CẤU TẠO BỀ MẶT
Các bức ảnh chụp chi tiết bán cầu bắc sao Kim bằng phương pháp định vị vô tuyến từ hai trạm tự động ''Venera - l 5'', ''Venera - 16'' được đưa lên quỹ đạo vệ tinh của sao Kim vào năm 1984 cho ta thấy trên sườn nhiều ngọn núi còn để lại dấu vết rõ rệt của các dòng dung nham. Những vết dung nham này lại càng rõ hơn trong các bức ảnh vô tuyến được truyền về Trái Đất từ thiết bị chụp ảnh tự động “Magellan” của Mỹ đã hoạt động 4 năm (1990 - 1994) trên quỹ đạo vệ tinh của sao Kim.
Có thể nhận biết núi lửa ở một phương diện khác: đi kèm với những lần núi lửa phun là những cú phóng điện cực mạnh, những cơn giông ghê gớm trong khí quyển của sao Kim. Những cú phóng điện này nhiều lần được ghi lại bằng các thiết bị đặt trên các trạm ''Venera''. Một điều chắc chắn là trên sao Kim cũng có động đất (đúng ra phải gọi là Kim tinh chấn). So sánh những bức ảnh do thiết bị “Magellan” chụp ở những thời điểm cách nhau một năm ta thấy có sự biến dạng rõ rệt trên bề mặt hành tinh.
Những vết nứt trên bề mặt sao Kim
Những dòng dung nham trên bề mặt sao Kim
Núi Xiphơ (Sif Mons) trên sao Kim
Nhờ có sự hỗ trợ của các trạm ''Venera'' (đặc biệt là ''Venera - 15'' và ''Venera - 16'') người ta lập được nhiều bản đồ địa hình bán cầu bắc của hành tinh. Để làm việc này các chuyên gia Nga áp dụng một phương pháp độc đáo bằng cách sử dụng hai máy định vị vô tuyến và xử lý ảnh sau đó trên máy vi tính. Các nhà địa chất Nga đã tiến hành phân tích chi tiết địa hình sao Kim. Về sau, thiết bị vũ trụ ''Magellan'' của Mỹ cũng tiến hành chụp ảnh địa hình toàn bộ sao Kim theo cách tương tự.
Những chiếc bánh rán này là biểu hiện độc đáo của
hoạt động núi lửa, khí dung nham rất quánh súi lên
qua các khe nứt trên vỏ hành tinh
Giờ đây chúng ta được biết địa hình sao Kim gồm những đồng bằng rộng lớn bị chia cắt bởi các dãy núi và những vùng đất cao dạng cao nguyên. Các khu vực có núi trông tựa như những lục địa trên Trái Đất. Hai ''châu lục'' của sao Kim – Đất lstarơ (tên La tinh: Terra lshtar) và Đất Aphrôđitơ (Terra phrodite) về diện tích ngang với phần lãnh thổ lục địa của nước Mỹ. Đất lstarơ nổi bật lên bởi dãy núi Macxoen (Maxwell Montes) vươn cao 1l km so với mức trung bình,tức cao hơn cả đỉnh Êvơret của Trái Đất. Trải dài 2200 km theo rìa đông của Đất Aphrôđitơ là hai thung lũng có dạng riptơ (vết đứt gãy) nằm thấp hơn mức trung bình của bề mặt sao Kim. Vùng núi Bê ta có hai ngọn núi lửa sừng sững hình lá chắn trông không khác những núi lửa trên quần đảo Ha oai. Hai ngọn núi này cũng như những người bạn đúc khuôn của chúng trên Trái Đất cao tới 4000 m, nhưng diện tích thì lớn gộp nhiều lần.
Thung lũng Lacsơm trên sao Kim
Vùng đất thấp trông giống như các đại dương của Trái Đất, chiếm chỉ l /6 bề mặt hành tinh, trong khi đó tỷ lệ này ở Trái Đất là 2/3. Trên sao Kim cũng có những núi miệng phễu do va đập như trên Mặt Trăng. Ngay cả tầng khí quyển dày dặc cũng không ngăn nổi các tảng thiên thạch lớn những tiểu hành tinh và nhân sao chổi đâm xuống. Còn phần lớn bề mặt của sao Kim là đồng bằng có nhiều đồi thấp với kiến tạo hình phễu (nhiều khả năng có nguồn gốc núi lửa) nhưng kích thước thì nhỏ hơn so với vùng Bê ta.
Các hiện tượng núi lửa là bằng chứng về sự hoạt động của những tầng đất đá sâu trong lòng sao Kim. Tuy nhiên những biểu hiện bên ngoài của hoạt động này không mang tính toàn cầu như trên hành tinh của chúng ta. Cấu tạo vỏ Trái Đất phân thành một số mảng, tại chỗ tiếp giáp giữa các mảng các dòng dung nham lỏng đối lưu từ lớp cùi (manti) bên trong thường xuyên đổi mới vỏ hành tinh. Còn trên sao Kim những dòng đối lưu này bị giam chặt bởi lớp vỏ bazan dày và phần lớn dung nham không thể trào lên khỏi bề mặt.
Nhân của sao Kim là nhân sắt lỏng. Tuy nhiên trong nhân không có sự chuyển động của vật chất có nghĩa là không có sự chuyển dịch của các hạt tích điện tức không có dòng điện. Điều này có thể hiểu là hành tinh không có từ trường riêng.
Như vậy, nhờ ứng dụng kỹ thuật vũ trụ và định vị vô tuyến trước nhân loại dường như đã hé mở những bí mật của sao Kim mà trước đây ẩn kín dưới những đám mây và lớp khí quyển dày đặc.