Tài liệu: Nguồn gốc chữ viết

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chữ viết có từ bao giờ? Lời giải thích được ưa chuộng, cho đến Đấng Toàn Giác trong thế kỷ 18, là xuất xứ thần thánh.
Nguồn gốc chữ viết

Nội dung

Nguồn gốc chữ viết

Thời điểm: 3300 tr. CN?

Địa điểm: Mesopotamia

Ngươi là cha đẻ ra chữ viết, do cảm xúc của ngươi đưa đến và gán cho chúng một sức mạnh đối lập với những gì mà chữ viết thực sự sở hữu... Ngươi đã và đang chế ra một loại tiên đơn không phải bằng ký ức, mà từ sự hồi tưởng, ngươi đã cung cấp cho môn đồ của mình diện mạo của sự thông thái, vì các môn đệ sẽ thấu hiểu nhiêu điều không cần người hướng dẫn, dơ đó có vẻ họ biết nhiều hơn đối với điều trước đây họ hoàn toàn mù tịt.

THƠ CỦA NHÀ VUA AI CẬP GỬI THOTH, NHÀ SÁNG TẠO CHỮ VIẾT THẦN THÁNH, THEO LỜI KỂ CỦA SOCRATES

Chữ viết có từ bao giờ? Lời giải thích được ưa chuộng, cho đến Đấng Toàn Giác trong thế kỷ 18, là xuất xứ thần thánh. Ngày nay có nhiều người nhất là giới học giả chấp nhận chữ viết đầu tiên phát triển từ nghề kế toán, mặc dù thật khó hiểu khi nghề này có ít chứng cứ trong văn viết hiện còn tồn tại vào thời Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, và Trung Mỹ cổ đại (điều không chắc chắn ngày xưa không có việc ghi chép sổ sách quan liêu đối với số vật liệu dễ hỏng trong các nền văn minh này). Nói cách khác, vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 4 tr. CN, tính phức tạp của thương mại và hành chánh ở các thành phố ban đầu của Sumer vùng Mesopotamia, “chiếc nôi của nền văn minh”, đạt đến điểm vượt xa khả năng ghi nhớ của tầng lớp ưu tú đang cầm quyền. Muốn ghi chép các quan hệ giao dịch bằng hình thức cố định, không gây tranh cãi trở thành điều thiết yếu. Các nhà quản lý và thương nhân có thể nói những câu bằng tiếng Sumeria với nghĩa tương tự như “Tôi sẽ viết điều này bằng chữ” hoặc “Tôi sẽ diễn đạt bằng chữ điều này”.

Một số học giả cho rằng có một người Sumeria sống trong thành phố Uruk (trong Kinh Thánh là Erech) đã nghiên cứu có ý thức về giải pháp cho vấn đề này khoảng 3300 tr. CN, là nghĩ ra chữ viết. Số khác cho rằng chữ viết là công trình của một nhóm, có thể là các nhà quản lý và thương buôn thông minh. Vẫn còn nhiều người cho rằng xét cho cùng chữ viết không phải là một phát minh, mà là một sự khám phá ngẫu nhiên. Nhiều người xem chữ viết là kết quả phát triển trong một thời gian dài chứ không phải là một nguồn cảm hứng nhất thời. Một giả thuyết thật hão huyền cho rằng chữ viết phát triển từ một hệ thống đếm đã tồn tại lâu đời gồm các ''dấu hiệu'' đất sét (các ''dấu hiệu'' như thế- thay đổi từ các đĩa thô sơ, mộc mạc thành hình dáng phức tạp, khắc chạm nhiều hơn nhưng mục đích làm gì chưa rõ – đã được tìm thấy ở nhiều di chỉ khảo cổ ở Trung Đông): việc thay thế các dấu hiệu hai hiệu bằng đất sét thành các dấu hiệu ba chiều này với các ký hiệu trông giống dáng vẻ của dấu hiệu, là bước đầu đi đến chữ viết theo giả thuyết này. Một khó khăn chính là “dấu hiệu” tiếp tức tồn tại rất lâu sau khi xuất hiện chữ viết hình nêm Sumeria, khó khăn khác là ký hiệu hai chiều trên phiến đất sét có thể xem là một khái niệm ít tiến bộ hơn “dấu hiệu” ba chiều. Có vẻ ''dấu hiệu'' đi cùng với sự xuất hiện chữ viết chứ không phải là hình thành chữ viết.

“Phong bì” đất sét và “dấu hiệu” đất sét ở Mesopotamia. Dấu hiệu trên “phong bì” rõ ràng tạo bằng “dấu hiệu” biểu thị nội dung có thể là một giai đoạn phát triển chữ viết.

“Chữ viết nguyên thủy”

Ngoài các ''dấu hiệu'', có vô số các ví dụ tồn tại của những gì mà người ta gọi là ''chữ viết nguyên thủy''. Chẳng hạn, có các ký hiệu Thời kỳ băng hà tìm thấy trong các hang động miền nam nước Pháp, có lẽ cách đây 20.000 năm. Một hang động ở Pech-Merie, Lot, có một graffito (hình vẽ, chữ viết trên tường cổ) trong Thời kỳ băng hà rất sống động cho thấy tạo ra bằng mẫu tô tay và một mẫu gồm nhiều chấm đỏ. Chúng có nghĩa gì? Có phải là ''Tôi đang ở đây cùng với gia súc''? hay đây là chủ nghĩa tượng trưng thâm thúy hơn? Các hình khác cho thấy động vật như ngựa, đầu hươu đực và bò rừng bison, vẽ chồng lên các ký hiệu, nhiều xương khắc khía được tìm thấy rõ ràng dùng để tính âm lịch.

''Chữ viết nguyên thủy'' không phải là chữ viết, hiểu theo nghĩa của từ hiện nay chúng ta sử dụng. Một học giả nổi tiếng về chữ viết John DeFrancis đã định nghĩa chữ viết ''đầy đủ'' phải là một ''hệ thống ký hiệu đồ họa có thể dùng để chuyển tải bất kỳ và mọi ý nghĩ”. Bằng định nghĩa này, ''chữ viết nguyên thủy'' bao gồm, cũng như các ký hiệu trong hang động Thời kỳ băng hà, ''dấu hiệu'' khảo cổ Trung Đông, các hòn đá tượng trưng Pictish và thẻ gỗ như quipus thắt nút của người Inca, các hệ thống ký hiệu đương đại như các ký hiệu vận chuyển quốc tế, ký hiệu mật mã xa lộ, “biểu tượng” trong máy vi tính, và ký hiệu âm nhạc và toán học. Không có số nào trong hệ thống này có khả năng diễn đạt “bất kỳ và mọi ý nghĩ”, nhưng mỗi loại ký hiệu đều hiệu quả trong giao tiếp chuyên ngành.

“Chữ viết nguyên thủy”? Những dấu hiệu này trong một hang động ở Pech-Merie, Pháp có lẽ cách đây 20.000 năm vẫn chưa rõ nghĩa.

“Chữ tượng hình” hiện đại, hình dạng đương thời của “chữ viết nguyên thủy”. Người ta hiểu ý nghĩa của chúng nhưng sử dụng hạn chế - không như chữ cái.

Muốn diễn đạt toàn bộ ý nghĩ của con người, chúng ta cần một hệ thống liên kết mật thiết với ngôn ngữ nói. Đối với Ferdinand de Saussure, cha đẻ của môn ngôn ngữ học hiện đại, viết rằng có thể ví ngôn ngữ như một tờ giấy. “Ý nghĩ nằm trên một mặt giấy còn lời nói ở mặt sau. Cũng như không thể lấy một chiếc kéo để cắt một mặt của tờ giấy mà không cùng lúc cắt phạm vào mặt sau, vì thế trong một ngôn ngữ không thể tách riêng lời nói ra khỏi ý nghĩ hoặc tách ý nghĩ ra khỏi lời nói”.

Khi nào chữ tượng hình không còn là chữ tượng hình? Sự biến thái III (hoa văn), 1967-68, của M.C. Escher.

Hai tấm che ngực bằng vàng ở mộ Tutankhamun, có hình bọ hung ở tấm phía trên, đọc là kheper, là một câu đố bằng hình vẽ một phần trong cách gọi tên riêng của Tutankhamun, Nebkheprure. Dấu hiệu “ankh” (có chữ thập) ở móng chim ưng lại là chữ tượng hình: tượng trưng cho “cuộc sống”.

Sự phát triển của chữ viết đầy đủ

Ký hiệu về những gì có thể xem là hệ thống chữ viết “đầy đủ” đầu tiên nói chung là chữ tượng hình: các nét vẽ biểu tượng hình một chiếc hũ, hay một con cá hoặc một hình đầu miệng rộng (thể hiện khái niệm đang ăn). Những chữ tượng hình này tìm thấy ở Mesopotamia và Ai Cập có niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 tr. CN ngay sau chữ tượng hình ở thung lũng sông ấn, và thậm chí có trước chữ tượng ý ở Trung Hoa, theo khẳng định (chưa chắc chắn) của một số nhà khảo cổ Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, tính biểu tượng ít lâu sau trở nên khó hiểu đến mức chúng ta chỉ vừa biết được gần đây. Sau đây là cách phát triển từ chữ tượng hình Sumeria sang ký hiệu hình nêm: Hình vẽ:

Nhưng chữ tượng hình không thích hợp khi diễn đạt các từ loại, cũng như các bộ phận tương ứng cũng không thể tượng hình hóa được. Yếu tố cần thiết để phát triển một chữ viết “đầy đủ”, tương phản với “chữ viết nguyên thủy” theo hình vẽ thuần túy, hạn chế, là sự khám phá nguyên tắc rebus (câu đố bằng hình vẽ). Quan điểm cơ bản này, từ nghĩa Latin “bằng vật”, tạo các giá trị ngữ âm cho các ký hiệu tượng hình. Vì thế, trong tiếng Anh, một hình vẽ con ong với hình số 4 (nếu được chú ý như thế) thể hiện “trước khi”, còn con ong với hình vẽ một cái mâm tượng trưng “betray” (bee = ong, tray = mâm, be + tray = betray phản bội), trong khi hình vẽ một con kiến kế bên một tổ ong đang bay nhặng xị, có vẽ (không rõ bằng) miêu tả “Anthony”. Chữ tượng hình Ai Cập đầy dẫy câu đố bằng hình vẽ, chẳng hạn ký hiệu “mặt trời”, , đọc là R(a) hay R(e), là ký hiệu đầu tiên trong cách phát âm chữ tượng hình của pha-raoh Ramesses. Trong phiến gỗ Sumeria ban đầu chúng ta tìm thấy từ khó hiểu ''bồi hoàn'' được thể hiện bằng một hình vẽ một cây sậy, bởi lẽ ''bồi hoàn'' và ''cây sậy'' có cùng giá trị ngữ âm gi trong ngôn ngữ Sumeria.

Có phải khi chữ viết thuộc loại ''đầy đủ'' này, có thể diễn đạt một dải rộng lời nói và ý nghĩ được phát minh, phát hiện hay phát triển ngẫu nhiên - thì người ta cứ sử dụng - sau đó phổ biến từ Mesopotamia ra khắp thế giới hay không? Chữ viết Ai Cập lâu đời nhất có niên đại từ 3100 tr. CN, chữ viết thung lũng sông Ấn (các hòn đá triện chưa giải mã) có từ 2500 tr. CN, chữ viết đảo Crete (chữ viết nét vẽ A chưa giải mã) có từ 1750 tr. CN, chữ viết Trung Hoa (“xương sấm truyền”) có từ 1200 tr. CN, chữ viết ở Trung Mỹ (chữ viết Zapotec chưa giải mã) có từ 500 tr. CN - tất cả niên đại đều tương đối. Trên cơ sở này, có vẻ hợp lý cho rằng khái niệm về chữ viết, chứ không phải ký hiệu của một chữ viết cụ thể có thể đã phát triển dần từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác. Phải mất 600 hay 700 năm khái niệm in ấn từ Trung Hoa đến với Châu Âu (nếu chúng ta không tính đến đa Phaistos độc đáo và khó hiểu k. 1700 tr. CN, tìm thấy ở đảo Crete, có vẻ như “được in ấn”) và thậm chí còn lâu hơn nữa đối với khái niệm về giấy phát triển sang Châu Âu: tại sao chữ viết không từ vùng Mesopotamia đến Trung Hoa thậm chí qua một thời kỳ dài hơn?

Dù sao, không có chứng cứ cụ thể về việc chuyển giao khái niệm (thậm chí trong trường hợp các nền văn minh Mesopotamia và Ai Cập có địa lý gần hơn nhiều), đa số học giả cho rằng chữ viết phát triển độc lập trong các nền văn minh lớn trong thế giới cổ đại. Phe lạc quan, hoặc có thái độ chống chủ nghĩa đế quốc thích nhấn mạnh đến trí năng và sự sáng tạo của xã hội loài người hơn, trong khi phe bi quan có quan điểm thủ cựu hơn về lịch sử có khuynh hướng cho rằng con người thích mô phỏng những gì đang tồn tại, với mức độ trung thành như họ có, hạn chế các cải tiến chỉ dành cho các trường hợp tuyệt đối cần thiết. Xét cho cùng, phe bi quan được ưa chuộng hơn trong cách giải thích làm thế nào người Hy Lạp (bắt đầu vào thiên niên kỷ 1 tr. CN) vay mượn chữ cái của người Phoenicia, thêm vào các ký hiệu dành cho nguyên âm vốn không có trong chữ viết Phoenicia, và nhiều ví dụ khác về việc vay mượn chữ viết, như tiếng Nhật vay mượn Hán tự trong thiên niên kỷ 1 sau CN.

Nếu chữ viết rongorongo của đảo Easter - điểm có dân cư cách biệt nhất trên trái đất - được giải mã thì sẽ giải đáp câu hỏi thú vị liệu người dân đảo Easter có nghĩa chữ rongorongo mà không phải vay mượn hay không, bằng xuồng mang đến khái niệm về chữ viết của họ từ Polynesia, hay vay mượn từ người Châu Âu lần đầu tiên đến đảo trong thế kỷ 18. Nếu chúng ta chứng minh rongorongo được nghĩ ra không phải vay mượn trên đảo Easter, thì sau cùng chúng ta chắc chắn rằng chữ viết phải có nhiều nguồn gốc chứ không phải là một.

(Hình phải) Câu đố bằng hình vẽ Sumeria, k. 3000 tr. CN. “Cây sậy” ở góc trái trên cùng là câu đố bằng hình vẽ có nghĩa “bồi hoàn”. (Hình trái) “Xương sấm truyền” của Trung Hoa k. 1200 tr. CN. Một số ký hiệu trông giống như chữ Hoa hiện đại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4330-02-633766173533125000/Chu-viet-thoi-Co-dai--chu-viet-chua-giai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận