LÀM THẾ NÀO THÌ SẮP XẾP THỢ SỬA CHỮA HỢP LÝ NHẤT?
Trong phần trên, nhà máy cần bao nhiêu thợ sửa chữa là hợp lý nhất thì chúng ta nhận thấy phép tính đơn giản có thể giúp nhà máy bố trí hợp lý số thợ sửa chữa, cố gắng giảm bớt thiệt hại và chi phí. Trên thực tế, tính toán thêm nữa thì còn có thể giúp nhà máy sắp xếp, sử dụng hợp lý thợ sửa chữa để nâng cao hiệu suất.
Giả dụ nhà máy có hai xưởng A và B, mỗi xưởng có 100 máy đưa vào sản xuất, tỉ lệ máy hỏng, thiệt hại do công việc chậm trễ và lương của thợ giống như cách tính toán ở phần trên thì chúng ta đều biết rằng mỗi xưởng bố trí 3 thợ thì có thể khiến thiệt hại bình quân mà nhà máy gặp phải và tiền lương chi cho thợ là ít nhất. Khi đó, thiệt hại bình quân của hai xưởng là: 1000 x (1.2% + 2.1%).2 = 80 đồng.
Ngoài ra, một cách sắp xếp thợ sửa chữa khác là để 6 thợ cùng phụ trách công việc sửa chữa của 200 chiếc máy ở 2 xưởng. Trước hết, chúng ta tính số sự cố phát sinh mỗi ngày của 200 chiếc máy và khả năng tương ứng, khả năng không xảy ra sự cố là: 70% x 70% = 49%. Cùng một máy hỏng, sự cố có thể phát sinh ở xưởng A mà không xảy ra ở xưởng B, cũng có thể phát sinh ở xưởng B mà không xảy ra ở xưởng A, do vậy tổng khả năng là:
70% x 15% + 15% x 70% = 21%
Cùng có 2 máy xảy ra sự cố, có thể xảy ra ở xưởng A và có thể cũng xảy ra ở xưởng B, cũng có thể cả hai xưởng đều có một máy hỏng, vì vậy tổng khả năng (xác xuất) là: 8% x 70% + 70% x 8% + 15% x 15% = 13,45%. Tương tự có thể tính ra khả năng của mọi trường hợp, chúng ta đưa kết quả vào bảng dưới đây:
Số sự cố | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Tính khả năng(%) | 19 | 21 | 13,45 | 8 | 4,64 | 2,64 | 0,78 | 0,32 | 0,12 | 0,04 | 0,01 |
Khi cùng xắp xếp 6 thợ thì tổng thiệt hại bình quân là:
1000.(1.0,32% + 2.0,12% + 3.0,04% + 4.0,01%) = 7,2 đồng.
Rõ ràng cách bố trí thợ sửa chữa thứ hai hợp lý hơn, thiệt hại bình quân mà nhà máy phải chịu cũng ít hơn.
Áp dụng phương pháp ở phần trên để tiến hành tính toán còn có thể biết, áp dụng phương pháp loại thứ hai sắp xếp công nhân tu sửa khi bố trí năm công nhân tu sửa thì nhà máy chịu tổn thất và chi trả tiền lương cho công nhân với tổng số nhỏ nhất bình quân là:
A5= 35 x 5 + 1000 x (1 x 0,78% + 2 x 0,32% + . .+ 5x 0,01%)= 194,9 tệ
Khi đó tổng số tổn thất bình quân là:
1000 x (1x 0,78% + 2x 0,32% +. .+ 5 x 0,01%)=19,9 tệ.
Từ tính toán ở trên có thể thấy, áp dụng cách sắp xếp công nhân thứ hai, không những có thể tiết kiệm tiền phải trả cho công nhân mà còn có thể giảm bớt tổn thất do công việc chậm trễ đem lại (từ 80 tệ giảm xuống là 19,9 tệ) mà lại có thể nâng cao được hiệu quả công việc.