DƯỚI CHIẾU XẠ CỦA ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
THÌ TẦNG KHÍ QUYỂN CÓ NHỮNG THAY ĐỔI GÌ?
Chúng ta đều biết, trong bầu khí quyển của chúng ta thì có một tầng ôzôn và sự chênh lệch nhiệt độ giữa tầng trên và tầng dưới của bầu khí quyển tỏ ra rất rõ rệt, hơn nữa, những thành phần vật chất và nhiệt, độ ở những khu vực khác nhau đều có sự khác biệt như vậy. Nguyên nhân tại sao lại xuất hiện những sự khác biệt như vậy?
Thực ra đó đều là những tác dụng, những ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời sinh ra trong bầu khí quyển. Mặt trời đem lại cho trái đất của chúng ta một khả năng bức xạ rất lớn. Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng hóa học và vật lý ví dụ ở trong độ cao 90 km so với mặt đất, do phải chịu sự chiếu xạ rất mạnh của tia tử ngoại thì khí nitơ và khí oxy có thể phát sinh độ phân giải không giống nhau; còn độ cao trên 100 km thì những phân tử oxy dường như đều bị phân giải thành nguyên tử oxy. Những nguyên tử oxy cùng với sự khuếch tán thì có thể kết hợp lại với những nguyên tử oxy ở tầng thấp đồng thời khi kết hợp sẽ sinh ra một loại khí thể không mầu, có mùi hôi đó là ôzôn, mà nồng độ đậm nhạt của nó thay đổi cùng sự thay đổi độ cao của tầng khí quyển. Thông thường khí ôzôn mà ở gần với mặt đất thì tương đối ít, ở độ cao trên 10km thì lại tăng dần lên, trong phạm vi từ 20 - 25km thì đạt được giá trị lớn nhất hình thành nên tầng ôzôn ở độ cao trên 25km thì lại giảm đần đặc biệt là ở độ cao trên 60km thì lại càng hiếm. Ôzôn có thể hấp thụ một lượng rất lớn tia tử ngoại của mặt trời trong quá trình bức xạ, bởi vậy nó làm cho con người và động vật ở trên trái đất tránh được sự chiếu xạ của tia tử ngoại. Bởi vậy chúng ta có thể nó nó là tầng bảo vệ cho sự sinh tồn trên trái đất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu như lượng ôzôn giảm đi 10% thì lúc đó những bệnh về viêm da sẽ tăng thêm 1 lần.
Tầng ôzôn là do tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời chiếu xạ hình thành, song, ngược lại, nó lại có tác dụng ngăn chặn những tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất. Như vậy có thể nói rằng, đó là một ''kiệt tác'' của giới tự nhiên. Vào năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ra trên tầng khí quyển ở Nam Cực đã xuất hiện những lỗ thủng rất lớn, mà sự xuất hiện của những chỗ thủng này lại là ''kiệt tác'' của ánh sáng mặt trời. Chính là do khi con người tự đắc vì đã phát minh và sử dụng rộng rãi máy làm lạnh chứa chất làm lạnh họ freon có tính năng tốt, thì tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời đã phân giải sự ổn định của các phân freon. Nguyên tử clo sau khi phân giải sẽ trở thành “sát thủ” của tầng ôzôn. Phân tử ôzôn trong chuỗi phản ứng của nguyên tử clo lần lượt biến thành phân tử oxy. Bởi vậy mà tầng ôzôn mới bị ''khoét thành một lỗ thủng lớn''.
Ngoài sự hình thành và phá vỡ của tầng ôzôn, thì rất nhiều những vật chất trong tầng khí quyển đã sinh ra nhiều phản ứng như oxy hóa phân giải, hóa hợp, hoàn nguyên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, ở tầng đối lưu mà cách mặt đất khoảng 12km, do rất nhiều những vật chất ô nhiễm ở trạng thái khí... giống như những khí phải trong ngành công nghiệp và ngành công nghiệp ôtô. Dưới tác dụng bức xạ của ánh sáng mặt trời đã sinh ra, một loạt những phản ứng quang hóa rất phức tạp, từ đó mà sinh ra khí ôzôn, axit sunphuric và rất nhiều vật chất khác trong không gian.