PHẢI CHĂNG THUỐC MÀU VÀ THUỐC NHUỘM LÀ MỘT?
Thực ra nguyên liệu nhuộm màu và nguyên liệu nhuộm hoàn toàn khác nhau. Thành phần hóa học của chúng không giống nhau, tính chất cũng khác nhau, công dụng cũng không giống nhau.
Nguyên liệu màu thường có quan hệ mật thiết với sơn dầu. Ngoài việc dùng chúng để trang trí cho các vật dụng gia đình, còn sử dụng chúng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Rất nhiều nguyên liệu màu là một số vật vô cơ, ví dụ như bột đá vôi trắng - CaCO3, chì trắng - chì axit có tính kiềm, các hạt bạc có màu hồng - thuỷ ngân lưu huỳnh, bồ hóng có màu đen - cacbon... Đa số các loại vật liệu này đều không hoà tan ở trong nước, nhưng, khả năng che phủ của chúng thì lại rất mạnh, một chiếc xe tô cũ dùng sơn sơn lại một lượt, thì đã biến thành xe mới rồi, toàn bộ dấu vết cũ đã không còn nữa. Nguyên liệu màu còn được dùng trong hội hoạ, hơn nửa nó còn được dùng để tạo ra nguyên liệu mực in, cũng là bột màu của phim, nilon, gốm sứ, và giấy… Thuốc nhuộm ở rất nhiều phương diện thì lại tương phản với thuốc màu, bởi vậy mà người ta sẽ dùng nó để nhuộm rất nhiều các loại vải. Thuốc nhuộm có thể nhuộm được đó là do trong thuốc nhuộm phần lớn là chất hữu cơ, bên cạnh đó thì tính năng của sợi tơ nhân tạo và sợi tơ tự nhiên thì lại khá là giống nhau như alizarin, màu đỏ có tính axit, analin đen. Phần lớn thuốc nhuộm đều có thể hòa tan trong nước, có một vài loại mà không hòa tan được với nước thì sau khi qua xử lý hóa học thì sẽ có thể hòa tan được. Màu sắc của thuốc nhuộm là rất tốt, chỉ cần một chút thuốc nhuộm đủ để nhuộm cả một tấm vải trở nên đẹp hơn.
Thuốc màu và thuốc nhuộm mỗi loại lại có một tính năng riêng, không loại nào có thể thay thế được cho loại nào: dùng thuốc nhuộm thì rất khó để che được các dấu tích trên bề mặt vật thể; còn dùng thuốc màu để nhuộm vải, thì không những lãng phí, mà còn rất khó duy trì trong thời gian dài, và tính đồng đều của màu. Nói tóm lại thuốc nhuộm và thuốc màu thì phải phun ra cho rõ ràng để sử dụng thì mới có thể phát huy tốt tính năng của mỗi loại.