Tài liệu: Vệ tinh nhân tạo có bị rớt xuống không?

Tài liệu
Vệ tinh nhân tạo có bị rớt xuống không?

Nội dung

VỆ TINH NHÂN TẠO CÓ BỊ RỚT XUỐNG KHÔNG?

 

Vệ tinh nhân tạo khi vận hành trong quỹ đạo không gian đã dự định trước thường là không thể rơi xuống. Nó duy trì được trạng thái cân bằng do chịu tác động của lực hút trái đất và lực li tâm của vệ tinh. Nhưng quỹ đạo của vệ tinh lại có thể vì vấn đề này hay vấn đề khác phát sinh những biến đổi kỳ lạ, ví dụ sức cản không khí của không gian gần mặt đất, áp lực của tia bức xạ mặt trời và lực hút của các hành tinh khác đều gây cản trở cho sự vận hành thường xuyên của vệ tinh, dẫn đến khả năng vệ tinh bị rơi xuống.

Để đảm bảo tư thế vận hành thường xuyên của vệ tinh, các nhà khoa học đã thiết kế cho vệ tinh phương án tự xoay chuyển ổn định, cũng chính là làm cho nó chuyển động quanh trục của mình nhanh hơn. Bởi vì một vật thể chuyển động về phía trước, đồng thời tự chuyển động với tốc độ nhanh, khi đó phương hướng vận động sẽ không bị chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, tư thế vận động cực kỳ ổn định.

Bộ phận tự chuyển động ổn định của vệ tinh là một miệng phụt nhỏ ở phần đuôi. Lúc vệ tinh được phóng khỏi tên lửa, miệng phụt nhỏ ở đuôi vệ tinh sẽ phụt ra thể khí làm cho vệ tinh bay nhanh hơn. Đối với một số vệ tinh không phù hợp với việc thông qua tự xoay chuyển để duy trì sự ổn định, chúng sẽ có hệ thống tự động sửa chữa những sai lệch, lúc vệ tinh bị lệch khỏi quỹ đạo sẽ có nhiều phản ứng phù hợp, tạo ra lực đẩy làm cho vệ tinh vận hành bình thường.

Khi tàu vũ trụ đã hoàn thành xong sứ mệnh của nó, các nhà khoa học có thể làm cho chúng rơi xuống được, tự động rơi vỡ tan. Nhưng để làm điều này cần phải suy nghĩ đến sự an toàn tuyệt đối với người và vật.

 Ví dụ, trạm không gian ''Hòa bình'' nổi tiếng, gần đây do thiết bị lão hóa, sự cố hỏng hóc không ngừng diễn ra nên từ tháng 8 năm 1999 đến tháng 4 năm 2000 luôn trong tình trạng không người vận hành. Ngành hàng không vũ trụ Nga do không chịu được trách nhiệm nặng nề đã từng định làm vỡ vụn trạm không gian ''Hòa bình''. Làm rơi vỡ con tàu vũ trụ khổng lồ này là cả một công trình phức tạp. Khoang chủ của trạm ''Hòa bình'' và 5 khoang nối với nhau là ''Lượng tử số 1'', ''Lượng tử số 2'', ''Tinh thể'', ''Quang phổ”, ''Tự nhiên'' hợp thành thể quỹ đạo liên hợp có trọng lượng lên đến 124 tấn, khi rơi chúng không thể tiêu hủy hoàn toàn ở tầng khí quyển, nếu như mảnh vỡ của nó rơi vào vùng dân cư đông đúc thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi. Để trạm không gian ''Hòa bình'' có thể rơi một cách an toàn, Nga đã chuẩn bị kỹ mọi kế hoạch, từ việc trung tâm điều hành dưới mặt đất sẽ phát lệnh cho rơi trạm “Hòa bình” để nó rơi một cách an toàn xuống vùng không có người ở Thái Bình Dương.

Sau đó, kế hoạch rơi này đã không thể thực hiện được. Do kinh phí của trạm không gian ''Hòa bình'' có hạn, bởi vậy nhân viên hàng không trải qua trên 70 ngày nỗ lực lại một lần nữa sửa chữa phục hồi và ''thức tỉnh'' ''Hòa bình''. Dự định nó sẽ tiếp tục công việc trong 2, 3 năm nữa, sau đó trạm ''Hòa bình'' sẽ vẫn phải rơi an toàn xuống Thái Bình Dương.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359839203437500/Vu-tru/Ve-tinh-nhan-tao-co-bi-rot-xuong-kho...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận