Tài liệu: Người Polynesian làm cách nào để tìm thấy quê hương?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1766, thuyền trường Samuel Wallis với chiếc thuyền HMS Dolphin cập bến đảo Tahiti trong một buổi sáng sương mù dày đặc.
Người Polynesian làm cách nào để tìm thấy quê hương?

Nội dung

Người Polynesian làm cách nào để tìm thấy quê hương?

Thời điểm: cách đây 30.000 – 1.200 sau CN

Địa điểm: Thái Bình Dương

Chúng ta có thể biết trong các mô tả người ta thường gọi họ là người Proes hay Pahee’s, họ đã giương buồm trong những vùng biển này từ đảo này sang đảo khác cách nhau hàng trăm hải lý, ban ngày họ dùng Mặt trời làm la bàn, còn ban đêm căn cứ vào Mặt trăng và các vì sao.

THUYỀN TRƯỞNG JAMES COOK, 1769

Năm 1766, thuyền trường Samuel Wallis với chiếc thuyền HMS Dolphin cập bến đảo Tahiti trong một buổi sáng sương mù dày đặc. Khi sương mù đã tan, ông vô cùng sửng sốt khi thấy thuyền mình bị hàng tá xuồng nhỏ vây quanh do các chiến binh cao lớn, “thể hình cân đối” chèo chống. Ít lâu sau Tahiti được Châu Âu biết đến như một thiên đàng xa xăm vùng nhiệt đới, nơi phụ nữ rất xinh đẹp và không hề biết đến cảnh bần cùng, quê hương của những người vốn là hình ảnh thu nhỏ của người nguyên thủy quý tộc. Nhưng đối với một người quan sát điềm tĩnh hơn, thuyền trưởng James Cook, đến đảo năm 1769, ông lại khó xử về vấn đề quyến rũ giới học giả xưa nay: người Tahiti bằng cách nào đã định cư trên quê hương xa xôi hẻo lánh này? Con người với những chiếc xuồng thô sơ, không sử dụng kim loại làm cách nào để vượt qua đại dương mênh mông và định cư ở quần đảo xa xôi nhất trong vùng Thái Bình Dương này?

Chính Cook cũng cho rằng ngừơi Polynesia đã đến từ phương tây xa hơn nữa. Ông viết với vẻ phỏng đoán: “Chúng tôi lần theo họ từ đảo này sang đảo khác đến vùng biển Đông Ấn”. Sau đó nhà hàng hải người Anh nổi tiếng trò chuyện với một hoa tiêu chèo xuồng ở địa phương tên Tupaia, hỏi anh ta những người hoa tiêu trưởng làm cách nào để biết đường đến hòn đảo xa xôi này mà từ đất liền không nhìn thấy đảo. Tupaia giải thích họ đã sử dụng mặt trời và các thiên thể khác làm la bàn ra sao.

Khi Cook ngạc nhiên trước khả năng của người Polynesia giương buồm đi theo gió mậu dịch đang thổi trong hàng trăm dặm, Tupaia chỉ rõ gió tây thổi từ tháng Mười một đến tháng Giêng, chính trong các tháng này xuồng có thể đi theo hướng gió thổi. Tupaia thuộc lòng các đảo vùng Polynesia. Anh ta liệt kê các đảo, số ngày cần thiết để đi đến các đảo này, và đi hướng nào sau đó Cook mới vẽ ra sơ đồ phác họa. Giới học giả hiện đại cho rằng Tupaia có thể xác định một khu vực tiếp giáp biển Marquesas ở đông bắc, đông giáp Tuamotus, nam giáp quần đảo Australs (Tubai), tây nam giáp đảo Cook. Họ cũng nắm vững thậm chí khu vực đảo Fiji và Samoa ở phía tây - một bản đồ thuộc lòng một khu vực rộng lớn bằng cả Châu Úc hay nước Mỹ. Cook thuyết phục Tupaia tháp tùng với mình về hướng tây nam khi ông trên đường đến New Zealand, để có thể tìm hiểu phương pháp của Tupaia. Thật không may, Tupaia chết vì bệnh sốt rét trong khi thuyền Endeavour ở trong vùng biển Đông Nam Á.

Từ nghiên cứu đến thực nghiệm

Không có một nhà hàng hải nào sau này phỏng vấn những người đi biển trên đảo Tahiti. Nhiều học giả xa rời thực tế cứ giả định rằng các đảo Thái Bình Dương có người ở là do khi xuồng của họ ra xa bờ gặp phải gió thổi tình cờ và giạt xuồng của họ vào đảo. Nhưng năm 1965, thủy thủ tàu tuần duyên người Anh David Lewis bắt gặp các nhà hàng hải đi trên xuồng rất cũ kỹ trong quần đảo Caroline vùng Micronesia. Ông hiểu các hoa tiêu này đã sử dụng các lối đi trên thiên đỉnh gồm các ngôi sao chính để ra khơi, cũng như căn cứ hướng gió, sóng vỗ thể hiện ngoài khơi hòn đảo, và thậm chí căn cứ vào đường chim biển hay chim đất liền bay, để cập bến trên vùng biển có nhiều đảo cách xa điểm xuất phát. Những người đi biển có thể trở về nhà an toàn, sử dụng các dấu hiệu tương tự của biển và trời. Quyết tâm phải bảo tồn một nghệ thuật đang biến mất nhanh chóng. Lewis giong chiếc thuyền buồm đi biển thiết kế kiểu Châu Âu của ông từ Rarotonga trong đảo Cook đến New Zealand, chỉ sử dụng một bản đồ sao và một người đi biển Polynesian phụ tá. Trong thập niên 1970, chính Lewis học nghề ở các hoa tiêu trong vùng đảo Caroline.

Các nhà hàng hải ở Thái Bình Dương học kỹ năng từ người lớn, phải ghi nhớ sự di chuyển của các thiên thể trên trời và bằng cách sử dụng biểu đồ mắt cáo thô sơ để thể hiện vị trí hòn đào và các chòm sao.

Vì thế sự nghiên cứu đã mở đường đến thực nghiệm. Vào cuối thập niên 1960, nhà nhân chủng học Ben Finney bắt đầu thử nghiệm dài hạn với các bản sao giống như xuồng của người Polynesia cổ đại. Bản sao đầu tiên của Finney là chiếc Nalehia, chiếc xuồng có cánh buồm nhọn của người Hawaii dài 12 m (40 ft). Thử nghiệm trong vùng biển lộng gió của Hawaii cho thấy thuyền có thể lướt gió vì thế Finney lên kế hoạch cho chuyến đi từ Hawaii đến Ta-hiti rồi trở lại, sử dụng bản sao xuồng quen thuộc trong vùng đảo Thái Bình Dương nhưng bằng vật liệu composite. Hokule’a, do một người Hawaii tên Herb Kawainui Kane dài 19 m (62 ft), thân đôi, hai cánh buồm có hình dáng càng cua. Finney, thủy thủ người Micronesia điêu luyện Mau Piailug và một thủy thủ đoàn phần lớn là người Hawaii đã điều khiển thuyền Hokule’a đi từ Hawaii đến Tahiti và trở về thành công năm 1976. Tiếp đến là cuộc hải trình trong hai năm quanh Thái Bình Dương chỉ sử dụng nghề hoa tiêu của dân bản địa. Nhờ vào thử nghiệm thành công của thuyền Hokule’a, kỹ năng đi biển của người Polynesia cổ đại mới được bảo tồn cho hậu thế.

Một phiên bản hiện đại của chiếc thuyền hai thân của người Hawaii, Hokule’a. Quan tâm đến ngành hàng hải truyền thống đã đưa thuyền Hokule’a cùng một số phiên bản khác ra khơi theo hành trình thời cổ đại.

Di cư thời cổ đại

Đồng thời, các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học lần theo các cuộc di cư thời cổ đại vượt Thái Bình Dương. Một phân tích gần đây về 77 ngôn ngữ Austronesia đã xác định nguồn gốc sau cùng của cư dân trên các đảo Thái Bình Dương ở Đài Loan, từ đây họ từ đảo này đi sang đảo khác qua quần đảo Philippine và New Guinea, đi về phía đông qua Fiji, từ đó đến Tahiti, Hawaii, New Zealand và đảo Easter. Cuộc hành trình khó hiểu này được ước đoán diễn ra ít nhất hơn 2.000 năm, chỉ đơn thuần là cái chớp mắt hiểu theo bối cảnh thời tiền sử. Con người đã định cư trên quần đảo Solomon ở tây nam Thái Bình Dương cách đây ít nhất 28.000 năm.

Cách đây 5000 năm hệ thống trao đổi trải rộng bao la vận chuyển vỏ sò, đá obsidian (đá vỏ chai) cùng nhiều hàng hóa khác vượt qua các khoảng cách rất xa từ lục địa Châu Á vào tận trung tâm Thái Bình Dương. Chúng ta có thể lần theo dấu vết của những người này từ đồ gốm đặc trưng ''Lapita'' của họ, có thể phát triển trong vùng biển nhiều đảo Bismarck ngoài khơi New Guinea, và phát hiện xa tận về phía đông như ở Fiji có niên đại thiên niên kỷ thứ 1 tr. CN. Xuồng hai thân đi biển và loại ngũ cốc có củ dễ trữ như khoai sọ là chất xúc tác cho các chuyến đi vượt biển quả cảm, đến các đảo rất xa trên đường chân trời, cách xa hàng trăm dặm. Nhà khảo cổ học New Zealand – Geoffrey Irwin, bản thân ông cũng là thủy thủ, sử dụng máy vi tính lập mô hình và các chuyến đi của ông cho thấy đường đi ngoài biển khơi đều theo hệ thống, cân nhắc và dựa trên sự hiểu biết rất rõ về môi trường đại dương và bầu trời.

Thành tựu đạt được của các nhà hàng hải rất đáng chú ý, nhưng không phải là khó hiểu, căn cứ vào hệ thống hoa tiêu, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Micronesia và đông Polynesia đều có người ở trong vòng 2000 năm gần đây, bắt nguồn ở Fiji năm 1 sau CN. Tahiti có người định cư năm 800 sau CN, Hawaii năm 600, đảo Easter có lẽ từ năm 300 đến 400, New Zealand khoảng 1000 sau CN. Với các chuyến đi này, chương cuối của sự dàn trải 150.000 năm của loài người hiện đại trên khắp thế giới đã khép lại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766124864531250/Cac-nen-van-minh-co/Nguoi-Polynesian-lam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận