TẠI SAO ĐỘ RỘNG CỦA BA DẢI MÀU TRÊN QUỐC KỲ
NƯỚC PHÁP LẠI KHÁC NHAU?
Bạn đã nhìn thấy quốc kỳ nước Pháp chưa? Nó có ba dải màu là lam, trắng và đỏ. Ba dải màu này nhìn thì thấy có độ rộng bằng nhau nhưng nếu lấy thước đo bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng không hề rộng bằng nhau. Phải chăng người làm ra chiếc cờ đã làm sai?
Người làm cờ không thể làm sai chiếc cờ tượng trưng cho sự tôn nghiêm của nước Pháp được. Bên trong nó có hàm chứa một câu chuyện rất thú vị.
Ban đầu, khi mọi người nghĩ ra quốc kỳ nước Pháp, độ rộng của ba dải màu này là như nhau. Nhưng sau khi cờ làm xong nhìn có vẻ như phần màu lam rộng hơn phần màu đỏ. Thế là chính phủ Pháp đã mời một số chuyên gia về quang học để nghiên cứu vấn cho ba dải màu lam, trắng, đỏ lần lượt là 30:33:37. Cắt ba dải màu theo tỉ lệ này nhìn sẽ thấy có độ rộng như nhau.
Bạn có cảm thấy kỳ lạ không? Thực ra đây là do ánh sáng đang diễn kịch với chúng ta. Nhà khoa học người Anh Newton đã từng làm thí nghiệm tán sắc của ánh sáng. Newton để một tia sáng mặt trời chiếu qua ba lăng kính, kết quả là trên bức màn vải ở một bên khác xuất hiện quang phổ có bảy màu sắc là đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tím. Bởi vì những ánh sáng đơn sắc này sẽ trở nên gấp khúc khi một vật chất tiến vào một vật chất khác. Những ánh sáng có màu sắc khác nhau có mức độ gấp khúc cũng khác nhau, ánh sáng màu lam dễ bị gấp khúc hơn ánh sáng đỏ. Thuỷ tinh thể trong mắt người giống như một thấu kính lồi, nó cũng có thể làm cho ánh sáng bị gấp khúc tập trung ở đáy mắt. Khi ánh sáng lam tích tụ qua thuỷ tinh thể của mắt người, nó sẽ tích tụ gần hơn một chút so với ánh sáng đỏ. Vì vậy, khi những vật thể màu lam có độ lớn như nhau với những vật thể màu đỏ và cùng cách mắt một khoảng xa như nhau, mắt chúng ta sẽ có cảm giác những vật thể màu lam tương đối lớn. Bầu trời trong xanh hiện ra rất là cao, các kiến trúc như nhà thờ thường dùng màu lam để quét lên trần nhà, như vậy trông sẽ cao ráo hơn.