Tài liệu: Francis Bacon, người đề cao tri thức

Tài liệu
Francis Bacon, người đề cao tri thức

Nội dung

FRANCIS BACON, NGƯỜI ĐỀ CAO TRI THỨC

Tri thức là sức mạnh, câu danh ngôn nổi tiếng thế giới này là của Francis Bacon, nhà triết học nổi tiếng người Anh nêu ra.

Bacon (1561 - 1626) sinh ra trong một gia đình quan lại cao cấp ở London, cha là đại thần chưởng ấn của Nữ hoàng Elizabeth. Năm 12 tuổi, Bacon vào học ở đại học cambridge. Tài hoa và khả năng thuộc lòng rất nhanh của ông đã khiến mọi người rất chú ý tới ông. Nữ hoàng Elizabeth triệu ông vào gặp và  gọi ông là vị ''tiểu đại thần chưởng ấn''. Năm 1576, ông tốt nghiệp đại học Cambridge, trở thành một bí thư ngoại giao, công tác ở sứ quán Anh tại Pháp. Năm 1579, vì cha ốm nặng ông từ chức về nước. Sau đó, ông đảm nhiệm các chức vụ: Nghị viện của hạ nghị viện, đại thần chưởng ấn của quốc vương, đại pháp quan nước Anh, và được phong các tước hiệu: Nam tước, tử tước. Năm 1621, do kẻ thù chính trị tố cáo ông lạm dụng chức quyền, nhận hối lộ, ông bị xử tù, giam ở tháp Lon don, suốt đời không được đảm nhiệm bất kỳ chức vụ gì. Về sau, tuy được quốc vương che trở được ra tù nhưng cuộc đời chính trị của  ông đã kết thúc. Từ đó Bacon đóng cửa không tiếp khách, vùi đầu vào công việc  viết sách. Trước tác triết học của ông có ảnh hưởng đối với đương thời và hậu thế rất lớn lao vượt xa đời sống chính trị của ông. Năm 1626,  khi làm thí  nghiệm đông lạnh chống ủng thối trong tuyết ông bị cảm lạnh ốm liệt giường, ngày 9 tháng 4 năm đó thì tạ thế.

Bacon là một học giả và nhà triết học vĩ đại, viết rất nhiều sách, những tác phẩm chính là Tiến bộ của học thuật, Công cụ mới, Sự tăng trưởng của giá trị khoa học. Trong trước tác của mình Bacon khẳng định thế giới do vật chất tạo nên, và cho rằng quy nạp, phân tích, so sánh, quan sát và thực nghiệm mới là phương pháp nhận thức của khoa học. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học tự nhiên, nêu ra khẩu hiệu “tri thức là sức mạnh''. Engels đánh giá rất cao cống hiến của ông, gọi ông là ''ông tổ chân chính của chủ nghĩa duy vật Anh và toàn bộ khoa học thực nghiệm hiện đại”.

 

 

 

 

 

 

 

                                                          




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/967-02-633371331394897273/Cac-nha-tu-tuong-co-dai-va-can-dai/Francis...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận