Thi thể vùng đầm lầy: giết chết nạn nhân hay hiến sinh?
Thời điểm: thế kỷ 1 tr. CN – thế kỷ 4 sau CN
Địa điểm: Bắc Âu
Vào mùa xuân 1640 phát hiện thi thể của một người ở cánh đồng hoang Schalkholzer, có lẽ người này bị giết chết và chôn tại hiện trường.
BAUERNCHRONIK DES HARTICH SIERK AUS WROHM, 1615-64
Thi thể vùng đầm lầy còn nguyên vẹn đáng ngạc nhiên ở Bắc Âu từ lâu đã khuấy động trí tưởng tượng của mọi người và giới nghiên cứu khoa học. Những người này làm gì ở khu vực đầm lầy nguy hiểm và hoang vắng này? Làm cách nào thi thể của họ được bảo tồn nguyên vẹn đến mức đáng ngạc nhiên như thế? Tại sao họ chết ở đây, và chết ra sao, một câu hỏi càng thêm ý nghĩa khi người ta phát hiện chứng cứ cho thấy có nhiều thi thể bị đối xử thô bạo ở đây? Có phải họ là vật tế thần của vùng đầm lầy này? Hay đây chỉ là nhận định buồn tẻ cho rằng họ bất hạnh và cái chết đến bất chợt được xem là lời giải thích thuyết phục hơn?
Bí ẩn thứ nhất của thi thể đầm lầy là việc thi thể còn nguyên vẹn không thể phủ nhận. Yêu cầu quyết định là loài rêu Sphagnum tạo thành than bùn trong chỗ trũng đầm lầy. Điều kiện để có kết quả này có nghĩa là vi khuẩn không thể phát triển, do có các vật chất hữu cơ (trong đó có thi thể đầm lầy) nằm trong lớp rêu Sphag-num không bị vi khuẩn tấn công. Rêu cũng chứa một tác nhân thuộc da tự nhiên, bảo tồn lớp da của thi thể đầm lầy trong khi cùng lúc chuyển da thành màu nâu đậm trong một tiến trình gọi là phản ứng Maillard. Khi rêu Sphagnum chết sẽ biến thành than bùn, khiến cho thi thể được giữ chặt ngày càng sâu hơn bên trong các lớp chồng chất. Chỉ bằng sự dâng cao đột ngột trong mặt cắt-than bùn để lấy nhiên liệu trong các thế kỷ gần đây, và gần đây hơn người ta sử dụng than trong vườn, thêm một lần nữa các thi thể đầm lầy mới được tìm thấy.
Phát hiện và định niên đại
Ghi chép hiện có lâu đời nhất về sự tái phát hiện số thi thể đầm lầy có niên đại vào thế kỷ 17, và ngày càng nhiều trong thế kỷ 18 và 19. Hầu hết các thi thể này đều biến mất không để lại dấu vết, một số được chơi lại trong đất thánh, nhưng nhanh chóng bị phân hủy vì nằm bên ngoài môi trường than bùn bảo vệ. Ít nhất có một thi thể đầm lầy trở thành nguồn “thuốc xác ướp” được bán với giá rất đắt. Chỉ vào thập niên 1870, nghiên cứu khoa học thích hợp mới bắt đầu nghiêm chỉnh nhất, nhưng trong thế kỷ 20 mới tiến hành những cuộc khám phá quan trọng nhất. Đồng thời, tiến bộ trong công nghệ có nghĩa việc phân tích pháp lý chi tiết ở thi thể đầm lầy như số thi thể đào ở Tollund, Đan Mạch (1950) và Lindow Moss, Anh (1984), mới được tiến hành.
Đàn ông Tollund, tìm thấy ở Đan Mạch năm 1950, vẫn còn dây thòng lọng thắt quanh cổ có lẽ bị chết treo.
Việc bảo tồn thi thể đầm lầy tuyệt hảo che giấu tình trạng cổ xưa của họ, có nhiều nỗ lực xác định tuổi thật của số thi thể này. Những người cắt than bùn phát hiện Đàn ông Tollund ở Đan Mạch năm 1950 cứ ngỡ rằng mình đào thấy xác một nạn nhân bị giết chết gần đây cũng như giống biên bản của cảnh sát. Năm 1983, một hộp sọ của thi thể Lindow Moss, ở Cheshire còn tóc, nhãn cầu và một phần não được cảnh sát bảo lưu để làm chứng cứ cho một vụ giết người, khi gặp chứng cứ, người ta cứ nghĩ đây là một tội ác. Thế nhưng bằng phương pháp phóng xạ carbon cho thấy cả hai Đàn ông Tollund và Phụ nữ Lindow đều có khoảng 2000 năm tuổi.
Thi thể đầm lầy lâu đời nhất - là thi thể của Phụ nữ Koelbjerg, trên đảo Fyn, Đan Mạch - được xác định có niên đại vào đầu Thời kỳ đồ đá giữa, cách đây khoảng 10.000 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng như trong các thi thể Thời kỳ đồ đá mới, không có mô mềm nào còn nguyên vẹn. Đúng ra thi thể đầm lầy có từ Thời kỳ đồ đá. Họ là người Anh và Ireland, người Hà Lan, Đan Mạch và Đức. Một số không nhiều có niên đại vào giữa hay cuối thời Trung cổ, nhưng đa phần thi thể đầm lầy đều thuộc thời gian thế kỷ 1 tr. CN đến thế kỷ 4 sau CN. Chính sự tập trung này cho thấy họ không bị chết bất ngờ, mà cho thấy có sự hiến tế hay hành quyết vốn là hiện tượng thường thấy ở một số khu vực Bắc Âu vào khoảng thời gian ấy.
Mưu sát bay hiến tế?
Rõ ràng có nhiều cá thể bị chết do hành động hung bạo và chết non. Đàn ông Lindow tìm thấy gần Phụ nữ Lindow năm 1984, đã bị đánh hai cú vào đầu khiến bất tỉnh, sau đó bị cắt cổ rồi dùng dây siết cổ. Đàn ông Grauballe, cùng với các thi thể đầm lầy khác ở Đan Mạch, rõ ràng đều bị cắt cổ, nhưng cũng có vết thương trên trán và một chân bị gãy không phải là bất ngờ. Đàn ông Tollund bị chết treo. Phụ nữ Borremose bị một một mảng da đầu. Thiếu nữ Yde bị đâm rồi siết cổ. Quả thật, điều đáng chú ý là có nhiều thi thể này đã bị giết chết bằng nhiều cách khác nhau. Có những điểm khác thường khác cho thấy số người này không phải là nạn nhân của vụ giết người ngẫu nhiên mà chính là kết quả của cuộc hành quyết được hoạch định hoặc là hiến tế. Phần lớn thi thể đều chôn trần truồng, nơi nào trang phục còn nguyên vẹn thường là trang phục không mặc trên người, như thể cá nhân đã cởi trang phục trước khi bị hành quyết. Số thiếu nữ phát hiện ở Windeby và Yde đều cạo trọc một bên tóc.
Thiếu nữ Windeby cạo trọc một bên tóc, khăn buộc mắt, cho thấy cái chết không phải là bất ngờ.
Một số thi thể trong đầm lầy thường cởi trần truồng trước khi chết, nhưng ngườ Phụ nữ Huldremose được tìm thấy này có trang phục đầy đủ, mặc áo choàng không tay bằng da cừu, áo bằng vải kẻ ô vuông và khăn trùm đầu.
Các nhà khảo cổ đã đọc tài liệu của Tacitus, một nhà văn La Mã vào đầu thế kỷ 2 sau CN để tìm lời giải thích số thi thể này. Trong quyển Germania, một chuyên luận về các dân tộc Đức, ông mô tả hình phạt ban phát cho các xã hội bản địa Bắc Âu với một số tội: “Phản bội và đào ngũ bị treo cổ; hèn nhát, trốn việc và những kẻ đồi bại trái tự nhiên cho nhất vào cũi bằng liễu gai bỏ xuống đầm lầy”. “Đồi bại trái tự nhiên” ở đây cũng bao gồm những người đồng tính luyến ái và tình dục bừa bãi.
Hình phạt đối với vợ ngoại tình được mô tả riêng: “Người vợ phạm tội nói tóm tắt do chồng trừng phạt bằng cách cạo trọc đầu, lột trần truồng, với sự chứng kiến của bà con nam, đuổi cô ả ra khỏi nhà, vừa đi vừa dùng roi quất mạnh từ đầu đến cuối làng”. Sự trần truồng của nhiều thi thể có thể hiểu theo nghĩa này, một dấu hiệu của tình trạng ghét bỏ. Luật Burgundia vào đầu thời Trung cổ quy định cái chết trong đầm lầy đối với một phụ nữ từ chối quan hệ với chồng.
Cho dù thi thể đầm lầy có là tội phạm hay là vật hy sinh hay không vẫn còn chưa rõ. Có một truyền thống lâu đời về nghi thức mai táng trong hồ và bãi than bùn ở Bắc Âu, kể cả các chứng cứ thu hút sự chú ý của tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại chẳng hạn như xe ngựa Trundholm. Thi thể đầm lầy - nhân mạng thể hiện lễ vật sau cùng - có thể được xét như một phần trong truyền thống này. Đồng thời, chúng ta không thể xem nhẹ chứng cứ việc sử dụng cách mai táng trong đầm lầy như một hình thức trừng phạt của các xã hội Đức vào những thế kỷ đầu sau CN.
Manh mối chi tiết thật trêu ngươi đối với bí ẩn do phân tích thành phần thức ăn trong bao tử cho phép chúng ta tái hiện lại bữa ăn sau cùng của nạn nhân: Đàn ông Tollund và Grauballe chỉ ăn một chén cháo loãng. Tuy nhiên phần đầu ngón tay của Đàn ông Grauballe không cho thấy có dấu hiệu nào về dao động chân tay và có thể anh ta có địa vị cao trong xã hội, trong khi cháo mà anh ta dùng bị nhiễm nấm trong hạt lúa mạch, và được hưởng ân huệ chết trong lúc hôn mê. Trong phân tích sau cùng, không có lời giải thích nào đơn giản về các thi thể đầm lầy Bắc Âu, nhưng chắc chắn một số tương đối ít đã gặp cái chết do lạc đường trong sương mù.
Thông lệ mai táng ở Bắc Âu trong các bãi than bùn và nơi có nước được chứng minh bằng tư liệu không những là hài cốt con người mà còn những đồ vật kim loại công phu như xe ngựa mặt trời Trundholm, có niên đại k. 1650 tr. CN.