Tài liệu: Gió Mặt Trời và từ trường giữa các hành tinh

Tài liệu
Gió Mặt Trời và từ trường giữa các hành tinh

Nội dung

GIÓ MẶT TRỜI VÀ TỪ TRƯỜNG GIỮA CÁC HÀNH TINH

 

 

Vào cuối những năm năm mươi của thế kỷ XX nhà vật lý thiên văn học Mỹ Ơgien Pacơ đã có kết luận rằng, do chất khí trong nhật hoa Mặt Trời có nhiệt độ cao và nhiệt độ này vẫn giữ được khi rời xa Mặt Trời, nên chất khí này phải

không ngừng giãn nở rộng và lấp đầy hệ Mặt Trời. Những kết quả thu nhận được nhờ những máy móc - thiết bị vũ trụ của Liên Xô và Mỹ, đã khẳng định tinh đúng đắn của thuyết Pacơ.

Trong khoảng không giữa các hành tinh, đúng là có một luồng vật chất từ Mặt Trời lao vút đi và được gọi là gió Mặt Trời. Đây chính là sự phát triển nối tiếp của nhật hoa Mặt Trời với thành phần chủ yếu là các hạt nhân nguyên tử hyđrô (prôton) và hêli (hạt anpha) và cả các êlectron. Các hạt của gió Mặt Trời bay với vận tốc đạt tới hàng trăm km/giây, rời xa              Mặt Trời tói nhiều chục đơn vị thiên văn, tức là đến một nơi mà môi trường giữa các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời chuyển thành khí loãng trong không gian giữa các vì sao. Cùng với gió này các từ trường Mặt Trời cũng theo vào khoảng không giữa các hành tinh.

 

Từ quyển của Trái Đất bị biến dạng do gió Mặt Trời

Từ trường chung của Mặt Trời, xét theo hình vẽ các đường cảm ứng từ thì hơi giống từ trường Trái Đất. Nhưng các đường sức của từ trường Trái Đất khép kín ở gần xích đạo và không cho những hạt tích điện đi qua hướng vào Trái Đất. Các đường sức của từ trường Mặt Trời, thì ngược lại, lại hở ra ở vùng xích đạo và vươn vào khoảng không giữa các hành tinh, cuộn cong lại tua như các vòng xoắn, điều này chứng tỏ rằng những đường sức này vẫn gắn với Mặt Trời trong sự quay theo trục của nó. Gió Mặt Trời cùng với từ trường "ký sinh" trong nó tạo nên những cái đuôi sao chổi bằng khí đồng thời hướng những cái đuôi này theo hướng rời xa Mặt Trời. Khi gặp Trái Đất trên đường đi gió Mặt Trời làm biến dạng hẳn từ quyển của Trái Đất. Kết quả là hành tinh chúng ta có một cái "đuôi" từ dài cũng xuôi theo hướng rời xa khỏi Mặt Trời. Từ trường của Trái Đất khá nhạy cảm đối với những luồng vật chất Mặt Trời thổi quanh Trái Đất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/470-02-633330752140156593/Anh-huong-cua-Mat-Troi-toi-Trai-Dat/Gio-Ma...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận