Tài liệu: Tại sao kinh tế học hiện đại lại sử dụng phần lớn tri thức toán học?

Tài liệu
Tại sao kinh tế học hiện đại lại sử dụng phần lớn tri thức toán học?

Nội dung

TẠI SAO KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI LẠI SỬ DỤNG

 PHẦN LỚN TRI THỨC TOÁN HỌC?

 

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều vấn đề kinh tế, ví dụ mua hàng mà mình cần lúc nào là hợp lý nhất tính toán lãi suất ngân hàng như thế nào, dự đoán giá cổ phiếu như thế nào, chi tiêu thu nhập cá nhân ra sao cho hợp lý... một số vấn đề này đều liên quan đến toán học.

Ví dụ nói, trên thị trường có loại rượu nho nào đó, khi lượng nhu cầu của nó lớn hơn lượng cung cấp thì giá cả tăng lên, và ngược lại sẽ hạ xuống. Có thể giải thích bằng quan điểm hàm số trong toán học. Trong trường hợp đơn giản nhất, hãy coi lượng nhu cầu và lượng cung cấp là hàm số bậc 1 của giá cả. Nói chung giá rẻ, người mua nhiều, lượng nhu cầu rất lớn; giá rất đắt thì nhà sản xuất có thể thu được hiệu quả khá lớn, lượng cung cấp sẽ lớn. Do vậy lượng nhu cầu có thể coi là hàm số giảm đơn điệu của giá cả, lượng cung cấp lại là hàm số tăng đơn điệu của giá cả (thể hiện qua hình dưới). Khi giá cả của rượu nho là 4đ/kg thì lượng cung cấp là 90 tấn, lượng nhu cầu là 180 tấn, nhu cầu lớn hơn cung, ''vật sẽ đắt do hiếm'' và giá rượu có thể tăng. Để thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu được lợi nhuận, nhà sản xuất nhất định sẽ mở rộng sản xuất, nâng cao lượng cung cấp, người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu, làm lượng cung cầu cân bằng. Khi giá rượu là 8kg, lượng nhu cầu là 9 tấn, lượng cung cấp là 15 tấn, cung lớn hơn cầu, thị trường rượu nho quá thừa, sản phẩm tồn không bán được thì giá sẽ hạ, nhà sản xuất sẽ giảm lượng cung cấp, đồng thời kích thích người tiêu dùng mua hàng làm cho cung cầu hướng tới sự cân bằng. Quá trình điều chỉnh này mãi đến khi nào cung cầu khớp với nhau mới thôi, tức là nơi giao điểm trên đồ thị. Giải thích quy luật cung cầu bằng hàm số có thể miêu tả và phân tích sự biến đổi của giá rượu nho và có thể dự đoán thêm tình hình xu thế thay đổi hiện có của nó.

Đương nhiên, đây chỉ là một trường hợp đơn giản nhất, kiến túc số học vận dụng ở đây cũng rất dễ hiểu, nhưng từ đó chúng ta vẫn có thể thể hiện được ''Toán học làm sự thể hiện các mối quan hệ và sự suy luận kinh tế học thêm dứt khoát, rõ ràng và chặt chẽ''.

Cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại của kinh tế học thì toán học ngày càng từng bước hoà vào kinh tế học, một mặt toán học dùng ngôn ngữ chính xác dễ hiểu để khắc hoạ khái niệm kinh tế, mặt khác nó là một công cụ xây dựng khung lý luận logic chặt chẽ, giải thích, phân tích, dự đoán vấn đề kinh tế. Từ lúc có giải Nobel kinh tế đến nay thì công việc của hơn một nửa số người được giải đều liên quan chặt chẽ đến toán học. Chẳng trách có nhiều người cho rằng, một nhà kinh tế giỏi thì nhất định cũng là một nhà toán học giỏi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360070914218750/Toan-hoc/Tai-sao-kinh-te-hoc-hien-dai-lai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận