SẮC CẦU
Sắc cầu hay sắc quyển (chromospherel, gốc tiếng Hy Lạp nghĩa là “khối cầu mầu”) có tên gọi như thế do sắc mầu đỏ - tím của nó. Khi có nhật thực toàn phần, sắc cầu trông như một cái vòng cuộn sáng rực rỡ viền quanh của Mặt Trăng tối đen vừa che khuất Mặt Trời. Sắc cầu không đồng nhất và gồm chủ yếu là những lưỡi lửa (spicule) thon dài trông như đám cỏ đang cháy. Nhiệt độ của những tia sắc cầu này cao hơn trong quang cầu hai ba lần, còn mật độ lại kém hơn hàng trăm nghìn lần. Tổng độ vươn cao của sắc cầu từ 10 đến 15000 kilomet.
Sự gia tăng nhiệt độ trong sắc cầu được giải thích là do sự lan truyền các sóng và từ trường, tử vùng tối lưu lọt vào sắc Cầu vật chất bị nung nóng lên giống hệt như trong một lò vi sóng khổng lồ. Tốc độ chuyển động nhiệt của các hạt tăng cao, thường xảy ra va chạm giữa các hạt với nhau và các nguyên tử mất đi các êlectron phía ngoài: vật chất trở thành plasma bị ion hoá, nóng bỏng. Những quá trình vật lý này duy trì nhiệt độ cao khác thường tại những lớp ngoài cùng nhất của khí quyển Mặt Trời - những lớp ở cao hơn sắc cầu.
Thông thường, trong thời gian diễn ra sự che tối, (nhờ những thiết bị quang phổ chuyên dùng chứ không phải đợi đến nhật thực) có thể quan sát thấy trên bề mặt Mọt Trời có những hình thù kỳ dị như "đài phun nước", "đám mây", “phễu”, "bụi cây", "cửa vòm" và những hình sáng chói khác được tạo nên từ những vật chất của sắc cầu. Những hình này thường bất động hoặc biến đổi chậm, có những luồng tia cong đều viền quanh; những luồng tia này đổ vào sắc cầu hoặc từ đó vươn trào ra cao tới hàng chục hàng trăm cây số. Đây chính là những hình kỳ vĩ nhất của khí quyển Mặt Trời: những tai lửa (tiếng Anh: prominence; tiếng Pháp: protubérance). Nhìn vào vạch phổ màu đỏ do những nguyên tử hyđrô bức xạ tạo nên tai lửa trên nền đĩa Mặt Trời có vẻ như những sợi cong, dài, mầu tối sẫm.
Các tai lửa có nhiệt độ và mật độ gần giống như sắc cầu nhưng chúng ở bên trên sắc "cầu" và được viền quanh bởi những lớp khí quyển Mặt Trời ở ngoài cùng, cao hơn và rất loãng. Các tai lửa không rơi vào sắc cầu vì vật chất của chúng được duy trì bởi từ trường của những vùng Mặt Trời hoạt động mạnh mẽ. Lần đầu tiên, vào năm 1868, nhà thiên văn học Pháp Pie Giăngxen và đồng nghiệp người Anh của ông Giôdep Lôkio, đã quan sát được quang phổ của một tai lửa không bị che tối. Khe kính quang phổ được đặt chắn ngang mép viền Mặt Trời và nếu gần mép đang có một tai lửa, thì có thể thay quang phổ bức xạ của tai lửa. Nếu hướng khe kính tới những khu vực khác nhau của tai lửa hoặc của sắc cầu, ta có thể nghiên cứu chúng theo từng phần. Quang phổ của tai lửa, cũng như của sắc cầu, gồm những vạch sáng chủ yếu và của hyđrô, hêli và canxi. Vạch bức xạ của những nguyên tố hóa học khác cũng có nhưng yếu hơn nhiều.
Một số tai lửa sau khi tồn tại khá lâu, không thay đổi nhiều lắm, bỗng nhiên nổ tung và vật chất của nó với tốc độ hàng trăm cây số trong một giây bắn vào khoảng không giữa các hành tinh. Dáng vẻ sắc cầu cũng thường thay đổi, chứng tỏ các khí tạo nên nó không ngừng chuyển động.
Đôi khi có một cái gì đố giống như các vụ nổ xảy ra ở những vùng rất nhỏ trong khí quyển Mặt Trời. Đó là những con bùng sáng của sắc cầu và thường kéo dài vài ba chục phút. Trong khi diễn ra cơn bùng sáng tại vạch phổ của hyđrô, hêli, canxi ion hoá và của một số các nguyên tố khác sự phát sáng ở từng khu vực riêng biệt của sắc cầu đột nhiên tăng mạnh, gấp hàng chục lần. Bức xạ tia tử ngoại và tia X gia tăng đặc biệt: đôi khi công suất của nó vượt trội gấp vài lần công suất chung của bức xạ có nhiều cơn bùng sáng.
Những vết tối, đốm sáng, lười lửa và những cơn bùng sáng của sắc cầu - tất cả điều này thể hiện [tính] hoạt động của Mặt Trời. Cùng với sự gia tăng hoạt động, số lượng những hiện tượng kể trên trên Mặt Trời cũng lớn hơn.