Tài liệu: Tại sao kính viễn vọng lại có thể nhìn rõ những vật thể ở nơi xa?

Tài liệu
Tại sao kính viễn vọng lại có thể nhìn rõ những vật thể ở nơi xa?

Nội dung

TẠI SAO KÍNH VIỄN VỌNG LẠI CÓ THỂ NHÌN RÕ

 NHỮNG VẬT THỂ Ở NƠI XA?

 

Kính viễn vọng là một loại máy quang học dùng để quan sát những vật thể ở khoảng cách xa, phát minh sớm nhất có liên quan đến nó có thể nói là được bàn tán xôn xao. Trong số những người phát minh ra nó, nổi tiếng nhất, là nhà buôn kính Miderburg, Hà Lan. Vì thương nhân này tuyên truyền tùm lum với những người có tiếng trong chính giới làm náo động cả thị trường. Chẳng bao lâu, một loại kính viễn vọng có tên là “trụ Hà lan” được lưu hành ở nhiều quốc gia châu Âu.

Tháng 5 năm 1609, nhà bác học Galiiê đang giảng dạy ở trường đại học thành phố Venis biết được tin này thì không khỏi lo lắng. Ông lập tức thu mua rất nhiều miếng kính lớn nhỏ khác nhau rồi cắm đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Tháng 8 năm đó, Galilê đã chế tạo ra một chiếc kính viễn vọng có thể làm thay đổi vật thể gần 30 lần, tức là có thể phóng đại vật thể gần 1000 lần. Ông dùng chiếc kính viễn vọng này để quan sát đồi núi nhấp nhô trên bề mặt trăng và phát hiện ra sao mộc có bốn vệ tinh. Ông còn biết rằng dải ngân hà không phải là dòng sông nào đó trên bầu trời mà là do vô số các ngôi sao tạo thành... Việc phát minh ra kính viễn vọng đã mang lại sự nổi tiếng cho Galilê, nhưng cũng mang lại rủi ro cho ông. Việc quan sát quá mức độ đã khiến ông bị mù cả hai mắt sau này. Từ các tác phẩm viết về việc quan sát đã làm giáo hội nổi giận, cuối cùng đã đẩy ông vào ngục tối, chịu cảnh khổ cực của cuộc sống tù đày.

Kính viễn vọng của Galilê do một miếng thấu kính lồi (vật kính) và một miếng thấu kính lõm (mục kính) cấu tạo thành, tầm nhìn tương đối hẹp. Người bạn thân của ông là một nhà thiên văn học đã sửa lại tầm nhìn này. Phía trước kính viễn vọng có một thấu kính lồi với đường kính lớn và tiêu cự dài, gọi là vật kính; phía sau là một thấu kính lồi có đường kính nhỏ, gọi là mục kính. Loại kính viễn vọng này gọi là kính viễn vọng khúc xạ. Khi ánh sáng của cảnh vật từ nơi xa tới kính viễn vọng, qua vật kính sẽ hội tụ thành ảnh thật bị thu nhỏ và đảo ngược, giống như di chuyển cảnh vật ở nơi xa đến gần nơi thành ảnh trong phút chốc. Mà ảnh thật này lại rơi khớp vào bên trong tiêu điểm trước của mục kính. Lúc này nếu nhìn thẳng vào mục kính sẽ giống như đang cầm chiếc kính phóng đại quan sát đồ vật, có thể nhìn thấy ảnh ảo đã phóng đại rất nhiều lần. Như vậy, cảnh vật ở nơi xa có thể nhìn thấy rõ mồn một trong kính viễn vọng.

Nhà khoa học người Anh Newton đã bắt tay nghiên cứu lại và ông đã phát minh ra một loại kính viễn vọng phản xạ khác, tức là dùng kính mặt lõm làm vật kính; ánh sáng phản xạ qua kính mặt lõm rồi lại thay đổi phương hướng qua kính phẳng, đi vào mục kính và trở thành ảnh thật. Do về mặt kỹ thuật, kính mặt lõm có thể được làm rất lớn, nó có thể hội tụ nhiều ánh sáng hơn, làm cho ảnh tạo thành sáng nét và rõ ràng hơn. Vì thế nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình quan sát thiên văn. Theo thống kê, kính viễn vọng thiên văn có đường kính trên 1 mét đều là kính viễn vọng phản xạ, trong đó kính viễn vọng Haver ở đài thiên văn ở bang California, Mỹ là nổi tiếng nhất, nó có đường kính tới 5,08 mét, vật kính được làm từ hơn 20 tấn thuỷ tinh đặc biệt đã qua 7 năm mài đũa. Nghe nói; một con đom đóm ở một điểm xa tới 25000 km cũng không thoát khỏi “con mắt lớn” này. Trên quả núi Gazas, Nga có dựng một trong những chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới hiện nay, đường kính của nó hơn 6 mét, có thể quan sát hệ hành tinh ngoài ngân hà xa tới 10 tỷ năm ánh sáng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362689478695000/Vat-ly/Tai-sao-kinh-vien-vong-lai-co-the-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận