Pho tượng & Tàn tích trên đảo Easter
Thời điểm: 1000 – 1700 sau CN
Địa điểm: đảo Easter, đông nam Thái Bình Dương
Nếu ai đó hỏi bạn chúng ta đã “giải câu đố” được không, thì bạn có thể nói rằng chúng ta không quả quyết làm được việc ấy, nhưng chúng ta tìm thấy nhiều điêu mới lạ và lý thú.
KATHERINE ROUTLEDGE, 1915
Địa lý học, địa chất học và sinh thái học của đảo Easter (Rapa Nui hay Rapanui) định dạng số mệnh của người Polynesia đã định cư đó vào khoảng thời gian chưa rõ thuộc thiên niên kỷ thứ 1 sau CN. Hòn đảo bốn bề là biển, cùng với cảnh quan đất đai bạc màu được các thủy thủ Châu Âu phát hiện năm 1722, dường như đã trải qua một thời kỳ cằn cỗi, nhưng không thể tin rằng người ta đã dựng các pho tượng đá đồ sộ moai như thế. Khoảng cách giữa thiên nhiên và khoa học phương tây làm rào cản văn hóa trong nhiều thế hệ. Thế nhưng, giới học giả gần đây, đã làm phong phú kho dữ liệu khảo cổ ở Rapa Nui, tiết lộ về bối cảnh sinh thái nhiều hơn nữa. Đồng thời các nhà ngôn ngữ và nhân chủng học lại góp thêm nhiều cách giải thích mới về nguồn gốc của người Polynesia và sự phân tán của họ. Theo cách giải thích của Katherine Routledge, đồng lãnh đạo cuộc thám hiểm Mana đến đảo Easter năm 1913-15, phát hiện thêm “nhiều điều mới lạ và lý thú”.
Hòn đảo
Rapa Nui nằm ở nam bán cầu trên Phiến Nazca đông nam Thái Bình Dương, một tiêu điểm thường có nhiều áp lực địa chấn và tính bất ổn địa chấn. Đây chỉ là hòn đảo cao bằng đá bazan, có hình dáng gần giống hình tam giác được hình thành bởi các dòng chảy hợp nhất từ ba ngọn núi lửa nằm dưới biển. Với diện tích 63 dặm vuông (163 km2) Rapa Nui nhỏ, nhưng không phải là đảo nhỏ nhất trong số đảo Thái Bình Dương có người cư trú. Cách biệt về địa lý nhưng lại liên kết văn hóa với phần Polynesia còn lại, Rapa Nui là một “phần tách ngoài” vùng á nhiệt đới về lượng mưa và nhiệt độ. Điều này tạo ra một hệ thống sinh thái địa phương khó trồng trọt, tài nguyên thiên nhiên hạn chế và thực vật phát triển hay phục hồi chậm, mặc dù có thời cọ mọc sum sê. Rano Raraku, một ngọn núi lửa hình nón với loại đá tuff lapilli cố kết, được xem là vai trò quan trọng trong nền văn hóa Rapa Nui thời kỳ tiền tiếp xúc. Qua quá trình ít nhất 500 năm, vật liệu điêu khắc gần hoàn hảo này được khai thác để hình thành 95% trong số 883 pho tượng đã khám phá. Đây chính là động lực chính để phát triển các công trình công cộng bất hủ và công trình kiến trúc tưởng niệm.
Bản in khắc từ một bức họa của Duche de Vancy, họa sĩ tháp tùng đoàn viễn chinh Pháp đến đảo Easter năm 1786. Một thành viên trong - đoàn đang đo pho tượng vẫn - còn đứng vững trên đế.
Tổng cộng 883 tượng được kiểm kê ở đảo Easter và thuộc một trong bốn nhóm hình dáng. Tượng cao nhất là một biến thể quan trọng của Nhóm 4.
Tất cả các pho tượng ở Rano Raraku đều thuộc một trong số bốn loại hình dáng, và mối quan hệ các thuộc tính thiết kế theo tỉ lệ lại rất đa dạng. Điều này chứng minh cho sự tiếp nối mỹ học, mô hình xã hội không được lý giải, chiến lược quản lý lương thực đầy ý nghĩa và sự ổn định chính trị trong nhiều thế hệ. Vào cuối thế kỷ 16 sau CN, khoảng 1/3 số tượng đá đã được vận chuyển thành công và dựng thẳng lên các tấm móng hành lễ (gọi là tượng ahu). Các ahu này nằm dọc theo dải đất ven bờ Rapa Nui tiến hóa thành các cấu trúc công phu, qua nhiều giai đoạn với các vách đá đồ sộ trau chuốt – có thể làm gối đỡ nhiều tượng. Hầu hết các tấm móng dọc bờ biển và một số tượng đá đều được trang trí bằng xỉ núi lửa màu đỏ được khai thác từ nguồn núi lửa độc nhất gọi là Puna Pau.
Tượng đá ở Rapa Nui được dựng lên để tưởng nhớ người đáng kính và có lẽ là tổ tiên được thần thánh hóa. Mana linh thiêng của họ đặt bên trong được truyền vào thế giới tự nhiên qua đôi mắt.
Nguồn gốc và biệt lập
Người Polynesia đóng các bè khổng lồ và xuồng hai thân có thể vượt những khoảng cách xa trên biển. Thuyền của họ mang đặc điểm khung sườn rất vững chãi, thiết kế đi biển, rất linh động, mối nối rất bền chịu được sóng va. Thanh gỗ to, nặng, một số có chiều dài gấp ba lần pho tượng đá lớn nhất được dựng lên, rồi di chuyển qua địa hình gồ ghề. Các thủy thủ lão luyện được đào tạo các khóa định hướng gió, điều chỉnh theo hướng gió thay đổi và các đường di chuyển mẫu của chim, cá.
Tượng chạm trổ từ vật liệu đá vỏ chai đỏ tìm thấy ở đảo Easter và nơi khác thuộc Đông Polynesia, như pho tượng này ở Raivavae, đảo Úc châu.
Người Polynesia di chuyển đầu tiên trong vùng Đông Thái Bình Dương vào khoảng thiên niên kỷ thứ 1 sau CN. Phát hiện Rapa Nui có thể diễn ra trong khoảng 300 đến 400 sau CN, nhưng chắc chắn trong khoảng 800 sau CN. Mangareva, Pitcairn (hòn đảo gần nhất Rapa Nui) và Henderson có trao đổi mua bán lặp đi lặp lại nhưng không lâu từ 800 đến 1600 sau CN. Trong khi việc đổ bộ lên đảo Rapa Nui để định cư chưa rõ, thì có các mối quan hệ khảo cổ giả định với Mangareva và Mangaia trong đảo Cook. Tác phẩm chạm khắc đá đồ sộ trên đá vỏ chai đỏ liên kết Rapa Nui với Piteairn và có thể với Raivavae ở các đảo Úc châu.
Chứng cứ khảo cổ học, ngôn ngữ học và dân tộc học trong chuyến đi chiến lược của người Polynesia ở Đông Thái Bình Dương theo quan điểm của P.V. Kirch, “thay đổi giả thuyết Thor Heyerdahl cho rằng người Polynesia có nguồn gốc ở Châu Mỹ”. Càng ngày có nhiều giả thuyết thuyết phục cho rằng những thủy thủ Polynesia đã đến vùng phụ cận ở bờ biển Nam Mỹ, nơi đây họ tìm được, có lẽ do buôn bán, loại khoai lang thuần chủng (Ipomoea batatus) và bí Lagenaria. Sau đó du nhập vào Polynesia thời kỳ tiền tiếp xúc, phát triển loại khoai lang thành thức ăn vô giá trong khắp Thái Bình Dương.
Trên đảo Rapa Nui, khoai lang được trồng thành các đồn điền lớn và trong các lô đất gia đình, là thức ăn trong quá trình xây dựng các khối cự thạch khổng lồ và qua mặt các mặt hàng chủ yếu khác về tầm quan trọng tôn giáo.
Ahu Nannau ở Anakena kết hợp truyền thuyết Rapa Nui với Hotu Matu’a, tổ tiên sáng lập xã hội trên đảo.
Cự thạch và thủy thủ: kế hoạch chuyên chở
Người dân đảo Easter đã di dời và dựng các pho tượng khổng lồ này đứng thẳng bằng cách này? Có ba giai đoạn để hình thành một moai (tượng đá): khai thác ở mỏ, vận chuyển và dựng thẳng. Mỗi giai đoạn đều cần có người am hiểu, dụng cụ và các nhóm phối hợp. Kinh nghiệm đã từng dựng tượng tương tự là điều cần thiết và rất quý. Ước đoán thời gian và nhân lực cần thiết để chạm trổ một tượng cũng thay đổi, nhưng tính toán đầu tiên của William Scoresby Routledge, đồng lãnh đạo cuộc thám hiểm Mang đến đảo Easter 1913-15 cho biết một thợ cả chạm khắc cùng một nhóm 54 người dùng các công cụ đá có thể chạm một pho tượng cao 10 m (30 ft) trong 15,5 ngày, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy ít nhất phải gấp đôi thời gian này tượng mới hoàn thành.
Routledge mô tả chính xác một “khoảng trống” trong tượng được khai thác ở mỏ như một khối đá hình chữ nhật được giữ thăng bằng trên một xương sống đá hay “sống thuyền” rồi sau đó mới chạm trổ. Trong khi các pho tượng khổng lồ gắn chặt vào sườn núi ở Rano Raraku trông có vẻ đáng sợ, thì có đến 95% số pho tượng đá được vận chuyển đến tấm móng có chiều cao chưa đến 6 m (18 ft). Chỉ có một pho tượng cao 10 m (30 ft) phù hợp với cách tính của Routledge được dựng thẳng thành công trên một tấm móng. Số thống kê trung bình trên đảo thực ra là các tảng đá cao khoảng 4 m (12 ft) và nặng từ 8 đến 10 tấn. Công trình cự thạch do người dân Rapa Nui xây dựng gây ấn tượng sâu sắc, nhưng đa số họ cũng tỏ ra rất tài tình trong việc đóng thuyền Polynesia.
Người ta đưa ra nhiều cách vận chuyển. Một là sử dụng giá ba chân phức hợp được đề xuất nhưng không kèm chứng minh tỏ ra thiếu tính khả thi. Hai phiên bản cách dựng đá đứng thẳng thực ra chỉ áp dụng trên mặt đất bằng phẳng. Cả hai đều rất nguy hiểm, và chắc chắn không khả thi trên địa hình nhấp nhô. Phương pháp vận chuyển logic đối với pho tượng trung bình có lẽ là chống bằng trụ và dây thừng khi kéo lên xuống đồi. Phải cần vị trí nghiêng để dựng thẳng trên hầu hết các tấm móng ven biển.
Người Polynesia rất khéo léo trong việc di dời xuồng nặng từ nước lên bờ và khiêng đi trên đường bộ theo nhiều cách. Một số khiêng, một số đặt trên các thanh lăn chồng chéo hay kéo dọc trên một ''thang xuồng'' gồm các ''thanh ngang'' đặt cách nhau một mét và tạo ra một bề mặt để xuồng có thể trượt. Đối với địa hình dốc đứng, thanh ngang được cố định vị trí bằng đây buộc - trở thành ''thang dây''. Thanh ngang cũng có thể cố định với đường ray dọc để tạo ra gối đỡ và bề mặt đồng dạng.
Giả thuyết về vận chuyển, dựa trên công nghệ xuồng, được thử nghiệm gần đây ở Rapa Nui. Một bản sao giống hoàn toàn theo tỷ lệ pho tượng đá theo thống kê trung bình được đặt trên một thanh trượt khung chữ A buộc theo kiểu thân xuồng Polynesia có móc chèo. Ba thử nghiệm được chứng minh bằng tư liệu và theo nguyên bản sử dụng thanh trượt, đòn bẩy và cấu hình “thang xuồng” được tiến hành. Thanh lăn không thể thực hiện nhưng việc sử dụng “thang xuồng”, kéo pho tượng bản sao thật dễ dàng cách cao trình mặt đất 100 m (300 ft) sau đó kéo lên đường dốc đối với tấm móng bản sao. Số thanh trượt gấp đôi như một giàn cẩu để bảo vệ pho tượng và dựng thẳng tượng lên với khăn trùm đầu kèm theo.
Bố trí con người vào phương trình vận chuyển
Cần đến bốn mươi người để kéo một pho tượng trung bình trên thanh trượt khung chữ A vượt qua địa hình bằng phẳng. Hai mươi người thành thạo có thể dựng thẳng pho tượng tương tự trong ba ngày. Ở Rapa Nui cần đến người chỉ huy việc chạm khắc, vận chuyển và dựng một pho tượng trung bình và mọi người phải tiếp tế lương thực ước tính phải cần đến 8,7 gia đình hay khoảng 395-435 người. Nguồn tài nguyên khoai lang và các loại hoa màu khác trong diện tích khoảng 20ha (50 acres) dành cho nhân công, nhưng truyền thuyết ở Rapa Nui kể rằng thợ cả chạm khắc cần loại thực phẩm ngon hơn như tôm hùm và khoai sọ. Cùng với môi trường, hệ thống xã hội và cấu trúc chính trị của Rapa Nui rất phát triển. Khi phải đầu tư nguồn tài nguyên nhiều hơn tương xứng với các pho tượng to hơn trung bình, thì sự suy thoái kinh tế trên nền tảng tài nguyên cạn kiệt và phục hồi tài nguyên chậm phát sinh. Nếu hạn hán hay giá lạnh xảy ra trong thời gian dài thì căng thẳng mãnh liệt sẽ bùng phát thành cuộc gây hấn.
Vai trò của tượng đá trong xã hội Rapa Nui vừa mang tính thiêng liêng lẫn thế tục. Tượng đá chứa đựng mang lực lượng duy linh của người Polynesia cổ đại nhưng cũng là dấu hiệu sức mạnh của nền sản xuất, thể hiện và phân phối lương thực phối hợp thành công. Ngày nay, nhiều tượng đá có lúc bị kéo sập nay đã dựng lại, sừng sững trên tấm móng đã trùng tu nhằm thể hiện “gương mặt sống động” của các tổ tiên ở Rapa Nui hướng về tương lai và nhắc nhở chúng ta tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.