Tài liệu: Lăng mộ của Alexander đại đế biến mất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lúc Alexander chết ở Babylon năm 323 tr. CN, chắc chắn người ta hình dung rằng di hài của con người này phải chôn trong khu đất mai táng hoàng gia cổ đại của các nhà vua Macedonia ở Aegai (Vergina, bắc Hy Lạp ngày nay).
Lăng mộ của Alexander đại đế biến mất

Nội dung

Lăng mộ của Alexander đại đế biến mất

Thời điểm: thế kỷ 4 tr. CN

Địa điểm: Alexander, Ai Cập

[Julius] Caesar... vội vã tham quan một phản mộ đẽo từ vách đá chứa đựng thi thể của một nhà thám hiểm liều lĩnh nhưng tuyệt vời, Alexander đại đế, chết trong thời kỳ hiển hách nhất của mình, vì thế đã rửa nhục cho một thế giới chiến bại.

LUCAN, THẾ KỶ 1 SAU CN

Lúc Alexander chết ở Babylon năm 323 tr. CN, chắc chắn người ta hình dung rằng di hài của con người này phải chôn trong khu đất mai táng hoàng gia cổ đại của các nhà vua Macedonia ở Aegai (Vergina, bắc Hy Lạp ngày nay). Ở Babylon, thi thể của ông được ướp chất thơm (đặc biệt nhiều hơn) các thi thể khác khi hỏa táng, sau đó trở thành tiêu điểm của cuộc tranh giành quyền lực khi nhiều người ra yêu sách khác nhau để tranh đua quyền kế vị đối với đế quốc của Alexander - việc mai táng người tiền nhiệm là quyền lợi hợp pháp của một chế độ quân chủ mới. Người ta đồn rằng chính Alexander muốn được mai táng ở Siwa, đền thờ thần Zeus Ammon ở sa mạc phía tây Ai Cập. Ở đây người ta tôn vinh Alexander vốn là “con trai thần Ra”, trong bối cảnh này cũng có nghĩa là con trai của Zeus Ammon. Chính vào thời điểm sau khi quy bà con của vị thần này, người ta thường thêm sừng cứa đực vào hình ảnh của Alexander. Cho dù có chôn ông ở Siwa có phải là mong muốn thực sự của ông hay không, điều này vẫn là một câu truyện được nghĩ ra trong cuộc chiến tuyên truyền sau khi Alexander chết, chúng ta hầu như không thể biết chắc chắn.

(Ảnh trái) Đầu tượng Alexander đại đế bằng đá cẩm thạch với kiểu tóc và ánh mắt nhìn xa xăm đặc trưng. Viên bảo tàng Istanbul. (Ảnh phải) Đồng tiền có chân dung Alexander như thần Zeus Ammon (với sừng cừu đực), do Lysimachus (cuối thế kỷ 4/đầu thế kỷ 3 tr. CN) phát hành sau khi ông mất.

Cuộc hành trình đến Ai Cập

Trong sự kiện chính Ptolemy Soter, nhà vua Ai Cập (304-284 tr. CN), đích thân tiến hành để đoạt quyền chiếm hữu thi hài của Alexander: ông đến Damascus ở Syria, can thiệp với Arrhidaeus, phó vương chịu trách nhiệm hộ tống xác từ Babylon. Có lẽ theo sau là lễ vật hối lộ khổng lồ, đám đưa tang đi chệch hướng, không trở về Macedonia mà hướng sang Ai Cập. Thật trớ trêu thay chúng ta lại biết nhiều về chiếc xe tang được trang hoàng công phu (phải mất hai năm mới đóng xong) chở thi hài của Alexander trong cuộc hành trình này hơn là chi tiết về nơi ông yên nghỉ sau cùng: Diodorus, sử gia người Sicilia, trong thế kỷ 1 tr. CN trong tư cách là nhân chứng đã để lại chúng ta một mô tả thật tỉ mỉ.

Điều gì diễn ta tiếp đó vẫn chưa biết. Một truyền thuyết lịch sử cho rằng xác của Alexander trước tiên chở đến Memphis trước khi chuyển đến Alexandria. Có vẻ như ông ta đã được mai táng ở Memphis, Ít nhất trong một thời gian ngắn. Thế nhưng chỉ chôn “trong một vài năm” theo như Curtius Rufus thuật lại hay không vẫn chưa rõ, nhất là các nguồn tư liệu chính của chúng ta dựa vào Diodorus và Strabo không ghi chuyện gì đã xảy ra đối với xác của Alexander, và cũng không đề cập Memphis. Dù sao, có lẽ ngay trước khi kết thúc thời gian trị vì của Ptolemy Soter, xác của Alexander được chuyển đến Alexan-dria, trưng bày thường trực trong quan tài bằng vàng ở đây nhưng nơi này không phải là nơi yên nghỉ cuối cùng của Alexander.

Người kế vị Ptolemy Soter sau này là Ptolemy Philopater (221-205 tr. CN), chịu trách nhiệm xây dựng một băng mộ cho triều đại Ptolemy còn gọi là Sema hay Soma (nguồn tư liệu của chúng ta ghi khác nhau), bao gồm thi thể của Alexander và cũng là người tiền nhiệm của Ptolemy trong cương vị nhà cai trị Ai Cập. Lăng mộ này có thể đã dựng lên gần nơi yên nghỉ ban đầu của Alexander ở Alexandria, nhưng có nhiều khả năng xây dựng ở một nơi gần đó, trong trường hợp này địa điểm nơi chôn cất ban đầu có lẽ ít lâu sau bị quên lãng. Ngay cả sau đó Alexander cũng không được yên nghỉ bình thản: Ptolemy X (107-88 tr. CN) cướp quan tài vàng, thế chiến quan tài bằng thạch cao tuyết hoa. Du khách viếng lăng mộ được ghi lại sau cùng là hoàng đế La Mã Caracalla thăm năm 215 sau CN. Lăng mộ có lẽ do các cuộc dấy loạn phá hủy và nhận chìm thành Alexan-dria khoảng 273 sau CN, và chính điều này khiến giám mục John Chrysostom phải ngạc nhiên khi viếng thăm thành Alexandria sau đó khoảng một thế kỷ, kể lại rằng thậm chí người ta đã quên khuấy mất địa điểm.

Tái tạo giả định xe tang trang trí công phu của Alexander, nghe đồn mất hai năm mới đóng xong theo mô tả của Diodorus.

Ngôi mộ mất hút: Nguồn tư liệu Hy-La

Trước nay chưa hề tìm ra dấu vết gì về phần mộ của Alexander, và những gì còn lại chắc hẳn đã bị vùi sâu bên dưới thành phố Alexan-dria hiện đại. Chúng ta chỉ biết mang máng địa điểm ấy: Strabo đặc biệt kể rằng phần mộ nằm trong khu vực gọi là “Cung điện”, một khu phức hợp mênh mông gồm nơi ở của hoàng gia, đền miếu và các khu vườn vui thú kế bên hải cảng phía đông. Vì thế, phần mộ của Alexander có lẽ nằm gần biển trong khu đông bắc thành phố. Nhưng xét về kích thước và dáng vẻ bên ngoài không có manh mối rõ ràng nào trong các nguồn tư liệu thành văn, nỗ lực định vị phần mộ với sự miêu tả thành phố ở quy mô nhỏ chẳng hạn như đèn đất sét có trang trí cũng không thuyết phục. Một đoạn thơ của nhà thơ Latin vào thế kỷ 1 sau CN Lucan cho biết thi thể đặt (không có gì ngạc nhiên) trong một mật thất, ông ngụ ý mái che có hình dạng kim tự tháp, nhưng vẫn chưa đủ để tái tạo hình ảnh thuyết phục.

Sơ đồ thành Alexandria dưới thời Ptolemy, cho thấy vị trí giả định của phần mộ Alexander ở Sema trong vương triều Ptolemy.

Bản vẽ tái tạo một lăng mộ hình tròn của Hy Lạp ở Ptolemais, Libya, có niên đại k. 200/150 tr. CN.

Thậm chí chúng ta không biết phần mộ hình vuông hay chữ nhật, theo như tiêu chuẩn xây lăng mộ cho đến thời điểm ấy (đáng kể nhất là Halicarnassus ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi phần mộ nổi tiếng của Mausolus cho chúng ta từ “mauso-leum” – “lăng mộ”), hoặc không biết có phá vỡ thông lệ bằng cách xây thành hình tròn hay không. Thực ra Lucan sử dụng từ tumulus, dùng theo cách nói khảo cổ học để mô tả một phần mộ hình tròn (có gò đất phía trên, hoặc trong thời tiền sử hoàn toàn bằng đất), không thể xem là chứng cứ cho rằng phần mộ của Alexander có hình tròn, vì sự phóng túng thi ca và niêm luật chứ không phải là sự mô tả chính xác giải thích việc chọn từ. Sự thật là chúng ta hoàn toàn mù mịt về hình dạng và cách trang trí phần mộ này, thật không may các mô tả thành văn (phải tồn tại vào thời cổ đại) của những người đã từng chứng kiến và có ấn tượng trước lăng mộ này hầu như hoàn toàn không đến với chúng ta.

Phiên bản tương đương ở Numidia

Không có chứng cứ cụ thể chúng ta chỉ còn cách tập trung nghiên cứu. Các lăng mộ đồ sộ nhất hiện còn tồn tại ở Bắc Mỹ thời kỳ tiền La Mã bên ngoài Ai Cập chắc chắn là các lăng mộ của vua chúa và hoàng thân Numidia: như các lăng gần Siga, Tipasa, Constantine và Batna ở Algeria, và ở Dougga, Tunisia. Tất cả cho thấy có sự liên hệ mật thiết với thế giới Helle-nistic của Hy Lạp, cửa ra vào giả cao chia thành bốn ô không bằng nhau, một đặc điểm có ở hầu hết các lăng này là điều thông thường trong kiến trúc lăng mộ ở Macedonia.

Một lăng mộ hình tròn ở Le Medracen, gần Batna ở Algeria, k. 200/150 tr. CN. Mái lăng có hình dạng một kim tự tháp bậc thang mặt tiền dựng đứng được trang trí bằng cột Doric chôn một nửa và tường.

Trong số các lăng mộ Numidia này, lớn nhất và ấn tượng nhất là lăng mộ đồ sộ, hình tròn Le Medracen gần Batna (đường kính 59 m hay 194 ft) và lăng gần Tipasa gọi là “Phần mộ Phụ nữ Cơ Đốc giáo” (gọi tên sai như thế vì hình dáng giống thánh giá trên các đường vẽ phân chia trên cửa ra vào giả), thậm chí còn lớn hơn (đường kính 65 m hay 213 ft). Lăng Le Medracen chắc chắn có lâu đời hơn, có lẽ được xây dựng từ khoảng 200 tr. CN đến 150 tr. CN, mộ Tipasa xây dựng sau đó khoảng một thế kỷ. Le Medracen đứng trơ trọi đặc biệt trong một quang cảnh biệt lập, hoang vắng, đây là một lăng mộ cách biệt đầy huyền bí cũng như việc chọn địa điểm trong vùng không có người ở xa như thế.

Hiện nay những lăng mộ hình tròn Numidia này không hề có nguyên mẫu trong thế giới Địa Trung Hải. Cả hai đều có chung hai đặc điểm nổi tiếng của phần mộ Alexander, một căn phòng mai táng ngầm dưới đất (đi vào bằng hành lang bắt đầu bên ngoài lăng) và có mái lợp giống kim tự tháp.

Có thể cả hai đều áp dụng khi xây phần mộ Alexander ở Alexandria? Điều trùng hợp là ở Cyrenaica (đông Libya), bộ phận thế giới Hy Lạp quan hệ mật thiết nhất với Ai Cập, các lăng mộ hình tròn có vẻ xuất hiện vào cuối thời kỳ Hellenistic? Và đây có phải là điều trùng hợp khi Augustus mong muốn bày tỏ tham vọng vương triều của mình vào đầu thời kỳ thống nhất quyền lực trên khắp đế quốc La Mã, ông đã chọn việc dựng cho chính mình ở Campus Martius, thành Rome, năm 28 tr. CN, một lăng mộ hình tròn đồ sộ? Đến lượt lăng mộ này trở thành mô hình cho các lăng mộ phô trương của tầng lớp quý tộc ưu tú trong suốt thời kỳ La Mã. Hình tròn được phản ánh trong các công trình bất hủ như lăng mộ của Hadrian (Castel Sant’ Angelo) ở Rome và lăng của Theoderic ở Ravenna - xây dựng vào sau này khoảng thế kỷ 18, được tái phát hiện như một phương tiện diễn đạt thích hợp đối với lăng mộ dòng họ thật ấn tượng ở nhiều nơi khác của Châu Âu, như các minh họa nguy nga ở Castle Howard (Yorkshire) và Brocklesby (Lincolnshire) chẳng hạn.

Vì thế thật hấp dẫn khi nghiên cứu phần mộ của Alexander ở Alexandria phải là hình tròn, và các vị vua Numidia đầu tiên và Augustus sau này đang đi đầu về lăng mộ của các vị tiền nhiệm lừng lẫy vinh quang của họ. Chúng ta có thể phỏng đoán thêm rằng phần mộ của Alexander được trang trí bằng các cột không có giá đỡ hoặc có lẽ gá thành vòng tròn bên ngoài ngoại thất (như ở Le Medracen và Tipasa), và chắc hẳn được trang trí bằng tác phẩm điêu khắc. Nhưng tất cả đều không có bằng chứng chắc chắn. Một nỗ lực gần đây của Achille Adriani nhằm đồng nhất phần mộ của Alexander với phần mộ đơn sơ làm bằng các phiến đá thạch cao tuyết hoa trong nghĩa trang phía đông ở Alexandria tỏ ra không thuyết phục. Nhưng cho đến khi những gì còn lại của ngôi mộ thực sự được các nhà khảo cổ khai quật (do tình cờ) dưới thành phố Alexandria hiện đại, thì chúng ta chắc không thể nào biết nơi yên nghỉ cuối cùng của một nhân vật khác thường này thực sự có hình dáng ra sao.

Hoa văn trên cửa ra vào giả của “Phần mộ Phụ nữ Cơ Đốc giáo”, Tipasa, Algeria. k. 100/50 tr. CN.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4329-02-633766128545000000/Phan-mo--kho-bau-bi-that-lac/Lang-mo-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận