Tài liệu: Sự sống trên sao Hỏa

Tài liệu
Sự sống trên sao Hỏa

Nội dung

SỰ SỐNG TRÊN SAO HOẢ

 

 

Quan sát sao Hỏa từ Trái Đất rất khó. Trong những thời điểm xung đối, Mặt Trời chiếu lên sao Hoả từ phía sau lưng người quan sát. Do đó các chi tiết trên bề mặt không có bóng râm và được nhìn thấy là nhờ những màu sắc và độ sáng khác nhau. Trong suốt thời gian còn lại quan sát sao Hoả lại còng không thuận lợi. Nếu phán xét các vật thể mà chỉ căn cứ vào độ sáng tối khác nhau của chúng không thôi thì rất dễ nhầm lẫn.

Năm có xung đối lớn 1877 đã trở thành một cái mốc đáng ghi nhớ trong việc quan sát Hoả tinh. Trong năm đó đã phát hiện ra các vệ tinh Phôbôt và Đâymôt và cũng trong năm đó nhà trên văn học Italia Giôvanni Xkiapareli đã lập bản đồ đầu tiên của bề mặt sao Hoả và đặt nền móng cho một trong những ảo tưởng dai dẳng nhất của khoa học thiên văn. Vì những lý do đã được nói đến Xkiapareli chỉ có thể phân biệt được vùng sáng và vùng tối của bề mặt sao Hoả. Ông đã vẽ lại chúng và đặt tên cho chúng mà nhiều tên gọi trong số đó hiện nay vẫn được sử dụng.

Xkiapareli kiên trì quan sát, cố gắng nhìn cho ra một cái gì đó trên những vết sáng và ông có cảm giác là chúng có vô số vạch kẻ mỏng chạy qua. Nhà bác học ghi chúng vào bản đồ và gọi là các kênh. Trong thời gian có hai xung đối tiếp theo Xkiapareli quan sát thấy những vạch còn mỏng mảnh hơn nhiều. Ông khẳng định là chúng có độ dài từ mấy trăm đến mấy nghìn cây số và qua kênh thiên văn trông chúng giống như những mạng nhện quây chặt lấy bề mặt sao Hoả.

Lúc đầu ngoài Xkiapareli không ai nhìn thấy các kênh. Nhưng sau đó một rồi hai nhỏ quan sát nhìn thấy và thế là sự ham mê các kênh trên sao Hoả đã trở thành ''nạn dịch''.

Đặc biệt vào lúc giao thời của hai thế kỷ XIX và XX nhà thiên văn học mỹ Pecxivan Lâuơn đã nghiên cứu rất nhiều về sao Hoả. Nhằm mục đích này ông đã cho xây dựng một đài quan sát đặc biệt tại Phlacxtap (bang Aridôna Hoa Kỳ). Ông đã đề xướng một thuyết được phổ biến rất rộng: kênh là những công trình tưới tiêu nhân tạo. Người sao Hoả đào chúng nhằm đưa nước tưới cho những vùng bị khô hạn trên hành tinh. Lâuơn hiểu rằng những vạch mảnh được nhìn thấy từ Trái Đất, trên thực tế có chiều rộng hàng mấy trăm cây số. Cái mà Xkiapareli gọi là kênh trên thực tế, như Lâuơn khẳng định, là những dải thực vật chạy dọc theo những dòng nước hẹp mà cũng có thể những dòng nước đó được chảy trong các đường ống.

Tuy không mấy nhà khoa học tin vào nguồn gốc nhân tạo của các con kênh, nhưng vấn đề về sự tồn tại sự sống của thực vật trên sao Hoả được tranh luận một cách nghiêm túc. Xuất hiện cả một ngành khoa học chuyên sâu là thực vật học thiên văn. Nó giải thích sự biến đổi theo mùa trong các kênh và vùng tối là do trên đó có thực vật. Sóng tối chạy dài vào mùa xuân từ chỏm cục đến xích đạo được tạo ra bởi sự hồi sinh của thực vật. Chúng uống no nước do băng tan ra nở rộ rất nhanh rồi sau đó lại ngủ tiếp để chờ đến mùa xuân sang năm. Con người muốn tin vào giả thuyết này quá, nên họ bỏ qua những giả thuyết khác. Họ tự hỏi: ''Nếu đó không phải là cây cối thì là cái gì?'' Và có cảm giác thế thật vì khó có thể có một sự giải thích nào khác cho hành trạng kỳ lạ của các vùng tối và các kênh.

Nhưng rồi vào năm 1965 ''Mariner - 4'' đã truyền về Trái Đất những bức ảnh đầu tiên về sao Hoả được chụp từ một cự ly gần. Nhưng đáng tiếc là những bức ảnh cũng không giúp gì cho việc tìm ra bí mật của những con kênh trên sao Hoả. Trong ảnh hoàn toàn không có chúng! Và tất cả các con tàu thăm dò của cả Liên Xô lẫn Mỹ sau đó cũng không tìm thấy dấu vết nào của thực vật hay các công trình nhân tạo. Các con tàu đổ bộ “viking - 1'' và ''Viking - 2'' đã truyền về Trái Đất những bức ảnh phong cảnh không có sự sống trên sao Hoả mà trên Trái Đất hoạ chăng chỉ có thể bắt gặp trên sa mạc: đá và cát dưới bầu trời hơi hơi đỏ.  Nhưng con người vẫn tiếp tục hy vọng. Nếu không phải tà cây cối thì biết đâu vẫn có vi khuẩn?

Trên cả hai con tàu ''Viking'' người ta dự kiến tiến hành những thí nghiệm sinh học đặc biệt. Chúng dựa trên giả thuyết tự nhiên cho rằng nếu trên sao Hoả có sự sống, thì về bản chất hoá học nó không thể khác nhiều với sự sống trên Trái Đất.

Thực nghiệm đầu tiên nhằm tìm ra dấu vết quang hợp trong đất sao Hoả. Thực nghiệm thử hai nhằm phát hiện sự biến đổi trong thành phần hoá học của đất trong quá trình hoạt động sống của các vi sinh vật. Trong thực nghiệm thứ ba người ta cho đất trộn vào trong ''nước canh'' dinh dưỡng và ghi lại những biến đổi trong đó. Cả ba thí nghiệm đó dường như cho thấy trong ngay cả các vi sinh vật cũng không có trên sao Hoả. Tuy nhiên do có một số phức tạp về mặt hoá học nên cả lần này nữa cũng khó có thể trả lời một cách rõ ràng cho câu hỏi: ''Liệu có sự sống trên sao Hoả không?''

Vậy là câu chuyện về cuộc đi tìm sự sống trên sao Hoả có thể coi là câu chuyện của sự vỡ mộng. Từ xa xưa con người đã mơ tới cuộc gặp những người anh em cùng trí tuệ và Hoả tinh được xem như là tổ quốc hiện thực nhất của họ. Nhưng những quan sát hiện đại đã bác bỏ thẳng thừng mơ tưởng đó. Chắc chắn là trong hệ Mặt Trời chúng ta sống hoàn toàn cô độc. Còn câu hỏi về sự sống trên sao Hoả trong quá khứ trong những điều kiện khí hậu thuận lợi hơn vẫn còn để ngỏ. Chẳng hạn như năm 1996 các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra những dấu vết của sự sống tồn tại trong một thiên thạch rơi xuống Châu Nam Cực. Rất có thể thiên thạch này, mà độ tuổi đã trên 1,5 tỉ năm là một mảnh vỡ từ nham thạch của Hoả tinh văng vào khoảng không vũ trụ do sự va chạm giữa sao Hoả với một tiểu hành tinh khá lớn. Rất có thể sự sống dưới dạng vi sinh vật trước đây cũng đã tồn tại trên hành tinh bí ẩn này.

 

MÓN QUÀ CỦA SAO HOẢ

 

Ngày 7-8-1996, Cục hàng không vũ trụ Quốc gia của Hoa Kỳ (NASA) đã tiến hành cuộc họp báo, nói về một phát hiện tuyệt vời của các nhà bác học Mỹ. Trong một thiên thạch được dự đoán là có nguồn gốc từ sao Hoả, họ đã tìm thấy dấu vết của các vi sinh vật và những dấu hiệu khác về sự tồn tại của sự sống hữu cơ trên hành tinh đỏ trong thời xa xưa. Sự phát hiện có ý nghĩa lớn đến nỗi những người dự cuộc họp báo đã được Tổng thống Bin Clintơn chúc mừng.

Đầu đuôi câu chuyện thiên thạch là như thế này. Tuổi vũ trụ của nó là 1,5 - 3,6 tỷ năm. Chính ở thời điểm đó nó được hình thành ở vỏ sao Hoả. 16 tỷ năm trước sự va quệt của một sao chổi hoặc tiểu hành tinh đã làm bật mảnh này ra khỏi vỏ sao Hoả và nó bắn vào Vũ Trụ. Thắng được sức hút của hành tinh này nó đã chuyển động như một thiên thể độc lập cho tới 13000 năm trước thì nó gặp lại Trái Đất và rơi xương Châu Nam Cực, nơi nó được tìm thấy năm 1984. Nằm trên giá chín năm, thiên thạch ALH 84001 cân nặng 1,9 kg cuối cùng cũng đến được tay các chuyên gia. Lúc đầu người ta tìm thấy trong nó các viên cầu nhỏ cacbonat (cacbonat là hợp chất chứa cacbon), sau đó ''vị khách'' từ hành tinh khác bị chiếu sáng dưới kính hiển vi điện tử.

Trên ảnh thu được rất dễ nhận ra những hình thể giống vi khuẩn. Và bên cạnh chúng tìm thấy dấu vết của các hợp chất hữu cơ - hyđrôcacbon thơm nhiều vòng. Ở bên mép của những viên bi cácbonat nổi lên các phần tử nhỏ xíu của ôxit và sunphat sắt. Từ kinh nghiệm nghiên cứu các hoá thạch của Trái Đất thì thấy rõ rằng các phần tử nhỏ bé này là sản phẩm của hoạt động sống của vi khuẩn.

Text Box:  Nhưng những vi khuẩn này biết đâu lại có nguồn gốc Trái Đất thì sao? Câu trả lời là phủ định, vì càng đi sâu vào bên trong của thiên thạch thì số lượng của chúng càng tăng. Nếu như thiên thạch bị nhiễm vi khuẩn Trái Đất thì xem ra mọi thứ phải diễn ra ngược lại.

Cuối cùng bằng thiết bị phổ ký khối lade người ta đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ trong thiên thạch.

Và chỉ sau khi đã hệ thống hoá tất cả các dữ kiện này, các nhà thiên văn mới dám công bố trên tờ tạp chí có uy tín của Mỹ “Science” (“khoa học”). Chín nhà phê bình đã đọc bài báo và ủng hộ nó. Nó ra mắt độc giả ngày 16-8-1996, một tuần sau cuộc họp báo mà chúng tôi đã kể ở đầu câu chuyện này.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/476-02-633331489234218750/Sao-Hoa-khong-co-dan-Sao-Hoa/Su-song-tren-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận