Tài liệu: Sự tiến hóa của Trái Đất

Tài liệu
Sự tiến hóa của Trái Đất

Nội dung

SỰ TIẾN HOÁ CỦA TRÁI ĐẤT

 

Vấn đề tiến hoá ban đầu của Trái Đất có liên quan mật thiết với thuyết nguồn gốc Trái Đất. Ngày nay đã biết được rằng hành tinh chúng ta đã hình thành từ cách dây khoảng gần 416 tỉ năm. Trong quá trình hình thành Trái Đất từ những hạt của đám mây tiền hành tinh khối lượng của Trái Đất dần tăng lên. Lực hấp dẫn tăng lên, và vì thế tốc độ của các hạt rơi vào hành tinh cũng tăng lên. Năng lượng động học của các hạt chuyển thành nhiệt, và Trái Đất ngày càng nóng lên tợn. Trong quá trình va đập, trên bề mặt Trái Đất xuất hiện những núi miệng phễu và khi ấy vật chất từ đó văng ra lại không thắng nổi sức hút của Trái Đất và đã rơi trở lại. Các vật thể rơi xuống càng lớn thì chúng càng nung nóng Trái Đất hơn. Năng lượng va đập giải phóng ra không phải ở bề mặt mà ở trong lòng, bằng gấp hai tiết diện ngang của vật thề rơi xuống. Nhưng vì ở giai đoạn này hành tinh tiếp nhận khối lượng chủ yếu là do những vật thể có kích thước vài trăm kilômét, nên năng lượng đã thoát ra ở lớp có độ dày cỡ 1000 km. Năng lượng chưa kịp bức xạ vào khoảng không nên tập trung lại trong lòng Trái Đất. Do vậy nhiệt độ ở trong lớp sau 100 - 1000km có thể đạt tới gần điểm nóng chảy. Sự gia tăng bổ sung nhiệt độ chắc hẳn đã dẫn tới sự phân rã những đồng vị phóng xạ có tuổi thọ ngắn.

Có thể, những vật nóng chảy xuất hiện đầu tiên là hỗn hợp sắt lỏng niken và lưu huỳnh. Vật nóng chảy tích tụ lại, rồi sau đó do tỉ khối cao hơn, đã rò thấm xuống dưới dần dần hình thành nên nhân Trái Đất. Theo cách đó, sự phân dị (sự phân lớp) vật chất trong Trái Đất có thể đã bắt đầu ngay từ giai đoạn Trái Đất đang hình thành. Sự gia công bề mặt do va đập và sự đối lưu vốn đã hình thành, hiển nhiên, đã cản ngăn quá trình này. Nhưng một phần nhất định nào đó của những vật chất nặng hơn dẫu sao vẫn kịp thấm lọt qua lớp xáo trộn. Về phần mình, qúa trình phân dị theo tỉ khối cũng đã phần nào ngăn chặn sự đối lưu và kéo theo sự tích nhiệt bổ sung đồng thời đẩy nhanh quá trình hình thành những vùng khác nhau trong Trái Đất.

Dãy Anđet Giữa.

Ảnh chụp từ vũ trụ

 

Nhân Trái Đất đã hình thành ước chừng trong vài trăm triệu năm. Đồng thời với quá trình hành tinh từ từ nguội đi, hợp kim sắt niken giàu niken, có nhiệt độ nóng chảy cao, bắt đầu kết tinh, thế là ra đời nhân trong (lõi), rắn. Cho đến nay, lõi này chiếm 1,7% khối lượng Trái Đất. Ở nhân ngoài nóng chảy tập trung khoảng 30% khối lượng Trái Đất.

Sự phát triển của những lớp cùi còn tiếp tục lâu hơn nhiều, và về phương diện nào dó, cho đến nay vẫn chưa kết thúc.

Ngay sau khi hình thành, thạch quyển đã có độ dày không lớn và không thật bền vững. Nó tại bị lớp cùi hấp thụ, bị phó hủy vào thời kỳ gọi là thời kỳ bắn phá dữ dội (từ 4.2 - 3.9 tỉ năm trước), khi Trái Đất cũng như Mặt Trăng chịu những va đập của khá nhiều những thiên thạch rất lớn. Ngày nay trên Mặt Trăng có thể thấy bằng chứng về sự bắn phá do thiên thạch: rất nhiều núi miệng phễu và các biển (những vùng cho đầy macma tuôn trào). Trên hành tình chúng ta, những quá trình kiến tạo mạnh cũng như tác động của khí quyển và của thủy quyển đã xoá sạch dấu tích của thời kỳ này. Khoảng 3,8 tỉ năm về trước đã hình thành một vỏ granit nhẹ đầu tiên và do đó tất nhiên “không chìm”. Vào thời đó hành tinh đã có một vỏ thọc không khí và các đại dương. Thời kỳ trước đó, lòng Trái Đất đã ồ ạt cung cấp những thứ cần thiết cho sự hình thành nên những đại dương và lớp vỏ bọc kể trên. Khí quyển khí đó gồm chủ yếu lò khát cacbonic, nitơ và hơi nước. Lượng ôxy trong khí quyển thì ít, nhưng được tạo ra thứ nhất do sự phân ly quang hóa của nước, và thứ hai do hoạt động quang họp của những thực vật đơn giản như rong tảo lục lam.

Cách đây 600 triệu năm, trên Trái Đất đã tồn tại một vài mảng lục địa di động rất giống những mảng lục địa ngày nay. Siêu lục địa mới Panghê xuất hiện muộn hơn nhiều tồn tại cách đây 300 - 200 triệu năm, rồi sau phân rã thành nhiều phần hình thành nên những lục địa ngày nay.

Điều gì chờ đợi Trái Đất trong tương lai? Chưa thể trả lời câu hỏi này một cách thật rõ ràng, tường tận, mà chỉ có thể mang tính trừu tượng, rằng những gì diễn ra còn do ảnh hưởng từ bên ngoài ảnh hưởng Vũ Trụ cũng như phụ thuộc vào hoạt động của cả loài người đang làm biến đổi môi trường xung quanh mà không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt hơn.

Cuối cùng, lòng Trái Đất sẽ nguội đi tới mức sự đối lưu trong lớp cùi, và do vậy cả sự chuyển động của các lục địa (nghĩa là cả sự tạo nút sự phun trào của núi lửa và động đất) sẽ dần dần yếu đi rồi ngừng hẳn. Sự phong hoá cùng thời gian sẽ dần dần bào vỏ Trái Đất đến bằng phẳng, và cả hành tinh sẽ chìm dưới mặt nước. Số phận tương lai của Trái Đất sẽ được xác định bằng nhiệt độ trung bình hàng năm. Nếu nhiệt độ hạ xuống ghê gớm, thì đại dương sẽ đóng băng và Trái Đất sẽ phủ một lớp vỏ băng. Nếu nhiệt độ tăng tên (mà có lẽ độ trưng của Mặt Trời đang gia tăng hẳn sẽ sớm dẫn tới điều này) thì hơi nước sẽ bốc hoả hết để lộ cả bề mặt hành tinh bằng phẳng. Rõ ràng, trong cả hai trường hợp sự sống của loài người trên Trái Đất sẽ không còn nữa, tốt nhất là theo sự hình dung của chúng ta lúc này.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/474-02-633331389212656250/Hanh-tinh-Trai-Dat/Su-tien-hoa-cua-Trai-Da...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận