Tài liệu: Vì sao căn cứ vào cùng một nhóm số liệu lại có thể vẽ ra những biểu đồ không giống nhau?

Tài liệu
Vì sao căn cứ vào cùng một nhóm số liệu lại có thể vẽ ra những biểu đồ không giống nhau?

Nội dung

VÌ SAO CĂN CỨ VÀO CÙNG MỘT NHÓM SỐ LIỆU LẠI CÓ THỂ

VẼ RA NHỮNG BIỂU ĐỒ KHÔNG GIỐNG NHAU?

 

Trong thực tế, thường yêu cầu dùng phương pháp toán học để giải thích rõ ràng hơn cho sự thật của rất nhiều vấn đề, phương pháp giải thích được dùng khá nhiều. Hơn nữa, sau khi chia ra một nhóm số liệu, do yêu cầu thực tế không giống nhau, có thể vẽ ra các loại biểu đồ không giống nhau. Chúng ta hãy xem một ví dụ được lấy ra từ sách giáo khoa số học của học sinh trung học Hồng Kông:

Giả sử một công ty nào đó có 5 cổ đông, 100 công nhân, tổng thu nhập của công nhân và tổng lợi nhuận của cổ đông là:

 

Năm

Tổng số tiền lương của công nhân

Tổng lợi nhuận của cổ đông

1990

10 vạn tệ

5 vạn tệ

1991

   12,5 vạn tệ

7,5 vạn tệ

1992

15 vạn tệ

10 vạn tệ

 

Text Box:  Các ông chủ dùng nhóm số liệu này sẽ vẽ ra biểu đồ so sánh tổng số tiền lương của công nhân và tổng lợi nhuận của cổ đông biến đổi theo năm như hình 1. Biểu đồ này cho thấy, tổng lợi nhuận của cổ đông và tổng số tiền lương của công nhân tăng đồng đều với nhau, dường như cổ đông và công nhân là bình đẳng, là “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu'', công nhân nên bằng lòng với tình trạng hiện thời. Vì thế biểu đồ này phù hợp với yêu cầu của các ông chủ.

Lãnh đạo công đoàn căn cứ vào tổ hợp số liệu vẽ ra biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng của tổng số tiền lương của công nhân và tỷ lệ tăng tổng lợi nhuận của cổ đông, như hình 2 (lấy năm 1990 là 100%). Biểu đồ này cho thấy, tỉ lệ tăng lợi nhuận của cổ đông cao hơn nhiều tỉ lệ tăng tiền lương của công nhân, vì thế công đoàn phải bảo vệ quyền lợi cho công nhân, yêu cầu nhà máy trả thêm tiền lương. Biểu đồ này phù hợp với yêu cầu của công nhân.

Một công nhân nào đó căn cứ vào tổ hợp số liệu này vẽ ra biểu đồ so sánh thu nhập cá nhân hàng năm của cổ đông và công nhân. Biểu đồ này cho thấy lợi nhuận cá nhân của cổ đông cao hơn nhiều lợi nhuận cá nhân của công nhân, hơn nữa thu nhập khác xa nhau, vì thế công nhân xuất phát từ lợi ích của cá nhân mình, yêu cầu nhà máy trả thêm tiền lương cho mình. Biểu đồ này cũng phù hợp với yêu cầu của công nhân.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360072993750000/Toan-hoc/Vi-sao-can-cu-vao-cung-mot-nhom-s...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận