Tài liệu: Kho báu bị che giấu ở Biển Chết

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào cuối thập niên 1940, tình cờ người ta phát hiện một kho bản cảo trong các hang động ở Qumran, gần bờ biển tây bắc Biển Chết, sau đó trong thời người Anh ủy trị Pales-tine.
Kho báu bị che giấu ở Biển Chết

Nội dung

Kho báu bị che giấu ở Biển Chết

Thời điểm: giữa thế kỷ 1 tr. CN – giữa thế kỷ 1 sau CN

Địa điểm: Qumran, Thung lũng Jordan

… báu vật Bản cảo đồng cho dù thực hay ảo chăng nữa có lẽ là báu vật của Đền Jerusalem.

KYLE McCARTER, 1992

Vào cuối thập niên 1940, tình cờ người ta phát hiện một kho bản cảo trong các hang động ở Qumran, gần bờ biển tây bắc Biển Chết, sau đó trong thời người Anh ủy trị Pales-tine. Khi quân Anh rút, khu vực trở thành một bộ phận của vương quốc Hashemite thuộc Jor-dan. Nơi cất tư liệu, hầu hết viết trên da, sau đó cuốn chặt lại bỏ trong các hũ gốm nằm rải rác trong một số hang. Chính các bản cảo được tìm thấy chứa đựng nhiều mảnh lớn văn bản gần như của mọi quyển sách trong Kinh Thánh Hebrew và một số lượng tác phẩm văn học đáng kể có lẽ bắt nguồn từ giáo phái cư ngụ tại Qumran. Số tư liệu này được gọi là Cảo bản Biển Chết- và trong tất cả các bản cảo này ngạc nhiên nhất là Cảo bản đồng, đặt theo tên kim loại chế tác.

Phát hiện và phục hồi

Père Roland de Vaux, một trong những người khai quật chính ở Qumran, tìm thấy Cảo bản đồng ở Hang 3, vỡ thành hai mảnh năm 1952. Thậm chí ông có vẻ thờ ơ và không biết chắc đây có phải là một Cảo bản khác hay không, ông cũng như các nhà khảo cổ khác cũng không thể mở ra xem trong tình trạng mục nát được. Họ chỉ phỏng đoán nội dung mô tả kho báu vàng, bạc. Thật nản lòng họ hoàn toàn không thể làm gì được.

Sau cùng, ba năm rưởi sau, Cảo bản đồng được mang về Đại học khoa học và công nghệ Manchester ở miền bắc nước Anh, nơi đây giáo sư H. Wright Baker khoa Kỹ thuật mới có khả năng mở cảo bản ra bằng loại cưa đĩa thu nhỏ được thiết kế đặc biệt. 12 cột văn bản, được lưu giữ trong 23 panel hay mảnh lõm ghi một danh sách kho báu thật trêu ngươi cũng như mô tả các nơi cất giấu trong khắp nước Pales-tine cổ đại.

Bản cảo chắc hẳn là một văn bản được gia công rất tốn kém và rõ ràng rất bền, gồm ba tấm đồng nguyên chất 99% cực mỏng. Ban đầu các tấm đồng được tán rivet để tạo thành một bản cảo có chiều dài 2,4 m (8 ft) x chiều rộng 23 cm (9 in), rất độc đáo: trước tiên, được làm bằng đồng chứ không phải bằng da như Bản cảo Biển chết. Thứ hai, cảo bản viết bằng tiếng Hebrew muộn hơn Kinh Thánh nhưng sớm hơn các văn bản lâu đời nhất của giáo sĩ Do Thái. Trên cơ sở cổ địa lý học, cảo bản có niên đại khoảng giữa thế kỷ 1 sau CN hay muộn hơn một ít. Chữ viết vụng về đến nỗi có thể cho rằng không phải do một thư ký chuyên nghiệp viết. Sau cùng, không giống như các Cảo bản Biển chết khác, Cảo bản đồng không hề ghi Kinh Thánh hay tác phẩm văn học thế tục mà bắt nguồn từ một nhóm tu viện ở chính Qumran.

Vách đá phía đông Qumran đầy dẫy các hang động trong đó che giấu Bản cảo Biển Chết, có lẽ khoảng năm 66 sau CN lúc bùng nổ cuộc Khởi nghĩa đầu tiên của người Do Thái Chống La Mã.

Một ít học giả từng nghe đây là bản liệt kê huyền thoại, một loại lần theo dấu vết các kho báu bí mật thường thấy trong truyện dân gian trên khắp thế giới. Ngày nay hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bản cảo này ghi lại các nơi cất giấu kho báu lấy trong Đền Herod ở Jerusalem ngay trước khi người La Mã tấn công thành phố năm 67 sau CN.

Một đoạn trong các panel trải rộng ra từ Bản cảo đồng. Một số chữ chẳng hạn như “aleph” trong hàng thứ sáu từ trên xuống và “beth” trong hàng cuối cùng có thể nhìn rõ được viết bằng loại chữ vuông ngày nay vẫn còn dùng trong in ấn tiếng Hebrew hiện nay.

Kho báu là gì?

Không ai tìm ra một đồ vật nào từ kho báu này mặc dù nhiều người tìm kiếm khắp Israel và Jordan với hy vọng tìm thấy kho báu. Người đầu tiên đi tìm kho báu là John Allegro, người đã mang Cảo bản đồng sang Manchester, và xuất bản bản dịch cảo bản này ra tiếng Anh đầu tiên. Cảo bản có thể là một mẫu liệt kê kho báu được giữ kín trong nước hay không? Căn cứ vào đặc điểm của hang động, cung cấp ví trí với ghi chú nằm cách một số mốc ranh giới lân cận một khoảng cách nhiều cubit (đơn vị đo chiều dài xưa bằng 45,72cm) và thậm chí với một độ sâu chưa biết. Thậm chí còn bí hiểm hơn là một số mục bao gồm hai ba chữ Hy Lạp. Không ai hiểu chúng nghĩa gì.

John Allegro đang nghiên cứu hai mảnh Bản cảo đồng nằm trong tủ kính trưng bày trong Viện bão tàng khảo cổ Palestine (ngày nay là Bảo tàng Rockefeller) ở Jerusalem. Ảnh chụp ngay sau khi phát hiện Bản cảo, trước khi mang sang Anh để trải rộng ra và nghiên cứu.

Tổng cộng có 64 mục. Giữa các mục là chi tiết của vô số kho báu khổng lồ, hầu hết đều là vàng và bạc nén, nhưng cũng nằm trong các vật hình thuyền dùng trong lễ nghi và lư hương. Chắc hẳn chỉ ngôi Đền - thực ra là Ngân khố Nhà nước - mới có thể chứa nhiều của cải như thế hay sử dụng đồ vật và nhang đèn trong nghi lễ? Ngày tháng trong cảo bản phù hợp với thời điểm diễn ra Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Do Thái (66-70 sau CN). Năm 70 sau CN, người La Mã tiến vào Jerusalem, Đền bị phá hủy trong một đám cháy khổng lồ.

Hiện nay đa số ý kiến cho rằng trong khi cung cấp chi tiết các kho báu thật sự, thì Bản cảo hoàn toàn không có nghĩa như thế. Những nơi cất giữ kho báu có vẻ nằm trong suối cạn chảy từ Jerusalem xuống Biển Chết, tuy nhiên không hề tìm thấy một cổ vật nào. Ngoài ra tổng số kho báu ghi trong Bản cảo (chính nó có giá trị như thế) nhiều đến mức không thể tin được đến nỗi các học giả cho rằng đây là một loại mật mã có tác dụng trong văn bản. Đây là loại mật mã chúng ta không bao giờ lần ra manh mối.

Còn một bí ẩn cuối cùng: có phải lúc đầu kho báu bị chiến binh du kích Zealot phản đối người La Mã quyết liệt và sau cùng bị tiêu diệt ở Masada, đánh cắp từ Đền hay không? Hay kho báu này được các thầy tu và các nhóm người khác mang ra khỏi Đền để an toàn khi quân La Mã đến gần hay không? Đây chính là một trong nhiều câu hỏi vẫn còn bao quanh Bản cảo đồng.

23 đoạn trong Bản cảo đồng được trưng bày trong các kệ đóng cho phù hợp trong Viện bào tàng khảo cổ Jordan, Amman. Thật không may, các mép có chữ qua nhiều năm đã bị hỏng vì bị mờ ra, một số chữ viết không còn. Công tác bảo tồn hiện nay đang khôi phục để không có đoạn văn nào mất chữ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4329-02-633766129532500000/Phan-mo--kho-bau-bi-that-lac/Kho-bau-bi-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận