Tài liệu: Các thuyết về nguồn gốc Mặt Trăng

Tài liệu
Các thuyết về nguồn gốc Mặt Trăng

Nội dung

CÁC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC MẶT TRĂNG

 

 

Trong vòng 120 năm trở lại đây đã có      ba giả thuyết về nguồn gốc của vệ tinh chúng ta. Giả thuyết thứ nhất do nhà thiên văn và toán học Anh Gioocgiơ Đacuyn con trai nhà tự nhiên học nổi tiếng Saclơ Đacuyn, đề xuất năm 1879. Theo giả thuyết này từ thời xa xưa Mặt Trăng tách ra khỏi Quả Đất lúc đó đang ở trong trạng thái lỏng (những quan niệm như vậy về quá khứ Quả Đất đã ngự trị ở cuối thế kỷ XIX). Nghiên cứu về sự tiến hoá của quỹ đạo Mặt Trăng quả thực cho thấy hồi xa xưa Mặt Trăng đã có lúc ở gần Trái Đất hơn.

Sự thay đổi cách nhìn đối với quá khứ của Quả Đất cũng như sự phê phán của nhà địa vật lý Nga Vlađimia Nicôlaêvich Lôđôchnicôp đối với giả thuyết của Đacuyn đã buộc các nhà khoa học, bắt đầu từ năm 1939, đi tìm những con đường khác để giải thích sự hình thành Mặt Trăng. Năm 1962 nhà địa vật lý Mỹ Harôn Uri đưa ra giả thuyết là Trái Đất đã chiếm lấy Mặt Trăng khi nó đã hình thành xong. Nhưng ngoài việc ít có khả năng xảy ra sự kiện đó thì sự giống nhau giữa thành phần của Mặt Trăng với vỏ Trái Đất cũng đã phản bác lại giả thuyết của Uri.

Trong những năm 60 nhà nghiên cứu nữ người Nga Epghênia Lêôniđôpna Ruxcôn (Ruskol), phát triển những tư tưởng của người thầy của mình là Viện sĩ Ôttô Yulêvich Smit đã xây dựng lên lý thuyết hình thành đồng thời Trái Đất và Mặt Trăng như một hành tinh kép từ mây của các vật thề tiền hành tinh bao quanh Mặt Trời vào thời xa xưa. Nhiều nhà bác học phương Tây đã ủng hộ thuyết này. Theo ý kiến của nhà địa vật lý Úc, Etuôt Rinhut, người đã nghiên cứu nhiều về nguồn gốc của Mặt Trăng thì trong tất cả những giả thuyết được đề xướng trước khi những con tàu vũ trụ xêri ''Apollo'' được phóng lên quỹ đạo, chỉ có mô hình của Ruxcôn là không có những nhược điểm nghiêm trọng. Công việc hoàn thiện nó vẫn đang được tiếp tục.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/475-02-633331414857031250/Mat-Trang---ve-tinh-Vu-Tru-cua-chung-ta/Ca...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận