TẠI SAO VỆ TINH CÓ THỂ PHÓNG TỪ MÁY BAY VÀO QUỸ ĐẠO?
Để phóng được vệ tinh thì ngoài cách chủ yếu là sử dụng tên lửa từ mặt đất ra, những năm gần đây bắt đầu sử dụng máy bay để phóng vệ tinh, chính là đầu tiên tên lửa loại nhỏ mang vệ tinh được máy bay đứa đến một độ cao nhất định, sau đó tiếp tục khởi động tên lửa để phóng vệ tinh vào quỹ đạo đã định sẵn.
Phóng vệ tinh trong không gian có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất là chi phí để phóng vệ tinh thấp chỉ bằng 2/3 so với việc phóng từ mặt đất. Điều này bởi vì do tên lửa ở trong không gian đã có được một độ cao và tốc độ ban đầu nhất định từ máy bay mẹ, bởi vậy tiết kiệm rất nhiều nhiên liệu có giá rất đắt. Thứ hai là thời gian chuẩn bị để phóng ngắn, tên lửa loại nhỏ thông thường chỉ cần nhân viên kỹ thuật mất một khoảng thời gian hai tuần là đủ. Hơn nữa, phóng tên lửa trong không gian không cần phải có đầy đủ các thiết bị như giàn phóng dưới mặt đất, cũng không bị hạn chế của ''cửa sổ phóng'', việc duy tu các thiết bị mặt đất, đồng thời có thể phóng vệ tinh từ bất cứ một sân bay nào đó trên thế giới vào bất kỳ lúc nào, mặt khác có thể linh hoạt trong việc chọn lựa quỹ đạo mục tiêu của vệ tinh.
Ngày 5/4/1990, tại bang California, Mỹ đã sử dụng một máy bay B - 52 cỡ lớn mang theo tên lửa ''Chòm Phi mã'', ở độ cao không gian đã phóng hai vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo định trước, từ đó mở ra việc sử dụng máy bay phóng vệ tinh.
Tất nhiên là khi phóng vệ tinh trong không gian cũng có những hạn chế. Chủ yếu là vệ tinh đó không được quá nặng, quỹ đạo của vệ tinh không được quá cao, điều này do chịu sự hạn chế vì độ cao của máy bay khi bay và năng lực chuyển tải của máy bay mẹ. Như dùng tàu vũ trụ thì có thể bù đắp được hai khuyết điểm này.
Theo dự tính của các nhà khoa học, trong vòng 20 năm tới, số vệ tinh mà cả thế giới chờ đợi phóng lên đến con số hàng nghìn, trong đó phần lớn là các vệ tinh nhỏ gần trái đất, chất lượng chỉ là mấy trăm kg thậm chí mấy chục kg. Tính năng của những vệ tinh này tốt, giá cả rẻ, là đội quân chủ lực của gia đình vệ tinh. Rất rõ ràng, hình thức phóng vệ tinh trong không gian trong tương lai sẽ chiếm một phần quan trọng trong ngành hàng không.