Giáo dục và y tế
Giáo dục và chăm sóc sức khoẻ miễn phí là một trong các quyền quan trọng của tất cả công dân thời kỳ Liên bang Xô Viết tồn tại. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước cũng gặp phải khó khăn khi trang trải cho việc đảm bảo hoạt động của các trường học, bệnh viện và các khu chung cư được duy trì đạt chất lượng tốt. Sự thiếu hụt đầu tư này tiếp tục đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Nga ngày nay.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục bắt buộc bắt đầu khi trẻ em lên 7 tuổi, và kéo dài tới năm 15 tuổi, tuy nhiên hầu hết học sinh đều tiếp tục việc học cho đến năm 17 tuổi. Tỷ lệ biết chữ gần đạt 100%, và hầu hết người dân đều được hưởng một nền đào tạo chất lượng cao. Giáo dục công là miễn phí, tuy nhiên số trường tư thục ngày một tăng.
Nước Nga kế thừa hệ thống giáo dục từ khối Liên Xô cũ, trong đó cơ sở vật chất trường học gặp nhiều khó khăn, các thiết bị dạy học nghèo nàn và lương giáo viên thấp. Vào cuối những năm 1980, l/5 học sinh học tập trong điều kiện không có thiết bị sưởi, và 1/3 trong tình trạng không đủ nước sinh hoạt trong ngày học. Nghề giáo luôn được coi trọng trong xã hội Nga, tuy nhiên lại và một trong những nghề được trả lương thấp nhất vào đầu những năm 1990.
Kể từ khi Liên Xô tan rã, giáo viên được tự do tách khỏi các trường thuộc quản lý của nhà nước. Trước năm 1991, giáo viên giảng dạy theo chương trình trong đó đòi hỏi học sinh phải học một cách máy móc. Ngày nay, chương trình học mở rộng hơn rất nhiều, tập trung nhiều hơn vào tính nhân văn, nghệ thuật và khoa học xã hội. Giáo dục tôn giáo không được giảng dạy tại các trường, bất chấp sức ép từ phía nhà thờ.
Lương trả cho giáo viên không được cải thiện nhiều và cơ sở vật chất của các trường học vẫn nằm trong tình trạng hư hỏng đã khiến nhiều giáo viên phải bỏ việc, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt đội ngũ giáo viên ở nước này.
Y tế
Tiêu chuẩn về sức khoẻ và tuổi thọ trung bình đang giảm trên toàn nước Nga. Nguyên nhân chính bao gồm ô nhiễm không khí và nguồn nước, điều kiện nhà ở quá chật chội, chế độ dinh dưỡng giảm sút, nạn nghiện rượu và thuốc lá tăng vọt. Tình trạng thiếu các thiết bị y tế hiện đại và chương trình đào tạo thích hợp cho dội ngũ y bác sỹ, y tá và các trợ lý y tế cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Trẻ em đang phải đối mặt trước nguy cơ sức khoẻ yếu kém. Thống kê chính thức cho thấy, cứ năm trẻ thì chỉ có một trẻ là khoẻ mạnh. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi hơn một nửa phụ nữ Nga không thể nuôi con bằng sữa mẹ do điều kiện ăn uống quá nghèo nàn. Rất ít trẻ em được tiêm phòng miễn dịch dẫn đến hậu quả các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đang trở nên phổ biến.
Tránh thai không phổ biến rộng rãi ở khắp nước Nga và nạn phá thai, thường xảy ra giai đoạn sau, lúc đó quy trình nguy hiểm hơn, lại trở thành hình thức phổ biến nhất của việc tránh thai. Chăm sóc sức khoẻ cho những đối tượng này trong xã hội cũng không được chú ý đúng mức. Điều kiện sống của 6 triệu người khuyết tật đang sinh sống ở Nga rất thấp so với mức tiêu chuẩn của châu Âu. Xe lăn và các chi nhân tạo cực kỳ khan hiếm.
Đại dịch AIDS ở Nga
Nga là một trong số các nước có đại dịch HIV – AIDS phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên chỉ khoảng 4% người mắc bệnh nhận được sự điều trị và thuốc cần thiết để giúp họ ngăn AIDS phát triển nhanh. Điều này có nghĩa là số người tử vong có liên quan đến AIDS tăng nên nhanh chóng.
Trong một cuộc thăm dò dân ý ở Matxcơva, 70% người dân cho biết họ cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc ghê tởm đối với những người nhiễm HIV. Một số người thậm chí còn tin rằng, những người nhiễm HIV cần phải sống cách ly.
Để chiến đấu với định kiến và nỗi sợ hãi này, một chiến dịch khuyến khích cùng chung sống thân thiện với bệnh nhân HIV và AIDS đã được phát động vào tháng 5 năm 2004. Một chiến dịch phát trên TV đã kêu gọi rằng: ''Chúng ta hãy cùng chung sống với các bệnh nhân HIV... Chúng ta đều có thể nói chuyện với họ và cùng làm việc với họ.
Sinh viên Nga giương cờ và biểu ngữ tại
một cuộc mít tinh nhân ngày thế giới phòng
chống AIDS năm 2004 tại Maxcơva.