1816 - 18
CUỘC PHIÊU LƯU BẮT ĐẦU: BELZONI VĨ ĐẠI
Sau 1816 Người hầu gái của Durham ● 1813 – 17 Abu Simbel
Sau 1819 Một cái nhìn ban đầu về nghệ thuật Amarna ● Sau 1816 Những bức thư của cố Ramessid ● Trước và sau 1816 Sekhmet và các bức tượng của bà.
Khám phá/ khai quật 1816 – 18 Bởi Giovanni Battista Belzoni
Di chỉ Thebes (Thung lũng các vua, ngôi mộ KV16, KV17, KV19, KV23 và các ngôi mộ khác); Giza (Kim tự tháp thứ 2)
Thời kỳ Vương quốc mới thứ 18 – 20. Các triều đại, 1550 – 1070 trước CN Vương quốc cổ, triều đại thứ 4, 2520 – 2494 trước CN
“...Chúng tôi lên tàu đi Ai Cập, và ở đó từ 1815 đến 1819. Tại đây tôi có cái may mắn là người khám phá ra nhiêu di vật của cổ nhân quốc gia nguyên thủy này”.
GIOVANNI BATTISTA BELZONI
▲ Hòm đẹp xây với chủ đích để bộ sách Description de I’Egypte ở thánh đường St. Peter, Salzburg do Abbot Albert IV phác thảo. Phong cách Ai Cập của hòm phản ánh “sự điện cuồng của người Pháp” lan tràn ở châu Âu suốt mười năm đầu thế kỷ 19.
Khoảng trống quyền lực do sự đầu hàng và rút lui của lực lượng Pháp ra khỏi Ai Cập vào tháng 9 năm 1801 được một tên lính đánh thuê người Macédoine trước đây, Muhammad Ali, lấp đầy. Ông ta đến đây trước tiên là để chống lại lực lượng của Napoléon vào năm 1799. Năm 1806, người Macédoine này được thừa nhận (phê chuẩn) làm thống đốc Ai Cập bởi Porte Cao Cả, và vào năm 1811, sau những năm nội chiến, cuối cùng đã dẹp được lính Mameluke đối kháng và bình định đất nước. Không giống những người tiền nhiệm của mình, Pasha, (42 tuổi), là một người hiện đại hóa, thiết tha với tri thức phương Tây để phát triển lãnh thổ. Từ đó, các du khách ngoại quốc được chào đón ở Ai Cập - và sự khám phá lại các di tích tiếp tục mau lẹ.
▲ Sinh ở Padua, ngày 05 tháng 11 năm 1778. Học về thủy lực học ở Rome, 1794-98; chuẩn bị vào dòng tu Capuchin - một ý tưởng hủy bỏ sau sự chiếm đóng của Pháp. Du lịch châu Âu và tham quan Anh Quốc; làm ở gánh xiếc của CharlesDibdin Junior ở nhà hát Sadlers Wells với vài một lực sĩ trong vở “Sam son người Pantagonie”. Du lịch qua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, 1812 – 13; Malta, 1814; Ai Cập, 1815 nơi ông ta cố bán thiết bị nâng nước cho Muhammad Ali. Gặp Henry Salt, 1816, làm công việc sưu tầm cổ vật cho ông ta; đào ở Thung lũng các vua, 1816 – 17; mở cửa ngôi đền lớn ở Abu Simbel, 1817; thám hiểm kim tự tháp hai ở Giza, 1818. Trở về Anh Quốc, 1819; công bố quyển Narrative of the Operation and Recent Discoveries (về các hoạt động và khám phá mới), 1820: Triển Lãm gian phòng Ai Cập, 1821. Mất ngày 3 tháng 12 năm 1823, ở Gwata, Benin khi tìm nguồn sông Niger.
Mặc dù, thất bại về mặt quân sự nhưng cuộc viễn chinh của Napoléon đã mở đường cho thế giới háo hức đến với những cổ vật Ai Cập. Di sản đất đai các pharaon làm châu Âu rơi vào cơn bão táp - về nghệ thuật và kiến trúc, với sự nổi lên của phong cách Ai Cập, và trong giới hàn lâm, sự thách thức tri thức là làm sao đọc được những chữ viết bí ẩn diễn đạt bằng hình tượng của Ai Cập, cố gắng trong việc giải mã cái được cho và đỉnh cao mới: việc khám phá đá Rosetta (tr.12). Tất cả xúm vào để kích cầu - đối với dân chúng từ nay nhiều thông tin hơn, và, trong nỗ lực phục vụ nhu cầu này, các bảo tàng lớn ở châu Âu cố lấp đầy những cổ vật để xếp vào các phòng trưng bày tranh tượng và các phòng bằng những di vật quý.
▲ Sinh ở Lichfield, ngày 14 tháng 6 năm 1780. Đào tạo làm họa sĩ chân dung, 1797- 1802; thư ký cho tử tước Valentia trong chuyến đi về phía Đông, 1802 – 06; dẫn dắt đoàn chính phủ Anh quốc đến Abyssinia, 1809 – 11. Thống đốc Anh Quốc ở Ai Cập, 1815 – 27; nhận làm những cuộc tìm kiếm cổ vật qua Belzoni Caviglia, Athanasi; bán sưu tập đầu tiên cho bảo tàng Anh Quốc, 1823 (giá £ 10.000), sưu tập thứ ba qua Sotheby’s, ở London, 1835 (với giá £ 7.168). Mất ở Desukh, gần Alexandria, ngày 30 tháng 10 năm 1827.
Tình hình này đã chỉ ra đúng là một thời nguy hiểm cho quá khứ cổ đại Ai Cập đã được an toàn hàng ngàn năm - đặc biệt kể từ khi chứng cuồng “ham của lạ” về tất cả những gì thuộc về các pharaon trùng hợp với mong muốn và ý định của Phasha để công nghiệp hóa đất nước nghèo khó của ông. Kết quả là sự dọn quang sạch sẽ - và phá hủy - các ngôi mộ và đền đài ở thung lũng sông Nile chưa từng thấy. Những di tích được vẽ và đo đạc nghiêm túc bởi các học giá của Napoléon giờ đã bị phá hủy để sử dụng làm các vật liệu xây dựng cho những nhà máy mới; trong khi đó tính chất ích lợi hơn của những đá cổ này được người ta dùng làm đòn bẩy ngoại giao cho những tham vọng hiện đại hóa của Muhammad Ali.
▲ Sau 1816 Cô Hầu Gái ở Durham
Những mẫu đẹp của nghệ thuật Ai Cập sưu tập trong những ngày càn quét của Drovetti, Salt và các Khanh tướng (Anh) đều tầm thường; những mẫu vẫn còn một vài dấu hiệu ghi điểm tìm thấy nguyên thủy, nhờ bản chất trung thực của phương pháp sưu tầm của thời kỳ đó, trong đó những con chim hiếm hoi nhất của ngành Ai Cập học.
Tác phẩm là hộp đựng đồ trang điểm nhỏ bằng gỗ có hình dáng một cô hầu gái, giờ ở bảo tàng phương Đông của Đại học Durham (N 752) của ngài Algernon Percy, Bá tước thứ I của Prudhoe và quận công thứ tư của Noethumberland thủ đắc sau 1816 ở Thebes.
Sự xuất hiện của Belzoni
Những người nối nghiệp các học giả của Napoléon và một đám dân mạo hiểm, cơ hội, lỗ mãng - tiên phong của ngành Ai Cập học. Cái cửa họ là một thế giới khớp nối trần trụi, trong một thời gian, chỉ huy (ít ra về khía cạnh thực dụng) đám này là hai người đàn ông: Thống đốc người Pháp, Bernardino Drovetti (tr. 32), và Giovanni Battista Belzoni, ở Padua.
Belzoni, lẽ ra là một kỹ sư về thủy lực và có thời kỳ làm lực sĩ trong một gánh xiếc, đã bị người ta thuyết phục đi tham quan Ai Cập vào năm 1815, ở tuổi 25 cùng với người vợ hăng say Sarah, người Ái Nhĩ Lan. Ông ta muốn làm giàu bằng cách bán một thiết bị nâng nước mới cho vị Pasha, vì nắm bắt tâm lý Pasha sợ mất mặt nếu tiết kiệm nhân lực hay bò, hai biểu trưng thanh thế của ông. Chiến lược này của Belzoni thành công, Pasha đã gật đầu. Trong thời gian ở lại Cairo, Belzoni đã gặp và kết bạn với Johaun Ludwig Burckhardt; và chính Burckhardt đã giới thiệu ông ta với Henry Salt, thống đốc Anh ở Cairo giữa 1816 và chết vào 1827.
Đây là thời kỳ then chốt của ngành Ai Cập học Anh. Dưới ảnh hưởng của Burckhardt, Salt quyết góp chung một sưu tập cổ vật Ai Cập cổ đại để bán đợt cuối cùng ở châu Âu - và Belzoni, với sự pha trộn sức mạnh và thông minh tuyệt vời, đúng là con người mà ông ta cần để mang lại thành công cho kế hoạch của ông.
Sau những điều tra nghiên cứu phạm vi nhỏ vụn vặt và những khám phá ở các ngôi mộ và đền đài ở Thebes, Belzoni lên tàu đi về phía thượng lưu sông Nile trong chuyến du hành đầu tiên, đi xa như Abu Simbel (nơi sau này ông ta phá hoang và vét sạch ngôi đền lớn của Kameses II được Burckhardt khám phá vài tháng trước) và vượt xa hơn Wadi Halfa. Suốt hành trình ông ta tập hợp những mảnh cổ vật cho bộ sưu tập của Salt (đa số là điêu khắc, nhưng cả những sách bằng giấy cói nữa) - với sự nghi ngờ lớn và thật thà của người địa phương:
“Hãy cầu nguyện”, Bey (Thống đốc Thổ Nhĩ Kỳ) nói, mỉm cười, “ở châu Âu thiếu đá [cũng như bắp] hay sao mà anh đến đây lấy chúng đi?”. Tôi trả lời là chúng tôi có rất nhiều đá nhưng chúng tôi nghĩ là đá ở Ai Cập tốt hơn. “Ô hô!”, ông ta trả lời, “đó là vì ông tìm thấy vàng ở trong đấy chắc, cảm ơn Thượng Đế!”
Nhưng chẳng tìm thấy vàng hay một di vật có giá trị nào cả . Không chờ đến lúc trở về từ Luxor, Belzoni lao vào những cuộc tìm kiếm có thể làm nên tên tuổi ông ta và đáng buồn là đã gây nên sự ghen ghét tột độ và sự nổi giận của ông chủ.
▲ Dựng tượng “memmon trẻ” ở phòng điêu khắc, bảo tàng Anh. Belzoni hoan tất việc lấy bức tượng bán thần khổng lồ (cao 2m75/9 feet) ở đền thờ Ramesses II, Ramesseum ở Thebes – với sự khéo léo tột độ và đúng lúc. Drovetti cũng cho thấy sự quan tâm của mình với tác phẩm, và đã khoan vào nó để nhét chất nổ để giảm thiểu trọng lượng khối đá. Lỗ ấy vẫn còn thấy vai phải bức tượng.
Thành công ở Thung lũng các vua
Cuối 1816, Salt ra lệnh cho Belzoni sắp xếp việc di dời phần đáy của một quách trang trí đẹp (Louvre D1=N 337) từ ngôi mộ của Ramesses III, Nắp quách (giờ ở Bảo tàng Fitzwilliam, Cambridge, E.1.1823), mà Salt không biết, được chôn dưới đống đá vụn bỏ đi chất đầy gian phòng chôn cất, được Belzoni tìm thấy. Sự tò mò lóe lên kết quả, qua phát hiện này, Belzoni quyết nhúng tay vào một điểm vừa mới đào – và rơi ngay vào một ngôi mộ mới.
“Tôi không khoe khoang là đã làm một cuộc khám phá lớn trong ngôi mộ này'', Belzoni viết lại, “mặc dù ngôi mộ chứa nhiều hình vẽ kỳ lạ và lập dị trên tường”. Đó là nơi chôn cất Ay, người thừa kế Tutankhamun, mang số thứ tự 23 trong bảng phân công cửa J.Gardner Wilkinson về các ngôi mộ hoàng gia của Thebes. Nó chi được dọn sạch vào năm 1972 bởi nhà Ai Cập học người Mỹ Otto Schaden.
▲ Abu Simbel
Johann Ludwig Burckhardt, một học giả người Thụy Sĩ, du hành lần đầu đến Ai Cập vào năm 1812 và ở đó cho đến năm 1917. Thông thạo tiếng Ả Rập, ông ta có thế làn cho mọi người tưởng ông ta là một người Hồi giáo (Ibrahim Ibn Abdalla, hay Sheikh Ibrahim) nên đến được thánh địa Mecca và Medina, đền thờ của đạo Hồi, nghiêm cấm đối với những người ngoại đạo,Burckhardt tham gia di chỉ Abu Simbel ở sâu trong vùng Nubia vào năm 1813 với ý định nhìn qua đền thờ Hathor. Ông ta đạt được mục tiêu, và hơn thế nữa bên cạnh – dưới hình thức một ngôi đền thứ hai và tuyệt vời hơn khắc trong đá dành cho Ramesses II, ngày nay được thừa nhận là một trong các di tích vĩ đại nhất của thế giới cổ đại. Mặc dù qui mô to lớn của ngôi đền, người ta không bình luận về sự hiện hữu của nó. Sự cải trang của Burckhardt ngăn cấm ông không được cho mọi người thấy mối quan tâm lớn đối với di tích – ông ta có thế bị giết – dù ông ta muốn biết hơn thế nữa. Ông đã thuyết phục Salt đào nó ra khỏi cát. Việc này được Giovanni Battista Belzoni hoàn tất vào 1817, suốt một tháng trời. Hình cảnh dọn quang năm 1819 do Linant de Bellefonds vẽ.
Ngôi mộ của Ay là ngôi mộ đầu trong tám ngôi dược Belzoni khám phá ra trong những tháng sau. Danh sách cũng bao gồm: ngôi mộ chưa hoàn thành WV 25, được dùng lại làm nơi chôn cất riêng của một gia đình thuộc triều đại thứ 22 và được Belzoni đi vào với sự trợ giúp của một phiến gỗ phá thành vào tháng 8 - 9 năm 1817; KV 19, ngôi mộ vẽ thật đẹp của hoàng tử Mentuherkhepshef, triều đại thứ 18 KV 21, với hai xác ướp nữ; và rồi, ngày 10/11 tháng 10 năm 1817, ngôi mộ của Romesses I, KV 16, vẫn còn quách và một vài mảnh rời (mẫu thừa) của đồ tùy đáng chính. Sự hiện hữu của hai ngôi mộ nhổ hơn - KV 30 và KV 31 - Belzoni chỉ ra cho Bá tước Belmore lúc ông ta đi thăm di chỉ và háo hức đào xới một ít.
Ngôi mộ của Sefhos I
Đó là một tổng thể nguy nga được thực hiện trong một thời gian ngắn; nhưng tìm tòi lớn nhất của người khai quật đều vào ngày 18 tháng 10 năm 1817:
“Tôi nhận thấy ngay qua hình vẽ trên trần, và qua chữ viết tượng hình đắp nổi thấp, phải nhìn ở nơi mà đất không đụng đến, là đó là lối vào một ngôi mộ lớn và đẹp Đến cuối hành lang này là một lồng cầu thang dài 23feet... Từ chân [cầu thang] tới vào một hành lang khác càng nhìn, tôi càng háo hức... nhưng tôi bị chặn lại ngay, vì ở cuối lối này tôi đụng phải một cái hố lớn, ngăn cản tiến độ của tôi... Ở phía đối diện cái hố, trước mặt với tôi vào, tôi nhận thấy lỗ hổng nhỏ...Khi chúng tôi đi qua lỗ hổng này, chúng tôi thấy chúng tôi đang ở trong một cảnh đẹp với bốn cột trụ... Đi sâu hơn nữa, chúng tôi đi vào một đại sảnh... tôi gọi là “sảnh của các cột trụ...”
▲(Trái) Vị Pharaon Ramesses I với “những linh hồn” của Nekhen (trái) và Pe (phải) ở hai bên: chi tiết của một cảnh trong hầm mộ thuộc ngôi mộ vua được vẽ rất đẹp và bảo quản tốt ở thebes mà Belzoni đã bước vào ngày 10/11 tháng 10 năm 1817. (Phải) Tượng “vệ sĩ” bằng gỗ to như người thật, một trong một loạt tượng tùy táng được Belzoni tìm thấy ở ngôi mộ của Ramesses. Những tượng tương tự, trong điều kiện ban sơ, được đem ra ánh sáng một thế kỷ sau ở ngôi mộ của Tutankhamun.
▲▼Đồ án của Belzoni và thiết diện của ngôi mộ Sethos I (dưới bên trái) truyền đạt một cảm nhận chính xác hợp lý của di tích thật – giống như những bản sao đã được công bố về tường và cột trang trí của ngôi mộ (trên). So sánh với bố cục tuyệt vời, gãy gọn và màu sắc của những cảnh gốc (dưới): Tài liệu của Belzoni rất nghèo nàn, ngay cả vào thời đó.
▲ Quách bằng thạch cao tuyết hoa lấy từ mộ của Sethos I ở thung lũng các vua – như được trưng bày cùng với những cổ vật ở tầng hầm ngôi nhà quái đản của kiến trúc sư John Soane ở Lincoln’s lnn Fields, London, nơi ngày nay người ta vẫn còn tham quan những cảnh của nắp quách được xếp ngay dưới sàn.
Belzoni đã đi vào chỗ sâu kín nhất của KV 17, ngôi mộ thất lạc của vị pharaon Sethos I, cha của Ramesses II (Đại đế), và đây là những mẫu giữ gìn tốt nhất của kiến trúc mộ Ai Cập cổ đại chưa đem ra ánh sáng. Màu sắc chọi lọi và rõ nét của các tường trang trí được giữ gìn trong điều kiện ban sơ, sự lộng lẫy phản chiếu dưới ánh sáng của những khúc củi đang cháy dở của các nhà thám hiểm.
Sethos I đã mất lâu lắm. Các nhà Ai Cập học giờ biết là ông ta đã chia ngôi mộ của mình một thời gian cùng với xác của con trai mình Ramesses II, và cha, Ramesses I, chuyển đến đây để cho an toàn vào cuối thời vương quốc mới. Tất cả đều được người ta di chuyển để chôn cất lại ở ngôi mộ của Inhapy, cùng với ít nhất hai trong ba xác ướp tìm thấy ở Deir el-bahri vào năm 1881 (tr. 78). Và những gì cổ nhân để lại quá dư để tạo ra sự háo hức và quan tâm lớn lao; nằm ngang lối vào là một hành lang dưới mặt đất, cắt dưới sàn của phòng tang lễ hoàng gia là chân quách (cùng với một vài mảnh của nắp quách) dạng người rất đẹp của Sethos, chạm khắc từ một tảng thạch cao tuyết hoa nguyên khối. Đây là thời điểm lớn lao nhất đối với những khám phá của Belzoni.
Salt lấy làm thích thú, và thu xếp để vật này lên tàu trở về Anh Quốc, bổ sung vào bộ sưu tập của ông ta. Trước tiên được tặng cho Bảo Tàng Anh Quốc, sau bàn luận kéo dài chiếc quách bị gạt ra ngoài vì quá tốn kém; và ngay lập tức ngài John Soane, kiến trúc sư, nhận lấy để trang điểm tầng hầm của ngôi nhà lập dị Lincoln's Inn Fields ở London, mà ngày nay vẫn còn.
Đối với Belzoni việc khám phá là con dao hai lưỡi, cuối cùng làm cáu bẩn quan hệ với Henry Salt. Sự phẫn uất về “tác quyền” việc khám phá ngôi mộ của Sethos I nay thuộc về ai - chủ hay thợ - phát lên và có thể đoán trước, chấm dứt bằng nước mắt cho cả hai bên.
Đào bới ở kim tự tháp
Các thám hiểm của Belzoni dọc theo chiều dài và chiều ngang của nước Ai Cập, và một địa điểm không thể tránh được và việc đào bới ở kim tự tháp Giza. Cũng tại đây anh chàng người Padua lại gặp may. Vào mùa xuân năm 1818, ông đã xác định được lối vào phía trên của kim tự tháp thứ hai của Khephren, ở mặt phía Bắc, đóng lại bằng một tấm lưới sắt. Nhiều tuần sau, vào ngày 02 tháng 03, Belzoni đã có thể đi vào hầm mộ:
“Ngọn đuốc của tôi, một vài thanh nến làm bằng sáp, cho một ánh sáng yếu ớt; tuy nhiên, tôi vẫn phân biệt rõ những đồ vật chính. Tôi đảo mắt về cuối phía tây của căn phòng tìm quách nhưng tôi nản lòng khi không thấy gì ở đấy. Đang tiến về phía đó, [tuy nhiên], tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy có một các quách chôn ngang mặt sàn”.
Ông ta vội vàng chạy đến nhìn – không có xác nào cả . Một nắm bụi xương nằm đấy, kho tàng chôn cất của vị vua đã được lấy đi nhiều năm trước đây: Belzoni thua các nhà thám hiểm đã đến trước, họ dũng cảm đào một con đường qua kim tự tháp và bỏ lại bữa điểm tâm sau họ. Phía trên quách, trên tường, có một câu viết bằng tiếng Ả Rập tưởng niệm chuyến tham quan hơn một trăm năm trước:
“Thầy Mohammed Ahmed, thợ khắc bia đá, đã mở chúng; và thầy Othman chứng kiến việc (mở cửa) này cùng với vua Alij Mohammed lúc đầu (ngay từ đầu) cho đến khi đóng lại”.
Sau 1819
Một cái nhìn trước đây về nghệ thuật Amarna
Sự tuyệt giao giữa Belzoni và ông chủ, Henry Salt, đến ngay sau chuyến trở về Anh Quốc đầy vinh quang vào năm 1819 của ông ta và khai trương cuộc triển lãm và công bố sách tài liệu về những khám phá “của ông ta” ở đất nước các pharaon. Salt giận sôi máu, quyết tâm vượt hơn hẳn nhân viên của mình, ông tấn công vào những cuộc khai quật mới dưới sự chỉ huy của mộ “đày tớ” khác, Giovanni d'athanasi (Yanni Athanasiou) người Hy Lạp.
Mặc dù tít trang báo đề cập đến khám phá Salt lại tuồng như tránh né ông, hầu như giá trị và tầm quan trọng được đem ra ánh sáng gồm cả bức tượng bằng đá vôi vàng hiếm có của vị pharaon Amarna này (Louvre N831), xuất xứ không biết. Đó là sự biếu hiện về một lãnh vực kỳ lạ của những nam trước cuộc khai quật ở el-Amama của Flinder Petrie vào năm 1891.
Tượng của Salt - thường được đồng hóa với một tượng của chính pharaon Akhenaten - như được sửa chữa lại cao 64 cm. Tàn tích của một cánh tay quanh hông vị vua cho thấy sự hiện hữu của một nữ hoàng, ngôi bên phải ông ta. Tình trạng bảo tồn khuôn mặt kỳ diệu,và có lẽ tiêu biểu cho loại chân dung có kích cỡ thật mà chúng ta có về vị pharaon kỳ lạ này.
Mề đay phát hành tưởng niệm ngày Belzoni vào kim tự tháp thứ hai ở Giza; biến cố này đã được miêu tả trên bản khắc kẽm thế kỷ 19 dành cho trẻ em trong cuốn Fruits 0f Enterprize.
Sau 1816 Những bức thư của cố Ramessid Trong đám giấy cói Henry Salt đem về Châu Âu năm 1818 có nhiều món từ gia đình Dei-el-Me dina lưu trữ dưới tên chung là những bức thư của cố Ramessid. Một giải thích mới về môt trong các bức thư này (số 28) đã dọi tia sáng về định mệnh của các ngôi mộ ở Thung lũng các vua và nơi khác, cùng việc di dời xác ướp của triều đình, vào cuối thời vương quốc mới. Bản văn như sau: “Người mang quạt ở phía tay phải vị vua, nhà luật học và thần học và thống chế, tư tế tối cao của Amun-Re, vua các vị thần, phó vương của Kush [Nubia] Palankh, từ hai người cầm đầu thợ thuyền, nhà luật học và thần học của bãi tha ma, | Butehamun, người bảo vệ Kar, và [...]. Trong cuộc sống, giàu có, khỏe mạnh và độc huởng đặc ân của Amun Re, vua của các thần chúng tôi ghi chép tất cả những vấn đề mà ngài đã viết cho chúng tôi: “mở một ngôi mộ trong các ngôi mộ của tồ tiên và gìn giữ dấu niêm phong của nó cho đến khi ta trở về” ngài đã nói thế. Chúng tới chỉ là những người thừa hành. Chúng tôi buộc ông phải tìm [dấu niêm phong] vẫn đóng. Hãy sẵn sàng làm những gì chúng tôi biết”. Paiankh đã điều tra về những của cải chôn cất của Ai Cập để tài trợ cho chiến dịch chống lại vị phó vương của Nubia, Panehsy, ở phía Nam - khởi đầu của việc tước đoạt công khai các nghĩa địa của người Thebes, từ lâu được xem như công việc của những băng trộm cướp mộ “độc lập”. | |
TRƯỚC VÀ SAU 1816 SEKHMET VÀ CÁC TƯỢNG VỀ BÀ
“Ông Belzoni đã làm được nhiều; mặc dù diện tích của Thebes ba đào xới, các mỏ kim cương chưa khai thác”.
ROBERT RICHARDSON
Sekhmet, nữ thần đâu sư tử, mặc dù khuôn mặt dể thương, trong thời cổ đại, bà có tiếng là một trong các thành viên dữ tợn nhất của điện thờ Ai Cập. Các tượng của bà, lúc thì ngồi, lúc thì đứng thuộc những kiệt tác của điêu khắc Ai Cập.
Một trong các tượng này được khai quật đầu tiên vào khoảng 1760, với sự tham quan Thebes của nhà thực vật học Vitaliano, Donati. Ông là một nhà khoa học được vua Savoy phái ra nước ngoài, chuẩn bị tiền bạc đầy đủ để mua một kỷ vật mang về.
Bốn thập kỷ sau, các học giả của cuộc viễn chinh của Napoléon may mắn tìm thấy hơn mười lăm tượng cùng các mẫu rời rạc nhượng cho người Anh vào năm (1801); và vào năm 1816, Belzoni, đào ở Karnak nhân danh Henry Salt, khám phá hơn mười tám tượng, trong đó có sáu tượng nguyên vẹn. Các cuộc khai quật liên tiếp sau này của Belzoni và Salt vào 18l7 - l 8 khám phá hơn hai mươi tượng nữa. năm tượng trong tình trạng bảo tồn rất tốt.
Sự khám phá một loạt các điêu khắc gần giống Sekhmet bắt đầu ở đền tang lễ của Amenophls III, Kom el- heitan (một cuộc tìm tòi mà Belzoni cho là của mình, nhưng thật ra do Drovetti thực hiện một vài năm trước) hình như chỉ định địa điểm nguyên thủy của các tượng.
Số tượng Sekhmet được cho là dựng ở Karnak đã làm choáng người. Auguste Mariette, vào các năm giữa thế kỷ 19, cho tổng cộng là 572 tượng. Các bà người Anh, Margaret Benson và Janet Gourlay, đào ở đền Mut vào 1895 - 97, đã tìm thấy những mảnh vụn của 188 tượng còn ở tại chỗ. Ngày nay con số tượng là trên 700. Đa số để tặng Amenophis III; các tượng khác mang khuôn dấu của triều đại thứ 19 vua Ramsesses II, triều đại thứ 21, “vua tư tế” Pinudjem I, và triều đại 22 pharaon Shoshenq I - mặc dù đa số các câu khắc sau này có thể cho thấy những sự chiếm đoạt các tác phẩm điêu khắc của người trị vì triều đại thứ 18.
Sưu tập được mô tả như một “kinh cầu nguyện khổng lỗ” bằng đá có ý định gọi hồn “nữ hung thần” nhằm bảo vệ vĩnh cửu vị pharaon - có lẽ đó là thời kỳ dễ bị tổn thương, trong dịp lễ hội Sed (ngày lễ toàn xá), nhưng bất lực trước bệnh dịch hoành hành ở cận Đông vào thế kỷ 14 trước CN.