Tài liệu: Thế nào để quay được bức ảnh mây vệ tinh trên ti vi?

Tài liệu
Thế nào để quay được bức ảnh mây vệ tinh trên ti vi?

Nội dung

THẾ NÀO ĐỂ QUAY ĐƯỢC BỨC ẢNH MÂY VỆ TINH TRÊN TI VI?

 

Hàng ngày trên ti vi đều phát sóng chương trình dự báo thời tiết. Hình ảnh những đám mây được phát ra từ vệ tinh khí tượng biểu thị trên tầm ngắm chói mắt, phản ánh thời tiết trái đất đang phát sinh những thay đổi, trực quan, động cảm, nhận được sự hoan nghênh rộng rãi của người xem. Điều này cho thấy vệ tinh khí tượng đã đi vào gia đình triệu triệu người dân.

Theo quỹ đạo vận hành của nó thì vệ tinh khí tượng được chia làm hai loại: Vệ tinh khí tượng cực đạo và vệ tinh khí tượng tĩnh tại.

Vệ tinh khí tượng cực đạo do quỹ đạo vận hành của nó mỗi lần quay quanh trái đất một vòng đều phải đi qua hai cực Bắc Nam nên nó có tên như vậy. Quỹ đạo của nó gần là hình tròn, độ cao từ khoảng 700 - 1000 km. Loại vệ tinh này mỗi khi quay quanh trái đất một vòng, độ rộng từ đông sang tây, phạm vi mặt đất có thể quan sát được là 2800 km, quay 14 vòng là có thể che phủ 1 lần mặt trái đất. Nhưng nó chỉ có thể tiến hành quan sát khí tượng hai lần một ngày ở một vùng nào đó, khoảng cách thời gian là 12 tiếng. Ưu điểm của nó là có thể thu được tư liệu về khí tượng của toàn trái đất, nhược điểm là do trái đất tự quay nên tài liệu về hình ảnh mây không liên tục.

 Vệ tinh khí tượng tĩnh tại nằm cách mặt phẳng xích đạo 36.000km, do tốc độ chuyển động của nó quanh trái đất tương đương với tốc độ tự quay của trái đất, do đó nó gần như là đứng yên so với trái đất. Cứ cách nửa tiếng, nó có khả năng tạo ra một bức ảnh tư liệu thời tiết trên một diện tích gần 100 triệu km2 của địa cầu, ưu điểm của nó là có thể truyền tư liệu đến mặt đất một cách kịp thời, có thể không ngừng quan sát, đo đạc ở cùng một vị trí. Khuyết điểm của nó là chỉ có thể quan trắc 1/3 diện tích trái đất, ở những vùng vĩ độ cao (trên 550) thì khả năng quan trắc của vệ tinh khí tượng tương đối kém.

Hai loại vệ tinh khí tượng có công dụng khác nhau, chức năng cũng khác nhau, mỗi loại đều có ưu khuyết điểm riêng, không thể thay thế lẫn nhau, nhưng có thể bổ xung cho nhau. Nếu kết hợp hai loại vệ tinh này với nhau thì có thể cấu thành hệ thống vệ tinh lý tưởng.

Thiết bị giao cảm lắp đặt trên bề mặt vệ tinh khí tượng tiếp nhận các loại bức xạ của ''Hệ thống khí quyển của trái đất'', đồng thời chuyển biến dữ liệu thu được thành tín hiệu điện, thông qua máy phát xạ để truyền đến các trạm thu ở mặt đất, sau khi xử lý bằng máy tính sẽ thu được các tham số về sự phân bố thẳng của nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, sự phân bố hơi nước ở tầng cao và trung của khí quyển, phân bố và hàm lượng oxy, đồng thời thu được các tư liệu như bản đồ mây có thể thấy sáng, bản đồ mây hồng ngoại và ảnh hơi nước, đó chính là ảnh mây vệ tinh mà chúng ta thấy trên vô tuyến.

Có được bản đồ mây vệ tinh, không chỉ bổ xung những thiếu hụt do thiếu điểm quan trắc khí tượng ở núi cao và sa mạc, đồng thời vẫn có khả năng theo dõi trực quan sự biến hoá của hệ thống mỗi loại thời tiết, thấy rõ quá trình đang phát sinh các loại tác hại của khí quyển như mưa đá, bão, bão tố, lạnh...

 Hiện nay, tổng cộng toàn thế giới đã phóng hơn 100 vệ tinh khí tượng. Trung Quốc đã lần lượt phóng hai loại vệ tinh khí tượng là ''Phong vân số 1'' (cực quỹ) và ''Phong vân số 2'' (tĩnh tại) vào năm 1988 và 1997, chúng đang nhìn xuống những vùng đất rộng lớn của đất nước, phát huy tác dụng quan trọng trong việc ứng dụng và nghiên cứu khí tượng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359841281562500/Vu-tru/The-nao-de-quay-duoc-buc-anh-may-ve-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận