CÓ THỂ DÙNG HẾT KHÍ OXY TRÊN TRẢI ĐẤT HAY KHÔNG?
Mỗi ngày trên trái đất của chúng ta, bất luận là con người hay là động vật đều hút khí oxy và thải khí cacbon đioxít. Đối với một người vị thành niên mà nói thì một ngày phải thải ra khoảng 400 lít khí cacbon đioxít.
Cứ như vậy thì khí oxy không thể nào dùng hết và thế giới cũng thể trở thành một thế giới của cacbon đioxít phải không? Vào năm 1898, nhà vật lý học người Anh Kelvin đã rất lo lắng nói rằng: ''cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và sự tăng nhanh của dân số, thì chỉ sau 5000 năm nửa lượng oxy trên trái đất sẽ cạn kiệt và khi đó con người sẽ ở vào ngay cơ diệt vong''.
Bởi vì Kelvin chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề - sự tiêu hao của oxy, biến thành khí cacbon đioxít, nhưng lại không nhìn thấy được mặt khác của vấn đề - sự sản sinh khí oxy và sự tiêu hao của cacbon đioxít. Một nhà khoa học khác, người Thụy Sĩ Silba từng thực hiện qua một thực nghiệm như sau: Ông ta thu thập lá xanh của một vài loại thực vật, sau đó ngâm trong nước, đặt dưới ánh nắng mặt trời. Những lá này rất nhanh nhả ra những bong bóng nhỏ. Sau đó ông dùng một ống nghiệm để thu lại tất cả những loại khí thể này. Những loại khí thể đó là gì?
Khi đó Silba dùng một thanh đóm đã được châm lửa cho vào trong ống nghiệm, lập tức thanh đóm bị đốt cháy một cách nhanh chóng, đồng thời phát ra thứ ánh sáng rất chói mắt. Đó chính là oxy, bởi vì oxy có thể giúp cho quá trình đốt cháy.
Tiếp theo đó, ông ta lại cho khí cacbon đioxít vào trong nước, thì ông phát hiện ra rằng, khí cacbon đioxít cho vào càng nhiều thì lượng oxy mà diệp lục thải ra càng nhiều. Cuối cùng ông đã đưa ra kết luận như sau: ''Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, thực vật dựa vào dinh dưỡng từ khí cacbon đioxít mà thải ra khí oxy''.
Thực ra, những thảo nguyên, biển rừng và hoa màu rộng lớn trên trái đất thì lại ẩn chứa một điều bí mật như sau: Dưới ánh sáng mặt trời, thì diệp lục của thực vật sẽ hút khí cacbon đioxit trong bầu không khí và phần nước sẽ được vận chuyển từ rễ cây, hóa hợp chất dinh dưỡng sẽ chuyển thành tinh bột và đường glucô. Mỗi năm, lượng cacbon đioxít mà thực vật xanh trên thế giới hút từ trong không khí khoảng vài chục tỉ tấn, và lượng oxy mà nó thải ra cũng tương ứng.
Bởi vậy thế giới của chúng ta mãi mãi không thể nào trở thành thế giới của khí cacbon đioxít. Theo dự đoán sau vài trăm năm nữa, thì hàm lượng khí cacbon đioxít trong tầng khí quyển có chiều hướng gia tăng, nếu như chúng ta không coi trọng, bảo vệ môi trường của mình, tùy ý chặt phá rừng nguyên sinh thì nhất định sẽ làm cho lượng cacbon đioxít trong tầng khí quyển tăng lên, thậm chí còn vượt quá cả giới hạn cho phép. Như vậy thì có thể đem lại tai hoạ rất lớn cho nhân loại. Do đó chúng ta phải thường xuyên gia tăng việc phòng ngừa.