Tài liệu: Thế nào là tên lửa trói?

Tài liệu
Thế nào là tên lửa trói?

Nội dung

THẾ NÀO LÀ TÊN LỬA TRÓI?

 

Để thoát khỏi lực hút của trái đất bay vào không trung, chúng ta buộc phải dùng tên lửa. Nhưng tên lửa đơn cấp không thể làm được điều đó. Nhà khoa học Nga Oxtropxki là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm ''toa tàu tên lửa'', tức là mắc nối tiếp hoặc song song 2 tên lửa trở lên, tạo thành một hệ thống các tên lửa đa cấp, nhằm làm tăng tốc độ tên lửa, cuối cùng làm cho tên lửa cấp cuối cùng đạt tới tốc độ vũ trụ loại 1.

Tên lửa đa cấp lợi dụng nguyên lý rơi trọng lượng, sau khi phóng tên lửa thì để cho kết cấu đã hoàn thành nhiệm vụ rời xuống, làm cho mức hạn định năng lượng lớn nhất của động cơ tên lửa được dùng để tăng động năng của tên lửa, từ đó gián tiếp giảm nhẹ trọng lượng kết cấu của tên lửa, thực hiện ''hành trang gọn nhẹ tiến lên phía trước''. Như vậy, dưới điều kiện sử dụng các động cơ tên lửa có các tính năng giống nhau và kết cấu hình mũi tên có kỹ thuật tương đồng, dùng tên lửa đơn cấp thì không có cách nào đạt tới tốc độ vũ trụ loại 1, nhưng nếu sử dụng tên lửa đa cấp thì có thể thực hiện được.

Hiện nay trên thế giới các quốc gia có tên lửa vận tải đã đến con số 10, to nhỏ khác nhau, hình dáng cũng khác biệt, nhưng nhìn từ góc độ hình thức kết cấu cơ bản thì có thể chia làm hai loại: một loại là các tên lửa được mắc nối tiếp theo hình thức đầu - cuối, còn một loại là tên lửa 2 cấp cuối được mắc song song, cấp đầu mắc nối tiếp và gọi là tên lửa trói. Sự lớn nhỏ của các tên lửa vận tải là do trọng tải chở được và quỹ đạo bay quyết định. Nếu quỹ đạo bay tương đồng mà trọng tải chở được càng lớn thì trọng lượng khi tên lửa cất cánh cũng càng lớn; Nếu trọng tải không đổi mà quỹ đạo bay càng cao thì trọng lượng khi tên lửa cất cánh cũng càng lớn. Trong điều kiện thông thường, phóng một vệ tinh với trọng lượng 1 tấn thì trọng lượng tên lửa vận tải là 50 ~ 100 tấn. Như tên lửa vận tải ''Thổ tinh 5'' được dùng để phóng phi thuyền Apolo chỉ nặng 41,5 tấn. ''Thổ tinh 5'' là ''hệ thống tên lửa'' dài nhất thế giới hiện nay, nó được tạo thành do các tên lửa 3 cấp mắc nối tiếp với nhau.

Đại đa số ''hệ thống tên lửa'' đều là các tên lửa đa cấp được mắc nối tiếp với nhau, bởi vì sự tách rời giữa các cấp của tên lửa loại này là rất dễ thực hiện, nó tạo thành kết cấu đầu tiên của tên lửa vận tải. Mà tên lửa trói chính là dùng một số tên lửa trợ đẩy đều đặn tạo thành đôi đặt ở 4 phía xung quanh tên lửa tân cấp; Sau khi hoàn thành công việc thì nó tách khỏi tên lửa tân cấp. Ưu điểm lớn nhất của tên lửa trói là có thể rút ngắn một cách rõ ràng độ dài của cả tên lửa, bởi vì tên lửa trợ đẩy không đơn độc chiếm cả độ dài của tên lửa, từ đó tránh được vô số những khó khăn do khoảng cách dài ngắn quá lớn mà gây ra những phiền phức cho việc chế tạo kết cấu và bay. Do các tên lửa trói không tăng thêm độ dài tên lửa nên chúng ta có thể gọi bộ phận của tên lửa này là tên lửa bán cấp, nếu tên lửa cấp 2 mà thêm vào trói thì gọi là tên lửa bán cấp 2.

Nhưng tên lửa trói về mặt kỹ thuật thì gặp trở ngại rất lớn. Bởi vì sự rách ra giữa tên lửa các cấp trên không trung; Thứ nhất phải có được sự an toàn tuyệt đối, thứ hai nhất định không vì sự tách ra đó mà làm ảnh hưởng đến công việc và tư thế của tên lửa tân cấp. Tên lửa trói được chọn dùng để tách ra theo chiều nghiêng, đối lập với sự tách ra theo chiều dọc của tên lửa mắc nối tiếp, kỹ thuật này có tính phức tạp rất cao. Hai tên lửa vận tải ''Trường chinh 2 E” và ''Trường chinh 3B'' của Trung Quốc chính là dựa trên nguyên tắc cơ bản của tên lửa 2 cấp và 3 cấp, lần lượt tăng thêm ở phần tân cấp của tên lửa trợ đẩy 4 trói. Đối lập với tên lửa chưa có trói, năng lực vận tải của nó đã được tăng lên nhiều hơn gấp 3 lần.

Người lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật trói trên tên lửa là tổng công trình sư vũ trụ của Liên Xô trước đây Korolev. Năm 1957, ông đã dùng một tên lửa xuyên lục địa làm tân cấp, nhờ 4 tên lửa trợ đẩy xung quanh trói mà đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Kỹ thuật trói không chỉ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tên lửa vận tải mà nó còn được dùng trong một số vũ khí, tên lửa mang đầu đạn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359254049687500/Vu-tru/The-nao-la-ten-lua-troi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận