Tài liệu: hay không?

Tài liệu
hay không?

Nội dung

KIM LOẠI HIẾM CÓ PHẢI ĐỀU LÀ ''HIẾM'' HAY KHÔNG?

Text Box:

Trong ''đại gia tộc'' kim loại, thì có 53 loại được gọi là kim loại hiếm.

Có lẽ bạn sẽ cho rằng kim loại hiếm chính là loại kim loại rất hiếm. Đương nhiên, có một số kim loại ''xứng đáng với tên gọi'', quả thật rất hiếm. Nhưng cũng có một số ít kim loại mà trữ lượng của nó lại không ít một chút nào. Ví dụ như kim loại hiếm rubiđi thì trữ lượng của nó trong vỏ trái đất còn nhiều hơn mấy lần so với đồng, thiếc, chì; còn trữ lượng của kim loại hiếm như liti, thori, ytơri còn nhiều hơn so với chì; trữ lượng của dicôni so với đồng thì tương đương nhau.

Mặc dù một vài kim loại hiếm quả thật là không hiếm, nhưng tại sao con người chúng ta lại cho rằng là ''hiếm''?

Thực ra, các kim loại hiếm thường thường phân bố không tập trung, và cũng rất khó để có thể tìm được ''điểm tụ cư'' của chúng, hầm mỏ lớn, hơn nữa thường cũng rất khó có thể chế luyện ra chúng từ trong quặng. Trước kia, con người chưa có khả năng tìm thấy và khai thác những kim loại quý hiếm, thì lại cho rằng chúng là những kim loại hiếm. Song cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sản lượng của kim loại hiếm đã ngày một tăng lên, trong đó không ít những kim loại hiếm đã trở thành ''ngôi sao'' trên võ đài kim loại.

Kim loại hiếm berili trữ lượng còn trong vỏ trái đất quả thật là không ít, tiếc thay, những mỏ quặng mà có chứa hàm lượng berili lại phân tán, bởi vậy khó mà có thể khai thác với một số lượng lớn. Chế luyện berili cũng là một việc không dễ dàng gì, bởi vậy mà giá trị của berili dường như cũng giống như vàng vậy. Trong khoa học kỹ thuật nguyên tử hiện đại, berili có thể dùng trong phản ứng đẩy tạo ra nguyên liệu giảm tốc độ của nitơrôn (hạt trung tử). Berili là kim loại nhẹ, cường độ rất lớn, lại có thể chịu được nhiệt độ cao, bởi vậy khi mà chế tạo tên lửa thì người ta cũng dùng đến nó; berili có khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn, do đó nó cũng là nguyên liệu ưu đẳng cho việc chế tạo tàu vũ trụ và vệ tinh nhân tạo; cường độ của hợp kim đồng berili rất lớn, tính chất đàn hồi lại tốt, do đó nó cũng là nguyên liệu quý trong việc chế tạo linh kiện máy móc tinh xác.

Không phải là độc nhất vô nhị, niôbi cũng là một trong những loại kim loại hiếm. Nhưng trữ lượng của nó trong vỏ trái đất không phải là ít, nó nhiều hơn gấp trăm lần so với vàng, và nhiều hơn gấp vài trăm lần so với bạc. Niôbi có ''tính cách'' rất ngoan cường, ngoài axit phơluôric ra thì các loại axit mạnh khác đều rất khó đụng vào một sợi ''lông tơ'' của nó. Nhiệt độ nóng chảy của niôbi là trên 2400oC; niôbi có thể hấp thụ một lượng lớn thể khí ở nhiệt độ bình thường thì 1000g niôbi có một vài tinh chất rất kỳ dị, bởi vậy nó là nguyên liệu tốt trong việc chế tạo điện tử. Mặt khác, đối với thép không gỉ thêm vào một chút niôbi thì khả năng chống ăn mòn của thép và cường độ chịu nhiệt của thép có sự cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, trong ngành công nghiệp nguyên tử thì niôbi cũng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được.

Từ ''sự tích'' berili và niôbi chúng ta có thể biết, không phải tất cả các kim loại hiếm đều hiếm.

Quặng, nguồn kim loại hiếm ở Trung Quốc là rất phong phú, đã tìm ra được trữ lượng của kim loại hiếm như: Liti, berili, niôbi, đất hiếm, fanta, varađi, dicôni, các kim loại hiếm này đều xếp hàng đầu trên thế giới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366160796371250/Hoa-hoc/Kim-loai-hiem-co-phai-deu-la-hiem-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận