những người này được phát hiện chủ yếu ở phía đông Xinjiang. Dường như nông dân Trung Quốc đầu tiên thuộc tỉnh Gansu, nằm ngay phía tây Xinjiang, nhận thấy không mấy thích thú khi sống trong các ốc đảo sa mạc.

Xác ướp phụ nữ ở Zaghunluq (k. 1000-600 tr. CN) có các hình xăm trên trán và mí mắt. Chân mày gần đây được vẽ đen, tóc bím.

Vì thế những người này là ai lại được may mắn bảo quản tốt đến thế? Nếu họ thuộc về một nhóm hoàn toàn giấu tên không còn sống sót để được ghi vào sử sách, thì chúng ta cứ buôn mù tịt và tốt nhất đặt cho họ tên của các nền văn hóa khảo cổ khác nhau để đồng nhất với Thời kỳ đồ đồng và đồ sắt Xinjiang. Thế nhưng có một vài lý do hy vọng con cháu của họ được sử sách ghi lại. Thật ra nhiều người nghĩ rằng con cháu của họ đã có những tài liệu về sự tồn tại của riêng mình sự sinh tồn.

Lưu vực sông Tarim đã bảo tồn không những một số lượng lớn xác người và tàn tích hữu cơ khác mà còn và một thư viện khổng lồ gồm các bản viết tay đầu tiên - đây là một trong những khu vực đầu tiên ở Trung Quốc theo đạo Phật, một tôn giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ viết Phần lớn bản viết tay đều bằng các ngôn ngữ của Ấn Độ du nhập vào trong thời gian gần đây, như tiếng Sanskrit, được lưu giữ trong các tu viện Phật giáo. Tuy nhiên, các bản viết tay khác bằng tiếng của cư dân địa phương và số này có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất 1à tiếng Khotan hay Saka Khotan, được sử dụng trong thành phố cổ Khotan phía nam Tarim, và một số ốc đảo tây bắc lưu vực Tarim. Ngôn ngữ thuộc nhóm Iran gồm tiếng Ba Tư và nhiều ngôn ngữ khác ở phía tây Trung Á, ngôn ngữ gần nhất với tiếng Saka có lẽ là ngôn ngữ của các bộ tộc du mục sống trên thảo nguyên theo sử sách ở Châu Âu gọi họ là người Scyth. Mặc dù ngôn ngữ được miêu tả rõ nét ở các bộ phận phía nam và tây của lưu vực Tarim, nhưng số xác ướp chủ yếu lại tập trung ở vùng đông nam và đông bắc nơi chúng ta không có chứng cứ gì về tiếng Khotan. Các ngôn ngữ Iran được sử dụng trong khu vực này nhưng nói chung đó là các ngôn ngữ buôn bán chứ không phổ biến trong cư dân.

Người Tocharia

Đông bắc lưu vực sông Tarim và Turpan cũng như khu vực bao quanh Lopnur, tất cả các khu vực chúng ta tìm thấy hầu hết các xác ướp, trùng hợp với sự phân bố các ngôn ngữ của người Tocharia sau này hơn. Tocharia là một nhóm thuộc ngôn ngữ Ấn-Âu, phát xuất cùng một tổ tiên thời tiền sử, bao gồm hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, cũng như các ngôn ngữ Iran và Ấn Độ ở Châu Á. Trong ngôn ngược cho và Tocharia chúng ta biết được pācer, mācer, procer, ser, keu, okso,āu, twere, ñuwe có cùng họ hàng với tổ tiên Ấn-Âu, với tiếng Anh như father, mother, brother, sister, cow, ox, ewe, door và new. Mặc dù chúng ta không có văn bản nào thuần túy bằng tiếng Tocharia tìm thấy ở khu vực phía nam Con đường tơ lụa, nhưng tư liệu bằng tiếng Indic đều đầy ắp các từ vay mượn và tên riêng mà các nhà ngôn ngữ học cho rằng chúng xuất phát từ nền tảng tiếng Tocharia.

Tiếng Tocharia được minh họa trong tranh họa trên vách hang của đạo Phật có niên đại từ đầu thời kỳ Trung cổ, và ở đây chúng ta tìm thấy số cư dân - phần lớn giống như các xác ướp - mô tả với đặc điểm của người Caucasoid, với tóc, mắt và râu màu nhạt. Phân tích AND của một xác ướp thời tiền sử cho thấy có cùng đặc tính gieo được xem là tiêu biểu trong 40% người Châu Âu hiện đại. Vải len kẻ ô vuông tìm thấy chung với xác ướp sau năm 1000 tr. CN rất giống với vải len kẻ ô vuông lâu đời nhất ở Châu Âu, ở vùng Hallstatt trên dãy Alps thuộc Áo Elizabeth Barber cho rằng vải len kẻ ô vuông ở Châu Âu và Tarim đều có xuất xứ ở phía bắc dãy Caucasus, vì chứng cứ lâu đời nhất của loại vải này được tìm thấy ở đây.

Các ngôn ngữ Tocharia có vẻ tách biệt với các ngôn ngữ Ấn-Âu khác ngay từ đầu và phát triển biệt lập với những xứ láng giềng nói tiếng Indic hay Iran. Người ta cho rằng tổ tiên của những người Tocharia này có thể là một bộ phận chính của cư dân gốc Caucasoid từ khu vực Volga-Ural di cư về phía đông trong khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 4 tr. CN. Số người này còn gọi là người Afanasevans, định cư ở lưu vực Minusinsk và dãy Altai đến phía bắc Xinjiang. Một số chứng cứ cho thấy người Afanasevans cũng di cư về phía nam vào k. năm 2000 tr. CN rồi định cư ở lưu vực Tarim.

Mặc dù chưa được chứng minh, mô hình này đưa ra lời giải thích khá thu hút về việc một ngôn ngữ Ấn-Âu cách biệt, do một nhóm cư dân có nguồn gốc Châu Âu sử dụng, tìm cách đi về phía tây lưu vực Tarim. Sự di chuyển như thế cũng cung cấp sự nhận biết ngôn ngữ đối với các xác ướp lâu đời nhất.

Bức họa một vi sư Phật giáo người Tocharia (trái) ở Bezaklik (thế kỷ 9 - 10 sau CN).

Vị trí các xác ướp (hình tam giác) tương quan với người Tocharia nhiều hơn người Saka, Iran.

Số cư dân đầu tiên trong Thời kỳ đồ đồng ở lưu vực Tarim, nền văn hóa Qawriqhul, có tự phát xuất từ nền văn hóa Afanasevo, nam Siberia.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766119767656250/Cac-nen-van-minh-co/Xac-uop-Tarim-Ho-la-a...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận