Tài liệu: Núi Rushmore

Tài liệu
Núi Rushmore

Nội dung

Núi Rushmore

                                                                        Thời điểm: 1927- 41

Địa điểm: South Dakota, Mỹ

            Đài tưởng niệm ở núi Rushmore là đài kỷ niệm đầu tiên dựng lên ở Tây bán cầu dành để hiến tặng cho một khái niệm và một sự hình thành nước Cộng hòa vĩ đại miền Tây này.

Gutzon Borglum

Đài tưởng niệm ở núi Rushmore là công trình điêu khắc bất hủ tưởng nhớ bốn tổng thống Mỹ. Những gương mặt khổng lồ của George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt được một nhóm nghệ nhân, dưới sự điều động của điêu khắc gia John Gutzon Borglum, chạm khắc trên sườn núi trong vùng Đồi Đen, bang South Dakota từ năm 1927 đến 1941. Những nhân vật cụ thể này được chọn vì họ tượng trưng cho sự ra đời và lý tưởng quốc gia.

ü      Mô hình thạch cao ba nhân vật Jefferson, Washington và Lincoln trong xưởng vẽ của họa sỹ, Gutzon Borglum đứng phía trước. Vấn đề bất ngờ ở khối đá có nghĩa sự bố trí phần đầu trong tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh sẽ khác nhau.

Mặc dù Borglum phải là nhân vật chính trong việc thực hiện dự án, ý tưởng xây dựng một đài tưởng niệm phát triển từ đề xuất của Doane Robinson. Robinson là sử gia tiểu bang South Dakota, năm 1923, bức xúc trước việc quảng bá hình ảnh của quê hương, đạt kỷ lục trong lịch sử và khuyến khích du khách, ông đề nghị việc xây dựng một công trình điêu khắc tưởng niệm ở vùng Needles. Ý tưởng của ông là phải thi công trên một nhóm đá hoa cương  hình chóp nón ở Đồi Đen để chạm khắc tượng của các vị anh hùng miền tây. Ý tưởng phải tạc những nhân vật Kit Carson, Buffalo Bill Cody và những người khác là một ý tưởng quyến rũ đối với một số người, nhưng người khác cảm thấy rằng không có địa điểm cũng như nhân vật nào là thích hợp. Borglum, người tham gia như vai trò một kiến trúc sư trong dự án, đề xuất rằng nếu một dự án tham vọng như thế nếu được thực hiện sẽ là một công trình có ý nghĩa quốc gia.

Số liệu thực tế

Chiều cao các đầu tượng: 18m

Độ cao của núi Rushmore: 1745m

Nhân lực: 350

Chi phí: 990.000$

Gutzon Borgium, con trai của một di dân Đan Mạch, sinh ở Idaho. Ông học nghệ thuật ở San Francisco và ở Académie Julia ở Paris trước khi nhận được đơn hàng điêu khắc một đài tưởng niệm khổng lồ cho Quân đội liên bang ở núi Đá, bang Georgia. Tuy nhiên, sau khi bất hòa với những người bảo trợ, Borglum ra đi trước khi dự án hoàn tất và tiếp tục công trình ở South Dakota. Ý tưởng ban đầu do Robinson đề nghị, và sau này do Borglum phát triển, trở thành một đề xuất chính thức xây dựng ở núi Rushmore thể hiện hình ảnh của bốn vị tổng thống. Đề xuất được chính phủ tiểu bang và liên bang chấp thuận năm 1925, hai năm sau, Tổng thống Calvin Coolidge chính thức làm lễ kỷ niệm đề tặng ông là người đầu tiên gọi núi Rushmore là ''Thánh địa quốc gia''.

ü      Không ảnh chụp Đài tưởng niệm quốc gia ở núi Rushmore lúc gần hoàn tất năm 1941. Thi công trên đỉnh các thiết bị làm nơi chạm khắc, dùng như xưởng thợ.

Núi Rushmore đã được chọn làm địa điểm xây dựng đài tưởng niệm bởi lẽ đây là núi đá hoa cương hạt tinh, và ở lễ đề tặng Borglum leo lên núi cao 1745m (5725ft), bắt đầu chạm khắc tượng bán thân của George Washington. Đây là một nhiệm vụ kéo dài hơn 14 năm, đòi hỏi một lượng nhân công hơn 350 người, nhưng Borglum không có dịp chứng kiến công trình hoàn tất. Chi phí dự án chưa đến 1 triệu $, trong đó chính phủ liên bang đóng góp 84%, phần còn lại do cá nhân quyên góp. Chạm khắc công trình phải mất khoảng 6,5 năm, nhưng do kinh phí trục trặc kéo dài thời gian thi công khá nhiều.

Điêu khắc

Borglum quyết định khắc một lần một nhân vật, trước tiên ông quyết định làm mô hình thạch cao trong xưởng vẽ bằng 1/12 kích thước thật của phần đầu trên núi. Trên đỉnh mô hình cao 1,5m (5ft) phần đầu của Washington, điêu khắc gia cố định một phiến phẳng được đánh dấu bằng độ. Một thanh thép nằm ngang dài 76cm (30in) xoay từ tâm phiến. Thanh được đánh dấu theo inch và một dây dọi trượt, cũng đánh dấu bằng inch, treo bên trên thanh. Bằng cách dời thanh và trượt dây dọi đến một điểm bất kỳ trên bề mặt có thể ghi lại các số đo tương ứng. Một thiết bị tương tự, lớn gấp 12 lần, xây dựng trên đỉnh vách đá ở nơi được chọn là phần cao nhất ở đầu tượng Washing- ton, có thể giúp việc đo đạc chuyển sang một sơ đồ gồm một loạt các điểm. Borglum gọi là ''máy chỉ điểm'' và người giữ nhiệm vụ đo đạc và đánh dấu các điểm định dạng trên khối đá gọi là người chỉ điểm.

ü      James ‘Jim’ Larue và Lincoln Borglum, phải đứng trên một đầu tượng kế bên máy chỉ điểm.

Sau khi đã chọn xong các điểm trên bề mặt núi, khoan đá hoa cương đến độ sâu đã được biểu thị và dùng thuốc nổ làm nổ tung khối đá lớp ngoài. Đá được cho nổ tung trong vòng 15cm (6in) tính từ mặt ngoài, có nghĩa là việc khoan phải thật chính xác. May thay, nhiều người tham gia dự án chung với Borglum đều từng làm việc trong các hầm mỏ hay mỏ đá ở địa phương, mặc dù điều kiện trên bề mặt vách đá rất khác biệt và vô cùng trắc trở. Mỗi thợ khoan được buộc vào ghế lót da treo bằng cáp của một tời kéo. Máy khoan, nặng khoảng 39kg (85 lb) cũng treo trên cáp tương tự. Khi người quay tời quá xa tính từ cạnh đỉnh vách không nhìn thấy thợ khoan, thì anh ta phải di chuyển từ điểm này sang điểm khác, một cậu bé báo an toàn đứng sẵn ở rìa vách đá và thông tin giữa người kéo tời và thợ khoan.

Vận hành máy khoan khí nén trong khi đang treo lủng lẳng trên không bên dưới đỉnh vách đá hàng trăm bộ quả là một nhiệm vụ không dễ. Để sử dụng đủ áp lực đào các lỗ sâu theo phương nằm ngang, thợ khoan trước tiên phải cung cấp đầy đủ một sợi xích dài mà họ có thể móc phần lưng ghế da tỳ vào xích. Xích treo bằng chết thép cắm vào các lỗ khoan sâu vào bề mặt đá.

Khi thợ khoan di chuyển ngang qua phía trước mặt núi, theo sau họ là người đặt thuốc súng cài thuốc nổ vào các lỗ đã chuẩn bị sẵn. Họ đặt 60 hay 70 gói thuốc súng nhỏ một lúc và làm nổ tung hai lần trong ngày - một vào lúc giờ cơm trưa khi công nhân đã rời khỏi bề mặt chạm khắc, và lần thứ hai vào lúc cuối ngày làm việc. Ngay sau đó thợ khoan làm mặt đá hoa cương lỗ chỗ như tổ ong với nhiều hàng lỗ có khoảng cách gần nhau, làm tung lớp cuối cùng sử dụng nêm thép và búa để lại một bề mặt mịn bằng cách sử dụng các máy khoan tinh đặc biệt.

Đá granite cứng đến mức mũi khoan rất mau cùn. Phải cần đến thợ rèn làm việc thường trực trên công trường, trong khi một nhóm các công nhân khác di chuyển lấn xuống trong số các thợ khoan để giúp họ thay mũi khoan.

Đài tương tiệm dành cho quốc gia

Công việc rất gian nan, thời tiết thường gây ra nhiều trắc trở . Năm 1929, tổng thống Coolidge ký Dự luật Rushmore thành lập ủy ban đài tưởng niệm quốc gia ở núi Rushmore và cấp 250.000$ để hoàn tất, cùng với các nguồn quỹ tư nhân khác. Với sự thất bại của thị trường chứng khoán tác động bất lợi đối với tài chính cá nhân trong dân chúng, thế nhưng, Borglum phải tìm các nguồn tăng viện từ chính phủ và luật pháp bổ sung năm 1934 nêu rõ đài tưởng niệm trở thành dự án của liên bang.

ü      Chạm khắc gương mặt của Abraham Lincoln: giàn giáo và nôi treo dung ftrong giai đoạn thi công này.

Sau cùng phần đầu của Washington khánh thành vào ngày4/7/1930. Borglum cùng ê-kíp của mình tiếp tục thi công phần đầu Jefferson. Gương mặt thứ hai này theo kế hoạch ban đầu nằm bên trái Washington. Nhưng vì chất lượng của đá quá kém - và sau bốn năm thi công - phải cho nổ tung và chạm khắc lại để định vị ở phía đối diện.

ü      Về đêm núi Rushmore tràn ngập ánh đèn. Wáhington, Jefferson, Lincoln và Theodore Roosevelt được chọn vì tượng trưng cho sự khai sinh và lý tưởng của Hợp chủng quốc.

Ở đây đá có kết cấu thớ rất thô, thế nhưng phải tỉa bớt mới bắt đầu chạm khắc được, sau này, phát hiện ra một đường nứt kéo dài ở chỗ phần mũi buộc Borglum phải điều chỉnh góc ở đầu Jefferson. Năm 1936, phần thứ hai này hoàn tất, tổng thống Franklin Roosevelt tham dự lễ khánh thành. Vào năm sau, hoàn tất phần đầu của Lincoln và sau cùng là phần đầu của Theodore Roosevelt hoàn tất vào ngày 2/7/1939.

Borglum cũng thiết kế Nhà Kỷ lục cũng tạc vào núi và kết nối với phần ngoài bằng một đường hầm dài 33m (100ft). Mặc dù 23m (68ft) của đường hầm được đào, nhưng công trình không bao giờ hoàn tất khi Gutzon Borglum mất ngày 6/3/1941. Công trình vẫn tiếp tục phần còn lại của dự án cho đến tháng 10 cùng năm dưới sự chỉ đạo của con trai Borglum, người đã tham gia dự án ngay từ đầu, khi mới 15 tuổi, trong vai trò người chỉ điểm.

Khi Thế chiến II bùng nổ, lễ khánh thành đề tặng công trình điêu khắc lớn nhất thế giới hoãn lại vô thời hạn, sau cùng làm lễ kỷ niệm vào ngày 4/7/1991 - nhân 50 năm hoàn tất Đài tưởng niệm quốc gia ở núi Rushmore.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4230-02-633713501070156250/Tuong-khong-lo/Nui-Rushmore.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận