ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA, NẾU NHƯ ...? Tại sao các nhà khoa học có thái độ hoài nghi đối với bất cứ thông tin nào về đĩa bay và những con người từ Vũ Trụ tới? Có không ít nguyên nhân cho thái độ đó. Nguyên nhân chủ yếu là những ngọn lửa và vật thể bí ẩn trên trôi khi kiểm tra lại thì trong đa số trường hợp (tuy không phải là tất cả) đều liên quan đến hoạt động kỹ thuật của con người hoặc đến các hiện tượng hiếm của khí quyển, còn nếu không thì chẳng qua là kết quả của trí tưởng tượng. Nhưng dù sao thì con người ta vẫn khát khao muốn biết rằng mình không phải là độc nhất trong sa mạc Vũ Trụ, cho dù các nền văn minh khác không muốn quảng cáo sự tồn tại của mình .. . Phải thừa nhận rằng ngay cả kẻ hoài nghi nhất cũng không thể chứng minh được rằng phương án như vậy bị loại bỏ hoàn toàn. Theo các quan niệm hiện đại, sự sống trong Vũ Trụ phải là một hiện tượng cực kỳ hiếm, chứ chưa nói tới sự sống trí tuệ phát triển cao. Để xuất hiện được dù chỉ một dạng sinh vật đơn giản nhất biết tự sinh sôi từ các phân tử phức tạp cũng đòi hỏi các đều kiện đặc biệt rất hiếm gặp và một trò may rủi của nhũng sự ngẫu nhiên. Chỉ được cái là tự nhiên có rất nhiều thời gian. Dù sao, cũng có thể trông đợi rằng các cái nôi của sự sống ở cách nhau những khoảng cách vũ trụ khổng lồ và cơ hội để hai nền văn minh gặp nhau là cực kì nhỏ, nếu như họ không chủ ý tìm nhau. Chúng cách xa nhau không chỉ về không gian, mà cả về thời gian - độ lâu của giai đoạn công nghệ đủ để các nền văn minh bộc lộ mối quan tâm đối với sự tiếp xúc, để thực hiện sự tiếp xúc và tìm được ngôn ngữ chung là quá nhỏ so với tuổi của vũ trụ. Vào thế kỷ XX những người hành tinh khác đã ''ngự toạ'' chắc chắn trên Trái Đất. Trên màn ảnh truyền hình và các trang đầu báo chí thưởng xuất hiện ảnh các đĩa bay và những người Vũ Trụ. Vô khối người đã quả quyết rằng mình giao tiếp thường xuyên với họ, đến thăm họ ...Con người ta rất dễ tin vào những gì mình đang khao khát muốn tin. Danh vọng và tiền bạc được xây trên hình tượng những người Vũ Trụ. Nhưng cho đến tận bây giờ hoàn toàn chưa có một thông tin đáng tin cậy nào về sự tồn tại của những người ngoài Trái Đất được công bố. Một trong những chuyện giật gân nổi tiếng bung ra vào mùa hè năm 1996 là cuốn phim mổ xẻ khảo sát y học thân thể của một sinh vật dạng người. Nghe nói sinh vật này đã chết khi đã bay bị nạn rơi xuống gần thị trấn Rôxvin của nước Mỹ năm 1947. Chất lượng phim quay được không phải là tốt. Phản ứng của Lầu Năm Góc đối với cuốn phim này khá bất ngờ: cơ quan quân sự tuyên bố rằng người ta đã xếp các ma nơ canh bằng chất dẻo vào các thiết bị thăm dò nhằm mục đích nghiên cứu. Phải nói rằng trong tất cả các thông tin về sự ghé thăm của những người ngoài Trái Đất thì cuốn phim này đã gây xôn xao nhất trong thời gian gần đây. Nếu đó là cuốn phim làm giả (đã có ý kiến nghi ngờ như vậy) thì nó sẽ đi vào lịch sử như là một trong những trò bịp lớn nhất. Còn nếu không phải như vậy thì khoa học phải nắm lấy quyền kiểm soát vấn đề này. Cuộc gặp gỡ khát khao bấy lâu nay với dạng trí tuệ khác có thể đem lại gì cho nhân loại? Chúng ta không thể không ngẫm nghĩ đến câu hỏi này, không phụ thuộc vào có một đĩa bay hạ xuống đỗ lù lù giữa trung tâm thành phố. Lúc ấy chúng ta có những cả đời cũng không thể nói là đã sẵn sàng. Có lẽ còn có phần lo lắng cho sự phát triển tiếp theo của nền văn minh chúng ta. Ta hãy hình đung một đứa trẻ lớn lên trong ngôi nhà của một ông thợ gác rừng. Thuở bé nó chỉ biết có bố và mẹ, ngoài ra có thêm một con mèo. Thế rồi bố nó dẫn nó lên thành phố để đi học. Nó lập tức trông thấy hàng trăm, hàng ngàn người, cả trẻ con lẫn người lớn. Mọi người rất khác nhau, người muốn cái này, người muốn cái kia, nhờ đâu làm nó bực mình ... Nó thấy thú vị, nhưng cũng thấy sợ, nhưng con đường quay lại cuộc sống hiu quạnh cũ không còn nữa. Nếu đến một lúc nào đó phát hiện ra rằng chúng ta không độc nhất trong Vũ Trụ, thì có vẻ như ngẫu nhiên đến vậy, đầy ý nghĩa đến vậy, chỉ là một trong các kịch bản có thể có. Khuôn mặt của chúng ta, vốn được các nhà thơ và hoạ sĩ ca tụng, chỉ là một trong nhiều kiểu khuôn mặt, có khi đối với các nền văn minh khác lại là quái dị. Sêcxpia của chúng ta theo tầm cỡ Vũ Trụ chỉ là một nhà thơ tỉnh lẻ, còn Anhxtanh là Sêcxpia của chúng ta theo tầm cỡ Vũ Trụ chỉ là một nhà thơ tỉnh lẻ, còn Anhxtanh là gã trai làng thông minh. Vũ Trụ quan của chúng ta, cho dù đã có bao nhiêu tiểu thuyết viễn tưởng khoa học vẫn dễ quen với sự cô đơn hơn là với một Vũ Trụ tràn ngập các nền văn minh khác. Ngay cả các tôn giáo cung cấp cơ sở tinh thần cho nền văn minh của chúng ta, bao giờ cũng xuất phát từ ý nghĩ rằng loài người chỉ có một. Những người anh em đồng trí tuệ sẽ đem đến cho chúng ta cái gì, nếu như họ đã vượt xa chúng ta về trình độ phát triển? Những thành tựu khoa học kỹ thuật chăng? Cho đến bây giờ tất cả những kiến thức mà chúng ta có đều là của chúng ta, chúng được tìm ra và chứng minh qua quá trình vật lộn, trăn trở. Chúng là chân dung của chúng ta và là nỗi đau sáng tạo của chúng ta. Nếu chúng ta lại được dâng sẵn trên đã tất cả những kiến thức mới thì chúng ta sẽ đánh mất hẳn con đường nhận thức và niềm vui sướng khám phá. Khoa học sẽ chẳng còn quý giá gì nữa: dành cuộc đời mình đi theo hiệu lệnh. Nhân loại lúc đó có còn giữ được cốt lõi của mình nữa không? Còn có một câu hỏi sờ sợ nữa: liệu họ có tốt không? Nhân loại có thể bảo vệ được mình chống lại sự bành trướng có dụng ý xấu hay không? Và nền văn minh đã vượt qua bao nhiêu chặng đường, giờ lại mắc ''căn bệnh phát triển'': chiến tranh, sự tàn bạo, sự nham hiểm)? Ngày hôm nay chỉ có các nhà văn viễn tưởng và các phương tiện thông tin đại chúng thảo luận vấn đề này (các phương tiện thông tin đại chúng thì không phải bao giờ cũng với ý định trung thực). Khoa học chính quy và nghiêm túc không coi đây là việc của mình. Nhưng những câu hỏi như vậy không thể gạt phắt đi bằng câu nói: ''Đây không phải là lĩnh vực khoa học. Bởi vì xét cho cùng vấn đề không phải ở chỗ những con người Vũ Trụ kia là ai, mà ở chỗ chúng ta là ai. |