Di chỉ Ubar
Theo truyền thuyết tại địa đầu Rub - al - Khali, vùng sa mạc miền Nam bán đảo Ả Rập, người ta cho xây dựng thành phố Ubar có cách đây hàng ngàn năm. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng đó là Iran, thành phố của hàng ngàn thác mà trong Kinh Koran đã ghi. Và theo truyền thuyết, thượng đế hết sức giận giữ đã ra lệnh cho cát vùi lấp vĩnh viễn thành phố, vì dân chúng Ubar đã phạm nhiều tội lỗi. Dù chỉ là truyền thuyết, nhưng có một thực tế là thành phố Ubar từ lâu đã trở thành phế tích, một nơi hoang vắng không có một bóng người qua lại.
Nick Clapp, nhà đạo diễn phim tài liệu Mỹ, khi đến thăm OMan, ông có nghe kể về huyền thoại Ubar. Ông bị cuốn hút bởi câu chuyện này. Trở lại Mỹ, ông tìm đọc rất nhiều tài liệu liên quan đến địa điểm này của lục địa Á châu đầy huyền bí. Trong một cuốn sách nhan đề “Arabia Felix” của nhà thám hiểm người Anh Bertran Thomas viết năm 1932 kể lại chuyến của ông đến các nước Ả Rập từ 1927 đến 1930 mà Nick đọc được, và trong rất nhiều quyển sách Nick đọc có liên quan đến Ubar, đều có nói đến việc buôn bán hương liệu, bởi hương liệu là thứ hàng hoá rất thông dụng được bán từ trong các chợ La Mã đến Trung Quốc cổ đại. Từ đó, ông cho rằng thứ hương liệu này chỉ có ở vùng núi Dhofar phía Nam Oman.
Qua một bài báo của Ron Blom làm việc tại phòng thí nghiệm của NASA, Mỹ, nói rằng phi thuyền “Con thoi” đã “nhìn thấy” dưới cát, nên đã tìm ra được con sông năm xưa nước chảy xiết ở những vùng sa mạc Trung Đông nay đã bị cát vùi lấp. Và Nick đã nhờ phi thuyền con thoi “Challeger” bay vào tháng 10 - 1984 làm cuộc hành trình đúng như Thomas mô tả trong cuốn sách của mình và đã truyền về trái đất những dữ liệu.
Với những dữ liệu này, sau ba năm chuẩn bị tiền bạc, phương tiện và con người, đoàn khảo cổ của Nick đã đến vùng Cận Đông để tiếp tục cuộc tìm kiếm, đoàn của ông đã khai quật nhiều địa điểm ở Rub - al - Khali nhưng không thu được kết quả.
Tháng 11 năm 1991, đoàn của Sarin đã khám phá được vết tích của những bức tượng đá vôi. Đi theo tuyến này, đoàn khảo cổ đã tìm thấy một cái tháp. Sau đó Sarin tìm thấy mảnh thuỷ tinh, chứng tỏ người Ubar đã có tiếp xúc với nền văn minh La Mã hoặc Ba Tư ... Quả vậy không bao lâu sau đó, đoàn khảo cổ tìm dược những đồ gốm Ba Tư có khoảng 2000 tuổi. Đoàn của Nick tiếp tục khai quật và tìm được 8 ngọn tháp cao khoảng 10 mét và một toà thành lớn, rất có thể đây là cung điện của nhà vua? Ở trung tâm của di chỉ có một sân rộng, một giếng nước, phải chăng đây là nơi họp chợ?
Qua những thứ di vật tìm được, các nhà khảo cổ học lý giải rằng, khi nước ngầm (nước giếng) khô cạn đồng thời bị một cơn động đất nên Ubar đã vĩnh viễn bị chôn vùi dưới đất. Do đó truyền thuyết kể về Ubar là có thể hiểu được.