Tài liệu: Tại sao biển có màu xanh, còn sóng biển lại có màu trắng?

Tài liệu
Tại sao biển có màu xanh, còn sóng biển lại có màu trắng?

Nội dung

TẠI SAO BIỂN CỎ MÀU XANH, CÒN SÓNG BIỂN

 LẠI CÓ MÀU TRẮNG?

 

Text Box:  Ngồi trên bờ biển nhìn biển xanh biếc với hàng ngàn đợt ngàn đợt sóng cuồn cuộn quả là một điều hết sức thú vị. Nhưng tại sao sóng cuộn trong biển màu xanh bích lại có màu trắng?

Bạn thử múc một gáo nước biển lên rồi nhìn xem. Chà! Nước biển không phải màu xanh, cũng chẳng phải màu trắng nước biển giống như nước máy, nó trong suốt không màu. Vậy ai đã quét màu lên biển và sóng?  Đó là do trò đùa nghịch của ánh sáng mặt Trời.

Ánh sáng mặt Trời do ánh sáng của 7 màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím cấu tạo thành. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, những ánh sáng có sóng dài như ánh sáng đỏ, cam có thể xuyên qua mọi vật cản và tiến thẳng về phía trước. Trong quá trình tiến thẳng về trước, chúng không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thu. Còn những ánh sáng có sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng có một phần bị nước biển và tảo biển hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại. Cái mà chúng ta nhìn thấy chanh là phần ánh sáng tản xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ sẽ càng nhiều, cho nên biển luôn luôn có màu xanh bích.

Vậy tại sao sóng biển lại có màu trắng?

Bạn nhìn xem, cốc thuỷ tinh đều trong suốt không màu, các miếng thuỷ tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt, nhưng khi chúng ta quét chúng lại với nhau, chúng sẽ trở thành một đống trắng xoá. Hơn nữa thuỷ tinh vỡ càng vụn, đống được vun lại có màu sắc càng trắng. Nếu thuỷ tinh bị vỡ thành các hạt thuỷ tinh (giống như bột) thì nó sẽ trông như một đống tuyết. Tại sao lại như vậy? Thực ra thuỷ tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại, thuỷ tinh chất thành đống nên khi ánh sáng chiếu qua, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần triết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xoá.

Sóng biển cũng giống như các hạt nhỏ thuỷ tinh vỡ, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.

Tuyết trắng cũng tương tự như thuỷ tinh vỡ, bởi vì chất cấu tạo nên hoa tuyết là băng đá mà băng đá lại có kết cấu rất phức tạp, nó có thể làm cho ánh sáng xảy la các hiện tượng phản xạ, phản xạ toàn phần và khúc xạ, kết quả là hình thành nên màu trắng suốt. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362685255101250/Vat-ly/Tai-sao-bien-co-mau-xanh-con-song-b...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận