Chữ viết Alamite nguyên thủy
Thời điểm: 3050 – 2900 tr. CN
Địa điểm: Iran
Đối với hầu hệt sinh viên khoa bác cổ Elam có vẻ như cách biệt, có phần kỳ lạ - một địa danh khó phát âm, một địa điểm không quen thuộc, một ngôn ngữ được hiểu đại khái và cũng là một dân tộc hơi man rợ phía đông Mesopotamia.
DANIEL T.POTTS, 1999
Elamite nguyên thủy là chữ viết lâu đời nhất trên thế giới vẫn chưa giải mã - được xem là một hệ thống chữ viết phát triển đầy đủ, được dùng một thời gian ngắn cách đây 5.000 năm, k. 3050-2900 tr. CN, ở Elam, tên dùng trong Kinh Thánh để gọi một tỉnh của Ba Tư và khu vực mà các nhà địa ký Hy-La gọi là Susiana, từ tên một kinh thành cổ Susa, ngày nay tương ứng gần khu vực mỏ dầu ở miền tây Iran. Tuy nhiên, chữ viết Elamite nguyên thủy có vẻ đã được sử dụng trong một khu vực rộng hơn cả vùng Elam, đến tận phía đông đến biên giới Iran giáp Afghanistan. Hậu tố “nguyên thủy” được áp dụng bởi lẽ chữ viết đã có từ trước rất lâu, một phần là chữ viết đã giải mã gọi là Nét vẽ Elamite (cổ), cũng tìm thấy ở Susa, được nhà vua Puzur-Insusinak sử dụng, thêm lần nữa trong thời gian ngắn, k. 2150 tr. CN. (Một chữ viết thứ ba, phần lớn được giải mã, chữ hình nêm Elamite, được sử dụng từ thế kỷ 13 tr. CN trong nhiều thế kỷ, kể cả vua Ba Tư Darius sử dụng trong kinh thành Persepolis). Mối quan hệ giữa chữ Elamite nguyên thủy và Nét vẽ Elamite gây nhiều tranh cãi Giới học giả trước đây cho rằng hai chữ viết viết cùng một thứ tiếng, Nét vẽ Elamite phát triển từ chữ Elamite nguyên thủy. Nhưng ngày nay ngày càng có nhiều chứng cứ thuyết phục rằng không có bằng chứng nào cho thấy hai loại chữ có chung ngôn ngữ và văn hóa.
Nơi người Elamite nguyên thủy định cư trên cao nguyên Iran, nơi tìm thấy phiến đá được đánh dấu. Chữ viết Elamite nguyên thủy có niên đại sau chữ viết hình nêm nguyên thủy sử dụng ở Uruk, Mesopotamia ít lâu.
Văn bản giải thích bằng chữ Elamite nguyên thủy ở Susa. Người ta chỉ hiểu được các chữ số.
Tập sao lục chữ Elamite nguyên thủy là một tập sao lục quan trọng: gần 1500 văn bản (phiến đất sét), có khoảng 100.000 chữ, mặc dù phần lớn các chữ này đã bị hư hỏng nghiêm trọng, chỉ đọc được sau khi phục chế, trong khi Nét vẽ Elamite, trái lại chỉ có 22 văn bản. Vì thế thật trớ trêu, Nét vẽ Elamite có phần dễ hiểu hơn chữ Elamite nguyên thủy vì chỉ có một vài đoạn được ghi song ngữ (ngôn ngữ thứ hai, loại ngôn ngữ/chữ viết, đã giải mã, gọi là chữ hình nêm Akkadia) trong khi chữ viết Elamite nguyên thủy không có phần song ngữ và người ta hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ này.
Dù sao chúng ta cũng hiểu ít nhiều về chữ viết. Phương pháp giải mã hiệu quả hơn tập trung vào chữ số, vì tất cả các phiến rõ ràng liệt kê số người và đồ vật cần tính, như các phiến Sumeria được hiểu nhiều hơn ở Mesopotamia. Sau đây là ví dụ liên quan đến số người và cừu:
Nghiên cứu chữ số tỉ mỉ trong nhiều phiến cho thấy các thư ký Elamite nguyên thủy sử dụng các hệ thống đếm đa dạng, khác hệ thập phân đơn giản được minh họa ở đây. Chẳng hạn, hệ sáu mươi dùng để đếm các đồ vật vô tri giác như ở Babylonia. Nhưng trong lúc hiểu biết nhiều về phép tính của người Elamite nguyên thủy, thì chúng ta vẫn chưa hiểu nếu các ký hiệu không phải là chữ số có ngữ âm hay thuốc đấu tốc ký hay không vì thế không thể hiểu nhiều ký hiệu rõ ràng là tên riêng và tổ chức. Chỉ khi nào thấu hiểu ngôn ngữ mới chứng minh được chữ viết là một hệ thống chữ viết đầy đủ, chứ không phải là một hệ thống ghi chú thành tích kinh tế khó hiểu.
Tư liệu hành chánh bằng tiếng Elamite nguyên thủy đề cập bốn đàn cừu, sử dụng hệ thập phân.