TIẾN HÀNH KIỂM TRA THEO ĐỊNH KỲ THẾ NÀO
ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NHÀ MÁY?
Một phân xưởng nào đó dùng một máy đóng gói đường nho, tiêu chuẩn mỗi gói đường nho nặng 500g. Khi thiết bị bình thường bình quân mỗi gói đường nho nặng 500g, nhưng do nhiều nguyên nhân, thông thường cũng sẽ xuất hiện sai số nhất định, tiêu chuẩn sai số là mỗi gói
5g. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, mỗi ngày trước khi sản xuất phải tiến hành kiểm tra định kỳ đối với máy móc. Vậy thì tiến hành kiểm tra theo định kỳ mỗi ngày thực hiện thế nào nhỉ?
Giả sử một ngày nào đó trước khi sản xuất để kiểm tra máy đóng gói có bình thường hay không, đầu tiên thử đóng gói 10 gói kẹo nho; trọng lượng thực các gói kẹo nho là: (đơn vị: gam)
496, 506, 508, 498, 492, 495, 511, 503, 500, 491 thử hỏi thiết bị máy có bình thường hay không?
Phương pháp kiểm tra là tính bình quân trọng lượng và sai số tiêu chuẩn của 10 gam đường nho này, xem có ở trong phạm vi quy định hay không? Trọng lượng bình quân của 10 gói nho kể trên vừa đúng là 500g, phù hợp với quy định, nhưng sai số của mỗi gói lần lượt là:
-4, 6, 8, -2, -8, -5, 1 1, 3, 0, -9, từ đó sai số tiêu chuẩn là:

Sai số này vượt qua sai số tiêu chuẩn đã được quy định nhưng cũng không thể loại trừ các nguyên tố ngẫu nhiên khi kiểm tra đo lường được, cho nên chúng ta chỉ có thể nói khả năng máy bị hỏng.
Thông thường, nhà máy phải hết sức loại trừ các nhân tố không xác định xảy ra khi kiểm tra, để tránh được tổn thất không đáng có. Vì nếu máy móc không có sự cố mà sau khi kiểm tra cho rằng máy móc bị hỏng mà không tìm ra được nguyên nhân vẫn tiến hành sản xuất như bình thường, đây cũng là một loại tổn thất. Trong khi kiểm tra có khả năng sẽ xuất hiện hai loại sai lầm phân biệt gọi là cự tuyệt thật và lấy giả, có nghĩa là bỏ đi kết quả thật (chính xác) và lấy kết quả không chính xác không chính xác).
Trong quá trình kiểm tra muốn hoàn toàn tránh không phạm vào hai loại sai sót trên là không thể được, việc mà ta có thể làm được là làm cho khả năng sai sót giảm đến mức thấp nhất tiến tới khống chế nó trong khoảng một tỷ lệ phần trăm nhất định. Vì thế đối với sai số tiêu chuẩn phải xây dựng một giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của phép kiểm tra, nếu sai số tiêu chuẩn của 10 gói kẹo nho đóng gói thử vượt qua giới hạn lớn nhất của cuộc kiểm tra thì máy móc đã có sự cố rồi, nhất định phải tiến hành kiểm tra sửa chữa, nếu sai số tiêu chuẩn thấp hơn giới hạn nhỏ nhất của phép kiểm tra, vậy thì máy móc vẫn bình thường, không cần kiểm tra sửa chữa, nếu sai số tiêu chuẩn rơi vào khoảng giữa giới lớn nhất và nhỏ nhất của cuộc kiểm tra thì không thể xác định là máy có bị hỏng không, cần phải tiến hành kiểm tra từng bước một.
Giới hạn lớn nhất và giới hạn nhỏ nhất của cuộc kiểm tra có liên quan tới tỉ lệ phần trăm là 20%, tức là yêu cầu khả năng tìm ra lối khống chế trong phạm vi 20% trở xuống, giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của cuộc kiểm tra lần lượt là 6,06 g và 3,23 g do 6,48> 6,06 nên chúng ta có thể cho rằng máy móc đã bị hỏng rồi, cần phải kiểm tra sửa chữa; nếu tỉ lệ phần trăm là 10%, giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất .của cuộc kiểm. tra lần lượt là 6,5 g và 2,88 g, lúc này là 2,88<6,48<6,5, chúng ta chưa thể lập tức đưa ra kết luận cần phải tiến hành kiểm tra từng bước bởi vì tính toán giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của kiểm tra tương đối phức tạp ở đây không nói rõ ràng nữa.