Tài liệu: Chàng khổng lồ Mộc Tinh

Tài liệu
Chàng khổng lồ Mộc Tinh

Nội dung

CHÀNG KHỔNG LỒ MỘC TINIH

 

 

Sao Mộc là hành tinh sáng thứ hai sau sao Kim. Nhưng khác với sao Kim chỉ có thể nhìn thấy vào buổi sáng và buổi tối, sao Mộc đôi khi toả sáng cả đêm. Do chuyển động chậm, hành tinh này được người Hy Lạp cổ đặt cho cái tên của vị thần tối cao - thần Dớt (Zeus) mà vị thần tương ứng của người La Mã là Giuypite (Jupiter). Xưa kia người Trung Quốc gọi hành tinh này là Tuế tinh (sao năm).

Sao Mộc đã hai lần đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thiên văn. Lần thứ nhất nó là hành tinh đầu tiên được khám phá ra các vệ tinh. Năm 1610 Galilê bằng kính thiên văn đã nhìn thấy cạnh sao Mộc có 4 ngôi sao nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Vào ngày hôm sau, chúng đã thay đổi vị trí của mình so với sao Mộc và so với nhau. Theo dõi các “sao” đó trong vài đêm, Galilê kết luận rằng ông đã quan sát thấy các vệ tinh của sao Mộc quay quanh nó. Đó chính là một mô hình thu nhỏ của hệ Mặt Trời. Do sự dịch chuyển nhanh và dễ nhận thấy, những vệ tinh Galilê của sao mộc (lô, Ơrôp, Ganymet và Calixtô) tạo thành một chiếc ''đồng hồ trên trời'' thuận tiện và những người đi biển trong một thời gian dài dã sử dụng chúng để xác định vị trí của con tàu giữa biển khơi.

Lần thứ hai, sao Mộc và các vệ tinh của nó đã giúp con người giải đáp một câu đố cổ: ánh sáng lan truyền tức thời hay tốc độ của nó là hữu hạn? Việc theo dõi thường xuyên các hiện tượng thiên thực (bị che khuất) của các vệ tinh sao Mộc và so sánh số liệu này với kết quả tính toán từ trước, như thiên văn Đan Mạch Ôlau Rơme vào năm 1675 phát hiện ra rằng, kết quả quan sát và kết quả tính toán trước không trùng nhau nếu sao Mộc và Trái Đất nằm ở hai phía khác nhau của Mặt Trời . Khi đó hiện tượng thiên thực của các vệ tinh sao Mộc sẽ diễn ra chậm hơn khoảng 1000 giây. Rơme đi đến kết luận đúng đắn rằng 1000 giây này chính là thời gian cần thiết để ánh sáng đi cắt qua quỹ đạo của Trái Đất theo đường kính. Mà đường kính của quỹ đạo Trái Đất là 300 triệu km, nên vận tốc của ánh sáng là gần bằng 300.000 km/giây.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/477-02-633331519838281250/Chang-khong-lo-Moc-Tinh/Chang-khong-lo-Moc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận