CÔNG THỨC ĐRÂYCƠ Khi con người muốn biết trên Ngân Hà có thường bắt gặp những điều kiện thích hợp cho sự sống không thì họ liền gặp phải một số vấn đề về thiên văn: những sao giống như Mặt Trời có thường gặp không, những hành tinh có khí hậu thích hợp có ở gần chúng không và v.v... Tiếp đến là những vấn đề sinh học liên quan đến nguồn gốc sự sống và trí tuệ. Còn nếu như con người quan tâm đến khả năng tiếp xúc với những sinh vật ngoài Trái Đất, thì họ phải tìm thêm câu trả lời: liệu có nhiều loại sinh vật có trí tuệ có khả năng chế tạo ra kỹ thuật liên lạc vũ trụ hoặc kỹ thuật bay giữa các vì sao hay không. Để giải quyết những vấn đề như vậy đòi hỏi những kiến thức trong các lĩnh vực khoa học hoàn toàn khác nhau. Để tập hợp những hiểu biết của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khi đánh giá số lượng các quần thể có trí tuệ sẵn sàng tiếp xúc với nền văn minh của chúng ta, nhà thiên văn Mỹ Phranxit Đrâycơ đã đưa ra công thức sau: n = N. P1. P2. P3. P4. t/T Trong đó n là số lượng các nền văn minh trong Thiên Hà sẵn sàng tiếp xúc qua vô tuyến, P1 là tỉ lệ các sao có hệ hành tinh, P2 là tỉ lệ các hệ hành tinh có sự sống xuất hiện, P3 là tỷ lệ các sinh quyển nơi sự sống đã đạt tới mức trí tuệ, P4 là tỉ lệ các quần thể có trí tuệ đã đạt tới mức độ phát triển kỹ thuật như chúng ta (hoặc cao hơn) và sẵn sàng tiếp xúc, t là thời gian tồn tại trung bình của một nền văn minh kỹ thuật, T là tuổi của Thiên Hà. Tỉ số t/T là tỉ lệ các nền văn minh sẵn sàng tiếp xúc và đang cùng tồn tại với chúng ta trong trường hợp nếu họ xuất hiện vào một thời khắc bất kỳ của đời sống Thiên Hà; bởi lẽ trên các hành tinh khác nhau thì sự tiến hoá có thể diễn ra với tốc độ khác nhau. Thật là thú vị và bổ ích khi thử ước lượng các đại lượng khác nhau trong công thức Đrâycơ. Hiện tại, chỉ mới có được sự rõ ràng cho hai tham số trong số chúng: độ tuổi của Thiên Hà là khoảng 1010 năm và trong Thiên Hà có khoảng 1011 ngôi sao. Cũng có thể đánh bạo mà phỏng đoán mức độ phổ biến của các hệ hành tinh: P1 0,1 .Qua kinh nghiệm của nền văn minh của chúng ta có thể kết luận rằng sau khi tạo ra được kỹ thuật liên lạc vũ trụ (và cùng với nó là sự xuất hiện bom hạt nhân và tên lửa nhân tạo), nền văn minh có khả năng tồn tại ít nhất là một trăm năm.Những tham số còn lại thì khó mà ước lượng. Tác giả bài viết này đưa ra một đánh giá chúng một cách hết sức chủ quan như sau: P2 1 , P3 0,1, P4 1 và t 100. Nếu thay chúng vào công thức Đrâycơ, thì rõ ràng hiện nay chỉ có vài ba nền văn minh trong Thiên Hà sẵn sàng tiếp xúc với chúng ta. Một dự báo không lấy gì làm khả quan nhưng cũng không đến nỗi quá thất vọng. |