Tài liệu: Thành phố Maya mất tích: Cuộc săn tìm di chỉ Q

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bay qua vùng đất thấp mênh mông giạng chân ở Guatemala, Mexico và Belize, để nhìn thấy cảnh hoang vu bao ba cuối cùng của Trung Mỹ.
Thành phố Maya mất tích: Cuộc săn tìm di chỉ Q

Nội dung

Thành phố Maya mất tích: Cuộc săn tìm di chỉ Q

Thời điểm: 250 - 909 sau CN

Địa điểm: Trung Mỹ

… chúng ta nhận thấy trong các tấm huy chương mà con người đưa lên được xem là thành tích của chính mình, qua đó một ngày nào đó chúng ta sẽ tổ chức một hội nghị về một chủng tộc bị mất tích, và vén màn bí ẩn bao phủ thành phố.

JOHN LLOYD STEPHENS, 1841

Bay qua vùng đất thấp mênh mông giạng chân ở Guatemala, Mexico và Belize, để nhìn thấy cảnh hoang vu bao ba cuối cùng của Trung Mỹ. Mặc dù phải chịu đựng áp lực ngày càng tăng của nạn đốn rừng và khai hoang, khu rừng xanh tươi này vẫn còn là thiên đường của động vật hoang dã và một trong những cảnh quan khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới. Cách đây mười ba thế kỷ, nơi đây là trung tâm định cư đông đúc của nền văn minh Maya: vô số thành phố lớn với các kim tự tháp hùng vĩ và cung điện rải rác khẩu nơi, những quảng trường rộng, với bao công trình bất hủ chạm khắc tinh vi để tôn vinh các nhà cai trị như thần thánh. Bị bỏ phế từ lâu, ngày nay các thành phố này không gì khác ngoài vô số các gò đất ngổn ngang xen lẫn với rễ cây.

Đống đổ nát Maya, thậm chí một số tạo ấn tượng nhiều nhất, không được đề cập trong các trang tạp chí nghiên cứu học thuật khô khan, nhưng có một số ai cũng biết đến thậm chí bí ẩn. Trong thập niên 1970, một đoạt các tác phẩm điêu khắc bị mất cắp, tất cả đều có câu đề tặng tượng hình khắc tinh xảo, xuất hiện trên thị trường nghệ thuật cùng thời điểm. Có phải đây là sản phẩm của một số thành phố khổng lồ quan trọng đang được phát hiện trong khu rừng nhiệt đới hay không? Nhiều người bắt đầu phải suy nghĩ như thế và tiếp tục lao vào tìm kiếm di chỉ Q (theo tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ Latin ¿que? có nghĩa “cái nào?”).

Manh mối duy nhất về di chỉ Q là một nơi đâu đó trong câu đề tặng. Một vài tảng đá mang đặc điểm “nét chạm huy hiệu”- một danh hiệu hoàng tộc nhận dạng “chúa tể thần thánh” của một vương quyền cụ thể. Cảnh quan chính trị trong thời kỳ Cổ đại (250-909 sau CN) được chia thành 50 vương quyền, hay nhiều hơn, hầu hết trong số này gồm các thành phố-nhà nước có diện tích rất hạn chế. Nét chạm huy hiệu cụ thể này là một trong những huy hiệu nổi tiếng nhất, thể hiện vương quyền của kaan hay “con rắn”, một thực thể rất quan trọng nhưng khó hiểu với kinh thành ở đâu vẫn còn bí ẩn.

Bản đồ có các vị trí liên kết với Di chỉ Q.

Công trình đồ sộ di chỉ Q ám chỉ “nét chạm huy hiệu” đọc là k’uhul kaan ajaw, có nghĩa “Chúa tể thần thánh của [Vương quốc] Rắn”. Chúa tể này thuộc về Calakmul, một trong những thế lực mạnh nhất trong thế giới Maya.

Trong suốt cuộc tranh cãi 20 năm, trong đó vận may của các tùy chọn được ủng hộ đã suy yếu và hết thời, nhưng luôn có những người luôn luôn bám chặt vào quan điểm các đống đổ nát đồ sộ ở Calakmul là kinh thành Rắn. Có nhiều công trình đồ sộ ở đây, ít nhất là 117 công trình, thường khiến người ta giải quyết câu hỏi này rất dễ. Nhưng đá vôi mềm ở địa phương đã bị phong hóa nghiêm trọng và hàng ngàn năm hứng chịu mưa nhiệt đới đã xóa sạch hầu hết câu đề tặng trên đá. Câu trả lời chắc chắn chỉ mới có trong những năm gần đây qua sự phân tích tỉ mỉ các nét chạm bị bào mòn cùng các chứng cứ khai quật mới. Cũng do phần đóng góp quan trọng qua việc nhận biết hai địa danh liên kết với kinh thành Rắn: oxte’tuun (“ba tảng đá”) và chiik naab’ (vẫn chưa rõ nghĩa). Cả hai thường xuất hiện trong các văn bản của Calakmul, nơi đây chúng rõ ràng đặt tên thành phố và vùng phụ cận.

Vì thế, nếu Calakmul là kinh đô của Vương quốc Rắn, thì đây có phải là nơi xuất xứ của các tác phẩm điêu khắc ở Di chỉ Q hay không? Ý kiến mới đây nhất khẳng định là không. Calakmul là một trong các hegemons hay siêu cường của thế giới Maya cổ đại, trong khoảng 130 năm các nhà thống trị trong thế giới này có vai trò như “vị vua của các vua nhỏ”, thống trị các ông vua đương đại nhỏ bé hơn. Có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy các tảng đá thuộc Di chỉ Q tưởng niệm sự thống trị của các lãnh chúa thần phục vương triều Calakmul, và thật ra xuất xứ từ nhiều địa phương khác nhau. Một số các mánh đá to hơn hiện nay xác định có nguồn gốc ở thành phố El Perú. Có hy vọng gì để nhận dạng những tảng đá khác?

Tấm panel lấy được ở Di chỉ Q với trò chơi banh ở Calakmul, mang chữ Chak Ak’ach Yuk (“Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại”), tên này xuất hiện ở góc trên bên phải. Việc xuất hiện tên của vị chúa tể này trong một tấm bia ở La Corona (phải) cung cấp đủ lý do cho rừng bia đá này phải xuất phát từ vương quốc Calakmul.

Khám phá trong khu rừng nhiệt đới

Năm 1996, một vệ tinh của NASA quét qua khu rừng Maya để tìm kiếm con đường thời xa xưa có một số đặc điểm được phát hiện nằm gần Lo Veremos, Guatemala, một trại nhỏ ven hồ do chicleros (chewing-gum tappers) thành lập. Đoàn thám hiểm đầu tiên phát hiện có thể là một cảng dành cho xuồng, trong khi một số gò đất gần đó có nhiều công bia khắc chữ tượng hình nhưng đã bị vỡ. Ian Graham và David Stuart thuộc Viện bảo tàng Peabody, đại học Harvard tiến hành khảo sát chi tiết, vào năm sau vẽ bản đồ những khu đổ nát này, đặt tên là La Corona (“vương miện”), và khám phá một vài câu đề tặng dài hơn.

Các chứng cứ này cho thấy các mối quan hệ gắn bó giữa La Corona và Calakmul. Chủ yếu, Stuart nhận dạng tên Chak Ak’ach Yuk (“Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại”), có vẻ là tên một nhà cai trị địa phương, tham dự một nghi thức tế lễ quan trọng do nhà vua Calakmul. vĩ đại tiến hành Yich’aak K’ak’ (“móng lửa”). Chak Ak’ach Yuk được thể hiện trên một tấm bia đẹp nhất thuộc Di chỉ Q, nơi đây nhà vua đang chơi banh Maya ở chính vương quốc Calakmul. Sự kết hợp này ngụ ý rằng tấm panel này ít ra xuất xứ từ La Corona hay một nơi nào đó gần đó.

Ngay cả La Corona giải quyết một phần bí ẩn Di chỉ Q thì chúng ta cũng biết rằng rừng rậm tiếp tục che đậy những bộ phận còn lại. Khảo sát tiếp theo đó và một mức độ may mắn nhất định có thể phô bày thêm nhiều chứng cứ khác. Việc săn tìm di chỉ Q là cuộc mạo hiểm thực sự trong rừng nhiệt đới, nhưng cũng minh họa việc giải mã các chữ tượng hình Maya ra sao - hệ thống chữ viết hoàn hảo nhất của Châu Mỹ thời tiền Columbus - trở thành một công cụ hiệu quả trong việc nghiên cứu lịch sử và địa lý chính trị Maya.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766123585625000/Cac-nen-van-minh-co/Thanh-pho-Maya-mat-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận