CÁC VẾT TỐI
Các vết tối (Có khi gọi là vết đen) của Mặt Trời là những thành tạo màu tối hình thành trên đĩa Mặt Trời. Qua kính viễn vọng thấy rõ ràng các vết tối to có cấu trúc khá phức tạp: vùng tối mờ bao quanh vùng tối đen. Vết tối mờ có đường kính lớn hơn hai lần so với đường kính vết tối đen. Nếu quan sát một vết tối tại mép đĩa Mặt Trời, ta sẽ có ấn tượng rằng nó giống như một chiếc đĩa sâu. Ta cảm thấy vậy là do khí tại vết tối trong suốt hơn so với khí ở khí quyển xung quanh, khiến ta nhìn được sâu hơn.
Kích thước của các vêu tối rất khác nhau từ vết nhỏ có đường kính khoảng 1000 - 2000 km tới vết lớn thì vượt trội hơn nhiều so với kích thước hành tinh chúng ta. Có những vết tối có đường kính tới 40.000 km. Vết lớn nhất trong những vết tối quan sát được có đường kính tới 100.000 km.
Người ta xác định rằng những vết tối chính là lối ra của từ trường mạnh dẫn vào khí quyển Mặt Trời. Từ trường làm yếu dòng năng lượng chạy từ trong lòng thiên thể hướng tới quang cầu bởi vậy ở lối cửa thoát ra bề mặt nhiệt độ tụt xuống. Các vết tối lạnh hơn so với vật chất xung quanh tới khoảng 1500 K, vì thế cũng kém sáng chói hơn. Đó là lý do tại sao trên nền chung trông chúng sẫm tối.
Các vết tối trên Mặt Trời thường tạo thành từng đám gồm nhiều vết lớn nhỏ, những đám này có thể chiếm những vùng đáng kể trên đĩa Mặt Trời. Các đám vết tối tuôn thay đổi, chúng sinh ra phát triền (lớn lên) rồi phân rã.
Các đám vết tối tồn tại khá lâu đôi khi tới hai ba vòng quay của Mặt Trời (chu kỳ quay quanh trục của Mặt Trời vào khoảng 27 ngày).