Tài liệu: Cung điện Topkapi

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1453, khi vua Hồi Ottoman Mehmet II chiếm thành Constantinopie (sau này gọi là Istanbul), thành phố đổ nát,
Cung điện Topkapi

Nội dung

Cung điện Topkapi

Thời điểm: 1463- 1853

Địa điểm: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

            Người luôn quan tâm đến việc tập hợp vật liệu hiếm có nhất, đắt tiền nhất và lo việc triệu tập nhân lực từ khắp mọi nơi. Người đang xây dựng một dinh thự tráng lệ, nguy nga ganh đua trong từng khía cạnh với sự quy mô và lộng lẫy nhất từng có trong quá khứ.

Kritavoulos, thư ký của Mehmet II, 1451- 67

Năm 1453, khi vua Hồi Ottoman Mehmet II chiếm thành Constantinopie (sau này gọi là Istanbul), thành phố đổ nát, dân chúng tản cư, xây dựng một cung điện nguy nga có chức năng như một cơ quan của chính phủ nhưng không thích hợp cho đến khi dân chúng trở về và tái thiết thành phố. Chỉ vào năm 1472 Istanbul mới trở thành kinh đô trong đế quốc của ông, và Topkapisaray (nghĩa theo từng chữ ''cung điện Cổng súng'', tên gọi trong thế kỷ 19) bắt đầu đóng vai trò như một trung tâm hành chính và nơi ở của hoàng gia. Địa điểm nằm trên doi đất có tầm nhìn đẹp mắt hướng ra eo biển Bosporus, Golden Hom và Biển Marmara.

Gọi Topkapi là một ''cung điện'' có thể gợi ra những liên tưởng không đúng đối với bạn đọc ngày nay, chỉ hàm ý một công trình thống nhất về kiến trúc giống điện Versailles nhằm mục đích gây ấn tượng bằng quy mô và giá trị của công trình. Trong thế kỷ 15, không có cung điện nào mang ý nghĩa này. Nơi cư trú của hoàng gia và cơ quan của chính phủ là sự tập hợp các công trình hình thành dần khi nhu cầu phát sinh (điện Kremlin ở Moscow là minh họa điển hình).

Trang trí ở Topkapi là cách trang trí theo thứ tự cao nhất, chính mức độ xa hoa nhất quán này và thực tế công trình phần lớn vẫn còn nguyên vẹn đã tạo nên vẻ độc đáo - biểu tượng sống động của một triều đình chuyên chế thuộc một trong những triều đình quyền thế nhất trên thế giới. Cung điện Topkapi vẫn còn giữ được vẻ giàu có, tinh vi và sức mê hoặc không mấy tai hại vốn không hề có địch thủ ở bất kỳ nơi nào khác.

Sân thứ nhất

Có phải sau khi phát triển qua nhiều thế kỷ, cung điện lúc này bao gồm một loạt các công trình rời rạc họp thành nhóm quanh bốn sân hay không. Sân thứ nhất, lối vào ở hướng tây, gần với thành phố nhất là cổng lớn nhất và nổi tiếng nhất. Khi xưa và hiện nay bị nhà thờ Hagia Irene đế quốc Byzantine thế kỷ thứ 6 áp đảo, được những người Ottomans sử dụng như xưởng đúc vũ khí, và một bệnh xá lớn nơi các cậu bé có thể trốn khỏi sự hà khắc của kỷ luật trường dòng.  Có một xưởng đúc tiền và các toa xe làm nhà kho lớn chuyên chở hàng hóa cồng kềnh, kể cả 500 tải trọng gỗ mỗi năm.

ü      Kiosk Revan xây dựng cho  Murat IV NĂM 1635, dự định làm nơi ẩn dật của nhà vua. Mặt ngoài được ốp bằng các chi tiết tái tận dụng từ công trình Byzantine cổ.

Vào sân qua Cổng Uy nghi, trưng bày tượng đầu những kẻ phản bội giống như cầu London. Cổng vẫn còn sừng sững, đồ sộ có từ thời Trung cổ. Cổng ban đầu trở thành Cổng Tiếp đón với các tháp nhốt tù được Murat III trang trí trong thập niên 1570. Ở đây, mọi người, ngoại trì vua Hồi, đều phải xuống ngựa và đi vào bằng chân không.

Im lặng tuyệt đối khi bước vào cung điện, ngoài số quan chức có cầm quyền trượng, khách tham quan bị nhiều người lùn và người câm, nhưng có thể đọc hiểu và biết viết, theo dõi. Chỉ duy nhất một sứ thần mới quan trọng nhất tham quan cùng với cả đoàn tùy tùng như Wil- liam Harborne chẳng hạn, vốn là sứ thần Anh đầu tiên. Vào thế kỷ 16, Francis I của Pháp quên trả tiền cho Pierre Gyllius vì đã phái Pierre đến mua các bản thảo bằng tiếng Hy Lạp và đồng ý để Pierre tham gia vào Quân đoàn Janissary ưu tú. Một số chi tiết do Pierre ghi lại như sự tháo dỡ ngói gốm của cổng bên trong. Alvise Gritti người thành Vienne trở thành bạn thân thiết của Suleyman Cao thượng, đã đến thăm Suleyman ngay tại tư đinh ở Pera, nhưng không thể được ông đến thăm đáp lễ để tỏ lòng mến khách như thế. Cũng có một Hassan, một tù nhân nghèo xơ xác đến từ vùng Lowestoft, nước Anh, tỏ ra hạnh phúc khi bị hoạn, rồi trở nên giàu có trong tư cách thầy dạy ở Đại học nơi đội ngũ giáo sư đều là người da trắng bị hoạn. Ông được chiếu cố và là người bạn vô giá của giới thương nhân Anh, có ích trong những cuộc tán gẫu, ông hiểu rằng tạo ra sự tai tiếng càng ngọt ngào thì phần thưởng nhận được càng lớn.

ü      Cảnh cung điện nhìn theo đường chim bay, từ sân thứ hai đến sân thứ tư

Sân thứ hai

Sân thứ hai hay Sảnh nội các vẫn còn là một bãi cỏ và một ít cây lâu năm, xây tường bao để bảo vệ không cho loài linh dương gazelle thơ thẩn trong khu vực này. Phía sau một dải đất bằng dài tạo bậc làm nhà bếp, ngày nay là viện bảo tàng gốm sứ, có nhiều trại dành cho đầu bếp và phụ bếp, cùng các nhà kho kéo dài. Đối diện là Sảnh nội các, có niên đại từ đầu thế kỷ 16, được trang trí lại vào thế kỷ 19  và trong chế độ Cộng hòa. Cạnh bên kia là Dãy trại dành cho người sử dụng kích được Davut Agha xây dựng lại vào cuối thế kỷ 16 hiện nay chỉ còn duy nhất một trại như thế. Davut là học trò có tài nhất trong số học trò của kiến trúc sư nổi tiếng Sinan, phần lớn công trình quy dành cho ông thầy cao tuổi đều do học trò của ông thực hiện. Công trình quan trọng của Sinan là phát hiện hai giếng rất sâu thời kỳ Byzantine, và xây dựng bốn bánh xe nước. Vào thập niên 1590, Davut xây dựng nhà thủy tạ ở mép nước lớn nhất, Kiosk Trân châu, hiện nay chỉ còn trơ phần móng.

Giữa các trại lính và Sảnh nội các là tháp từ đây vua Hồi có thể ngắm nhìn cung điện. Đỉnh cao cổ điển của tháp được thêm vào trong giữa thế kỷ 19, có lẽ do các kiến trúc sư Thụy Sĩ, Fossatis, người đã thi công ở St Petersburg. Ngoài Sảnh nội các là một trong những công trình khác lúc đầu của Mehmet - đại sảnh bằng đá đồ sộ của Kho báu Bên ngoài, tiếp đến là Cổng Hạnh phúc theo phong cách baroque.

Trong Sảnh nội các có thể hình dung các nhân vật quan trọng trong cung điện, trong trang phục áo kaftan, có thắt ngang lưng, được thêu tuyệt đẹp, đang ngồi trong mái vòm với các cột bóng loáng có mũ cột mạ vàng. Có đến 600 nhân chứng và người thỉnh nguyện đứng ngoài bãi cỏ, những người được cấp lương thực và lấy nước từ vòi phun. Chi tiết này cung cấp một số khái niệm về thời kỳ huy hoàng của sảnh Nội các.

Sân thứ ba

Qua Cổng Hạnh phúc người ta mặt đối mặt với Phòng Tiếp kiến, do Ala’ettin Agha, kiến trúc sư cung đình xây dựng từ năm 1515 đến 1529. Ông đảm nhiệm nhiều chương trình cách tân cho Suieyman, một phần là do kết quả của

ü      Hoa văn trên một trong các Panel ngói Iznik lấp lánh có niên đại 1572.

ü      Cửa ra vào dẫn đến nhà Thủy tạ Holy Mantle. Một thời là nhà Thủy tạ hoàng gia, dãy phòng hiện nay là nơi cất châu báu của đấng tiên tri Muhammad.

trận động đất nghiêm trọng năm 1508. Bao quanh Phòng tiếp kiến là các mái hiên tráng lệ, kế bên lối vào là những panel ngói đặc biệt ở vùng Iznik và một vòi phun xinh xắn mang tên Suleyman. Bên trong, vách tường cũng như sàn nhà được phủ bằng lớp vải vàng khảm trân châu. Nhưng tất cả đều bị cắt giảm do khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 18. Ở bên trái nhà thủy tạ là nhà thờ Hồi giáo của trường đại học, hiện nay là thư viện cung điện xiên góc hướng mặt về thánh địa Mecca.

ü      Đại sảnh Ngai vàng, trong hậu cung là một không gian thoáng đãng sử dụng cho các buổi hội họp chính thức, được xây dựng cho Murat II năm 1588.

Ba mặt sân đều bao quanh bằng các phòng nội trú của trường đại học: hai mặt đầu tiên bị lửa thiêu hủy năm 1857, các mặt khác đều là giả nhưng giáp với các vách ban đầu và hình thành bảo tàng viện trang phục, nghệ thuật và dành cho ban giám đốc cung điện. Sinh viên giỏi nhất khi tốt nghiệp đều dự họp chung với vua Hồi, chức vụ chẳng hạn như Người mang gươm hay Mã phu đều còn trống. Các sảnh dựa trên công trình ban đầu khác, lúc này làm nơi chứa châu báu của đấng tiên tri Muhammad do Selim I mang về sau khi ông xâm chiếm Ai Cập Có một sảnh vào rất rộng lợp ngói và một vòi phun nước to của Murat III do Davut Agha thiết kế. Phòng ngủ trước đây chỉ có thể thoáng thấy vì đang làm nơi cất giữ cờ và áo choàng của đấng tiên tri. Tường có những tấm panel ngói Iznik đẹp nhất của thế kỷ 16. Đối diện và nhìn qua bên kia Marmara là các căn phòng dùng làm nơi nghỉ ban ngày của Mehmet II, một đoạt các phòng nguy nga đỉnh cao là tháp lầu và vòi phun lộ thiên. Hiện nay những chi tiết này tạo thành Viện bảo tàng châu báu.

Hậu cung

Đến Hậu cung qua Sân Hoạn quan, qua các trại lính cao ngất. Do các hoạn quan da  đen canh gác, Hậu cung là nơi ở của vợ vua Hồi, cô giáo và người thân là nữ, nhiều người trong số này có quyền hạn thực sự. Không mang tính đại quy mô, thậm chí sảnh của Valide hay Hoàng thái hậu. Ngói thế kỷ 18 không phong phú về màu sắc nhưng ấn tượng về thiết kế, vào cuối thế kỷ 18 bổ sung thêm toàn bộ một dãy phòng Rococo, có gương soi và nhiều bức họa màu sáng vẽ cảnh thôn dã, có đời sống của riêng chúng. Phòng đẹp nhất là phòng của Murat III, có một vòi phun nước, nhưng cửa sổ bị khóa do sự mở rộng của Ahmet I. Bên dưới là hồ bơi rất rộng dành cho Hậu cung. Đại sảnh Ngai vàng có lẽ là công trình của Davut, nhưng bị thiệt hại do thay đổi hình dáng. Nhà Thủy tạ của Người kế tục rất xinh đẹp, gồm có một mái bát úp nguyên thủy đầu thế kỷ 17 duy nhất còn tồn tại, trang trí công phu với các đường viền mạ vàng và bông hoa.

Sân thứ tư

Các dải đất bằng tạo bậc ở Sân thứ tư gồm hai kiosk đẹp nhất trong cung điện - có lẽ là công trình của Hasan Agha - kỷ niệm chiến thắng của Murat IV. Kiosk Baghdad là kiosk lớn nhất có ngói gốm đẹp nhất và công trình khảm gỗ. Ở mỗi bên lò sưởi cao có mái che là thân cột có ốp ngói lấp lánh làm tiếng vang với thân cột có ốp ngói ở đầu cuối bên kia của dải đất bằng tạo bậc. Cũng có một ban công nhô hẳn ra ngoài có bể nước, để vua Hồi nghỉ ngơi cạnh đó. Nét thi vị của đời sống cá nhân được gói gọn ở đây vì các mái bát úp xinh xắn cùng với tỷ lệ cổ điển. Phần lớn nhà thủy tạ trong công viên không còn nữa kể cả kiosk Trân châu. Ở đó Dallam đến tập chơi đàn organ tặng món quà của Elizabeth I nước Anh.

Trong một chừng mực nào đó, những lều mạ vàng này hình thành trong đá hoa cương và đá thường là hình ảnh thu nhỏ kiến trúc Otto- man, cũng như mối tương quan giữa các khoảng không gian nội và ngoại thất. Topkapisaray, cung điện của Cổng súng, được gọi thật đơn giản là Saray Mới khi các vua Hồi sống ở đây. Và sự hiu quạnh của văn phòng uy nghiêm để lại phía sau một nỗi buồn man mác.

Số liệu thực tế

Tổng diện tích: 700.000m2

Sân thứ hai: 160 x 130m

Chiều dài tường: 5km

Cổng: 6 cổng chính

Dân số năm 1640: ước đoán 40.000

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4225-02-633713307639945194/Cung-dien-va-Lau-dai/Cung-dien-Topkapi.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận