Tài liệu: Kế hoạch trả góp quy định thư thế nào?

Tài liệu
Kế hoạch trả góp quy định thư thế nào?

Nội dung

KẾ HOẠCH TRẢ GÓP QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

 

Ở nước ngoài mua đồ trả góp là một hình thức tiêu dùng rất phổ biến. Những năm gần đây, cùng với công cuộc cải cách mở cửa, hình thức tiêu dùng này từng bước được nhân dân Trung Quốc tiếp nhận.

Tiêu dùng trả góp, nói đến cùng là một hình thức tiêu dùng chịu, cũng chính là mua bán chịu.

Giả dụ giá bán của một mặt hàng nào đó là 1000 tệ. Nếu áp dụng cách mua bán chịu, thì khách hàng lấy hàng trước, tiền hàng thì sau một thời gian giả sử là một năm mới trả, vậy thì một năm sau phải trả bao nhiêu tiền đây? Vẫn trả 1000 tệ có được không?

Không được bởi vì gửi 1000 tệ hiện nay vào ngân hàng có thể có lãi sau một năm. Giả sử lãi suất ngân hàng là 5%/ năm, vậy thì năm nay gửi 1000 tệ sang năm sẽ thành 1050 tệ. Nếu năm nay khi lấy hàng mà chưa trả tiền, sang năm vẫn chỉ trả 1000 tệ, vậy thì người mua được lợi rồi còn người bán hàng bị thiệt thòi. Vì thế tiền phải trả của một năm sau sẽ phải lớn hơn 1000 tệ, ít nhất cũng phải bao gồm cả tiền lãi ở trong đó, cũng chính là nói ít nhất phải trả 1050 tệ. 1050 tệ của một năm sau tương đương với 1000 tệ bây giờ, chúng ta nói “giá trị thực” của 1050 một năm trước là 1000 tệ.

Dựa vào công thức lợi tức, có thể từ giá trị hiện nay tính ra giá trị của một năm sau (cả vốn lẫn lãi), vậy thì nếu bây giờ biết giá trị của một năm sau (1050 tệ) làm thế nào để tính ra giá trị thực của nó?

Chúng ta có thể dùng cách đặt phương trình để giải đề toán này. Giả sử vốn và lãi sau một năm của x đồng là 1050 tệ, vậy lập ra được phương trình:

x(1+5%) = 1050, nghiệm x = đồng

Theo cách giải này chúng ta đã tìm ra giá trị thực của 1050 tệ một năm trước là 1000 tệ.

Một món tiền sau hai năm gửi, giả dụ là 1000 tệ, làm thế nào để tính ra giá trị thực của nó?

Để làm cho vấn đề đơn giản hơn một chút, chúng ta chỉ đề cập đến trường hợp tính lãi đơn. Giả sử giá trị thực là x, cả vốn và lãi sau hai năm là 1100 tệ, vậy thì có thể lập ra được phương trình: x(1 + 2 x 5%) = 1100

đồng.

Có thể thấy giá trị thực của 1100 tệ hai năm trước là 1000 tệ.

Trường hợp đã nói ở trên là giả định lãi suất năm là 5%, nếu lãi suất năm (có thể đổi thành lãi suất tháng) là p%, vậy thì giá trị thực của b tệ sau n năm trước có thể được tính ra dựa vào công thức:

x =

Hiểu được ý nghĩa của ''giá trị'', cùng phương pháp tính toán chúng ta có thể nói đến vấn đề để trả góp được rồi.

Text Box:  Trả góp và mua chịu đơn thuần có những nét không giống nhau, bởi vì trả góp thường sẽ phải trả trước một phần tiền hàng khi lấy hàng, phần còn lại sau này dựa vào thoả thuận của hai bên, phân ra làm một số kỳ để trả nốt. Vậy thì thoả thuận trả nợ dựa vào nguyên tắc nào để quy đinh. Chúng ta xem một ví dụ.

 Giả sử một loại ti vi màu nào đó giá bán là 2180 tệ. Một cửa hàng áp dụng cách bán hàng trả góp, kế hoạch chi trả như sau.

Lần thứ nhất trả 1000 đồng rồi lấy hàng, sau đó trả mỗi tháng 200 đồng liên tục trong 6 tháng.

Kế hoạch này đã biến số tiền phải trả mỗi lần sau thành một giá trị thực (200đồng), với giả thiết là lãi suất 5%o thì kỳ thứ nhất (trả 200 đồng) sẽ có giá trị thực là:

x1 = 199 đồng.

Tiếp tục tính các kỳ còn lại

x2 = 198,01

x3 = 197,04

x4 = 196,08

x5 = 195,12

x6 = 194,17

Cộng tất cả với số tiền phải trả ngay khi lấy hàng, ta có:

1000 + 199 + 198,01 +197,04 + 196,08+195, 12+194,17 = 2179,42 đồng

Như vậy mặc dù khách hàng phải trả tất cả là

100 + 6 x 200 = 2200 đồng

Nhưng giá trị thực của nó chỉ có 2179,42 đồng, gần tương đương với giá trị phải trả nếu mua hàng trả tiền ngay là 2180 đồng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360074773125000/Toan-hoc/Ke-hoach-tra-gop-quy-dinh-thu-the...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận